Hoàn thành PTHH sau: FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Hoàn thành PTHH sau: FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Hoàn thành PTHH
Câu hỏi: Hoàn thành PTHH sau: FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Trả lời:
2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O
1. Axit Sulfuric là gì?
- Axit Sulfuric có tên gọi bắt nguồn từ tiếng Pháp là acide sulfurique.
- Axit sunfuric – H2SO4, là một chất lỏng sánh như dầu, không màu, không mùi, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84 g/cm3). Nó là một axit vô cơ mạnh và khả năng hòa tan hoàn toàn trong nước theo bất kỳ tỷ lệ nào.
- Đặc biệt, hoàn toàn không tìm thấy H2SO4 tinh khiết trên Trái Đất, do áp lực rất lớn giữa axit sulfuric và nước. Ngoài ra, axit sulfuric là thành phần của mưa axit, được tạo thành từ điôxít lưu huỳnh trong nước bị ôxi hóa, hay là axit sulfuric bị ôxi hóa.
Công thức phân tử: H2SO4
2. Tính chất vật lý của H2SO4
Axit sunfuric có một số tính chất vật lý đặc trưng sau:
+ Axit sunfuric tinh khiết là một chất lỏng không màu, không mùi
+ Mật độ 1,84 g / cm³ và nhiệt độ sôi là 336 °C.
+ Độ nóng chảy 10.371°C.
+ Trọng lượng phân tử: 98.078
+ Độ nhớt động học: 0,021 Pas (25°C)
+ Nó có thể được trộn với nước ở bất kỳ tỷ lệ nào, đồng thời giải phóng rất nhiều nhiệt để làm cho nước sôi.
+ Axit sunfuric có điểm sôi và độ nhớt cao hơn do liên kết hydro mạnh hơn trong các phân tử của nó.
3. Tính chất hóa học của axit sunfuric H2SO4
a, Axit sunfuric loãng
Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:
+ Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
+ Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
+ Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
+ Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
+ H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2
b, Axit sunfuric đặc
*Cách pha loãng H2SO4
Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:
+ Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
+ Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2
C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)
2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
+ Tác dụng với các chất khử khác.
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
+ H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.
C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O
4. Những điều cần chú ý khi bảo quản và sử dụng H2SO4
– Những điều cần chú ý khi bảo quản:
+ Lưu trữ H2SO4 bằng bồn nhựa, phi nhựa, không được chứa trong các bồn được làm bằng chất lượng nhôm, thiếc, inox và kẽm vì những chất liệu đó sẽ bị H2SO4 ăn mòn rất mạnh.
+ Tránh để gần các kim loại, kim loại nhẹ, các chất có tính axit để tránh gây cháy nổ như Acid nitric, HIC,… gây nguy hiểm.
– Những điều cần chú ý khi sử dụng H2SO4:
+ Khi đun nóng sẽ xuất hiện khí SO2 và SO3, đây là những khí rất độc hại.
+ H2SO4 rất nguy hiểm, bắn vào da có thể gây bỏng nặng, bắn vào mắt có thể bị mù, các vật liệu bằng giấy, vải sẽ bị cháy.
+ Khi pha loãng H2SO4 tuyệt đối không cho nước vào mà phải luôn luôn cho từ từ H2SO4 vào nước.
+ Khi làm lạnh sẽ chuyển thành dạng rắn những tinh thể H2SO4 nóng chảy ở 10.94 độ. tuy nhiên, H2SO4 lỏng dễ có thể chậm đông không hóa rắn ở dưới 0 độ.
+ Nhiệt độ 30 – 40 độ, bắt đầu bốc khói và khi đun tiếp sẽ tạo ra hơi SO3. Bắt đầu sôi ở 290 độ và nhiệt đột sẽ tăng nhanh cho tới khi ngừng giải phóng SO3, còn chứa 98.3% H2SO4 và sôi ở 338 độ.
+ H2SO4 đặc hấp thụ cực kỳ mãnh liệt hơi ấm do đó là một chất làm khô tốt, áp suất hơi nước trên H2SO4 là 0.003 mmHg.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Hoàn thành PTHH sau: FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.