Giải Hóa 10 Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học CTST
Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- A. Nội dung câu hỏi thảo luận và củng cố
- I. Lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Câu 1 trang 36 SGK Hóa 10 CTST
- Câu 2 trang 36 SGK Hóa 10 CTST
- Câu 3 trang 36 SGK Hóa 10 CTST
- Câu 4 trang 36 SGK Hóa 10 CTST
- II. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Câu 5 trang 38 SGK Hóa 10 CTST
- Luyện tập trang 38 Hóa 10 CTST
- Câu 6 trang 38 SGK Hóa 10 CTST
- Câu 7 trang 38 SGK Hóa 10 CTST
- Câu 8 trang 38 SGK Hóa 10 CTST
- Câu 9 trang 39 SGK Hóa 10 CTST
- Câu 10 trang 39 SGK Hóa 10 CTST
- Câu 11 trang 39 SGK Hóa 10 CTST
- Luyện tập trang 40 SGK Hóa 10 CTST
- Câu 12 trang 39 SGK Hóa 10 CTST
- B. Giải bài tập sách giáo khoa Chân trời sáng tạo Hóa 10 Bài 5
Giải Hóa 10 Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học CTST được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi thảo luận củng cố, cũng như bài tập cuối sách giáo khoa Chân trời sáng tạo Hóa 10 bài 5. Hy vọng thông qua nội dung tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập, soạn bài, học tập tốt hơn Hóa 10. Mời các bạn tham khảo chi tiết.
>> Bài trước đó: Giải Hóa 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
A. Nội dung câu hỏi thảo luận và củng cố
I. Lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Câu 1 trang 36 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 5.1, hãy mô tả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev. Nhận xét về cách sắp xếp các nguyên tố hóa học theo chiều từ trên xuống dưới trong cùng một cột.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Cách sắp xếp các nguyên tố hóa học theo chiều từ trên xuống dưới trong cùng một cột:
Trong cùng 1 cột, theo chiều từ trên xuống dưới, các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
Câu 2 trang 36 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát hai nguyên tố Te và I trong Hình 5.1, em nhận thấy điều gì khác thường?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Nguyên tố Te có nguyên tử khối là 128 nhưng lại đứng trước nguyên tố I có nguyên tử khối là 127
Câu 3 trang 36 SGK Hóa 10 CTST
Hãy cho biết các dấu chấm hỏi trong bảng tuần hoàn ở Hình 5.1 có hàm ý gì?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Các dấu chấm hỏi trong bảng do vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn không thuận lợi cho việc tiên đoán nên ông chỉ mới ước lượng được khối lượng nguyên tử của chúng.
Câu 4 trang 36 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 5.2, hãy cho biết 3 nguyên tố Sc, Ga và Ge nằm ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn của Mendeleev (Hình 5.1).
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Sc ở vị trí có nguyên tử khối = 45
Ga ở vị trí có nguyên tử khối = 68
Ge ở vị trí có nguyên tử khối = 70
Sc nằm giữa Ca và Er
Ga và Ge nằm giữa Zn và As
II. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Câu 5 trang 38 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 5.3, em hãy nêu các thông tin có trong ô nguyên tố aluminium
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Quan sát Hình 5.3, các thông tin có trong ô nguyên tố aluminium:
- Số hiệu nguyên tử là 13
=> Số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân = 13
- Kí hiệu nguyên tố hóa học: Al
- Tên nguyên tố: Aluminium
- Nguyên tử khối trung bình = 27
- Độ âm điện = 1,61
- Cấu hình electron [Ne]3s23p1
=> Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA
- Số oxi hóa của Al trong hợp chất là 3
Luyện tập trang 38 Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 5.3, cho biết số electron lớp ngoài cùng, số proton của nguyên tử aluminium
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Nguyên tử aluminium có 3 electron lớp ngoài cùng, số proton bằng số electron và bằng 13
Câu 6 trang 38 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 5.4, hãy nhận xét về số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Các nguyên tố thuộc chu kì 2 đều có 2 lớp electron
Các nguyên tố thuộc chu kì 3 đều có 3 lớp electron
Câu 7 trang 38 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 5.2, nhận xét đặc điểm cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Các nguyên tố trong cùng 1 nhóm A sẽ có cùng số electron ở lớp ngoài cùng
Ví dụ:
Nhóm IA, các nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng
Nhóm IIIA, các nguyên tố có 3 electron ở lớp ngoài cùng
Nhóm VIA, các nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng
Câu 8 trang 38 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn, cho biết nhóm này có đặc điểm gì khác biệt so với các nhóm còn lại
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Trong bảng tuần hoàn, mỗi nhóm chỉ có 1 cột riêng nhóm VIIIB có đến 3 cột.
Câu 9 trang 39 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 5.5, nhận xét mối quan hệ giữa số electron hóa trị của nguyên tử với số thứ tự nhóm của nguyên tố nhóm A.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Số electron hóa trị của nguyên tử = số thứ tự nhóm của nguyên tố nhóm A
Ví dụ:
+ Nhóm IA, các nguyên tố đều có 1 electron hóa trị
+ Nhóm IIA, các nguyên tố đều có 2 electron hóa trị
Câu 10 trang 39 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 5.2, dựa vào cấu hình electron nguyên tử, hãy nhận xét mối quan hệ giữa số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự nhóm của nguyên tố nhóm B. Nêu rõ các trường hợp đặc biệt.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Electron hóa trị thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa
Câu 11 trang 39 SGK Hóa 10 CTST
Dựa vào cấu hình electron, cho biết nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 6, 8, 18, 20 thuộc khối nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn. Chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
- Nguyên tố có Z = 6
Cấu hình electron: 1s22s22p2
=> Thuộc khối nguyên tố p, có 4 electron ở lớp ngoài cùng => Phi kim
- Nguyên tố có Z = 8:
Cấu hình electron: 1s22s22p4
=> Thuộc khối nguyên tố p, có 6 electron ở lớp ngoài cùng => Phi kim
- Nguyên tố có Z = 18
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6
=> Thuộc khối nguyên tố p, có 8 electron ở lớp ngoài cùng => Khí hiếm
Nguyên tố có Z = 20
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2
=> Thuộc khối nguyên tố s, có 2 electron ở lớp ngoài cùng => Kim loại.
Luyện tập trang 40 SGK Hóa 10 CTST
Nitrogen là thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của thực vật. Biết nitrogen có số hiệu nguyên tử là 7.
a) Viết cấu hình electron của nitrogen
b) Nitrogen là nguyên tố s, p, d hay f?
c) Nitrogen là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
a) Cấu hình electron của nitrogen: 1s22s22p3
b) Dựa vào cấu hình electron ⇒ nitrogen là nguyên tố p
c) Nitrogen có 5 electron lớp ngoài cùng ⇒ Nitrogen là phi kim.
Câu 12 trang 39 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 5.2, nhận xét chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử các nguyên tố trong chu kì và nhóm
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử các nguyên tố trong chu kì và nhóm
B. Giải bài tập sách giáo khoa Chân trời sáng tạo Hóa 10 Bài 5
Bài 1 trang 42 SGK Hóa 10 CTST
Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn. Cho biết chúng thuộc khối nguyên tố nào (s, p, d, f) và chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm:
a) Neon tạo ra ánh sáng màu đỏ khi sử dụng trong các ống phóng điện chân không, được sử dụng rộng rãi trong các biển quảng cáo. Cho biết Ne có số hiệu nguyên tử là 10.
b) Magnesium được sử dụng để làm cho hợp kim bền nhẹ, đặc biệt được ứng dụng cho ngành công nghiệp hàng không. Cho biết Mg có số hiệu nguyên tử là 12.
Hướng dẫn giải bài tập
a) Ne (Z = 10)
Cấu hình electron: 1s22s22p6
+ Ne thuộc khối nguyên tố p
+ Ne có 8 electron lớp ngoài cùng ⇒ là khí hiếm
b) Mg (Z = 12):
Cấu hình electron: 1s22s22p63s2
+ Mg thuộc khối nguyên tố s
+ Mg có 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ là kim loại.
Bài 2 trang 42 SGK Hóa 10 CTST
Dãy nào gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau? Vì sao?
a) Oxygen (Z = 8), nitrogen (Z = 7), carbon (Z = 6)
b) Lithium (Z = 3), sodium (Z = 11), potassium (Z = 19)
c) Helium (Z = 2), neon (Z = 10), argon (Z = 18)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
a)
Oxygen (Z = 8): 1s22s22p4 => Có 6 electron lớp ngoài cùng, thuộc nhóm VIA
Nitrogen (Z = 7): 1s22s22p3 => Có 5 electron lớp ngoài cùng, thuộc nhóm VA
Carbon (Z = 6): 1s22s22p2 => Có 5 electron lớp ngoài cùng, thuộc nhóm IVA
=> 3 nguyên tố không thuộc cùng 1 nhóm => Không có tính chất hóa học tương tự nhau
b)
- Lithium (Z = 3):
Cấu hình electron: 1s22s1
=> Có 1 electron lớp ngoài cùng, thuộc nhóm IA
- Sodium (Z = 11)
Cấu hình electron: 1s22s22p63s1
=> Có 1 electron lớp ngoài cùng, thuộc nhóm IA
- Potassium (Z = 19)
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1
=> Có 1 electron lớp ngoài cùng, thuộc nhóm IA
=> 3 nguyên tố cùng thuộc nhóm IA => 3 nguyên tố có tính chất tương tự nhau
c)
- Helium (Z = 2)
Cấu hình electron: 1s2 là nguyên tố đặc biệt, có 2 electron ở lớp ngoài cùng nhưng nằm ở nhóm VIIIA
- Neon (Z = 10)
Cấu hình electron: 1s22s22p6
=> Có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thuộc nhóm VIIIA
Bài 3 trang 42 SGK Hóa 10 CTST
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
a) Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IIA
b) Nguyên tố khí hiếm thuộc chu kì 3
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
a)
Nguyên tố chu kì 4 => Có 4 lớp electron
Nguyên tố nhóm IIA => Có 2 electron ở lớp ngoài cùng
=>Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2
b)
Nguyên tố chu kì 3 => Có 3 lớp electron
Nguyên tố khí hiếm => Nhóm VIIIA => Có 8 electron ở lớp ngoài cùng
=> Cấu hình electron 1s22s22p63s23p6
>> Bài tiếp theo: Giải Hóa 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm
------------------------------------------
Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Giải Hóa 10 Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh Diều, Lý 10 Cánh Diều và Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.
Hãy tham gia ngay chuyên mục Hỏi đáp các lớp của VnDoc. Đây là nơi kết nối học tập giữa các bạn học sinh với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. Các bạn học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây:
- Truy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập
Hỏi đáp, thảo luận và giao lưu về Toán, Văn, Hóa, Lý, Sinh, Tiếng Anh,... từ Tiểu Học đến Trung học phổ thông nhanh nhất, chính xác nhất.