Bảng tuần hoàn gồm bao nhiêu nhóm A? Nhóm A gồm các khối nguyên tố nào?

Bảng tuần hoàn gồm bao nhiêu nhóm A? Nhóm A gồm các khối nguyên tố nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bảng tuần hoàn gồm bao nhiêu nhóm A?

Câu hỏi: Bảng tuần hoàn gồm bao nhiêu nhóm A? Nhóm A gồm các khối nguyên tố nào?

Trả lời:

- Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A từ IA đến VIIIA.

- Các nguyên tố nhóm A gồm nguyên tố s và nguyên tố p:

+ Nguyên tố s: Nhóm IA và nhóm IIA và He.

+ Nguyên tố p: từ nhóm IIIA đến VIIIA (trừ He).

I Nhóm nguyên tố

1. Định nghĩa

- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được sắp xếp thành một cột.

2. Phân loại

- Bảng tuần hoàn chia thành 8 nhóm A (đánh số từ IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (đánh số từ IB đến VIIIB). Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.

- Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB).

* Nhóm A:

- Nhóm A gồm 8 nhóm từ IA đến VIIIA.

- Các nguyên tố nhóm A gồm nguyên tố s và nguyên tố p:

+ Nguyên tố s: Nhóm IA (nhóm kim loại kiềm, trừ H) và nhóm IIA (kim loại kiềm thổ).

+ Nguyên tố p: Nhóm IIIA đến VIIIA (trừ He).

- STT nhóm = Số e lớp ngoài cùng = Số e hóa trị

+ Cấu hình electron hóa trị tổng quát của nhóm A:

⟶ nsanpb

⟶ ĐK:1≤a≤2;0≤b≤6

+ Số thứ tự của nhóm A=a+b

⟶ Nếu a+b≤3 ⇒ Kim loại

⟶ Nếu 5≤a+b≤7 ⇒ Phi kim

⟶ Nếu a+b=8 ⇒ Khí hiếm

+ Ví dụ:

⟶ Na(Z=11):1s22s22p63s1⇒IA

⟶ O(Z=8):1s22s22p4⇒VIA

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3. Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa là

  1. 3.
  2. 10
  3. 8.
  4. 20

Đáp án đúng là C, lớp electron ngoài cùng có tối đa 8 electron.

Bài 2: Tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) trong ion M+ là 57. Trong bảng tuần hoàn M nằm ở

  1. chu kì 4, nhóm IA.
  2. chu kì 3, nhóm IA.
  3. chu kì 4, nhóm IIA.
  4. chu kì 3, nhóm IIA

Lời giải:

Ta có: P + E + N -1 = 57 ↔ 2P + N = 58 ↔ N = 58 – 2P (1)

Mặt khác ta có công thức : 1 ≤ N/P ≤ 1,5(2)

Thay (1) vào (2) ta có : P ≤ 58 – 2P ≤ 1,5P ↔ 16,57 ≤ P ≤ 19,33

P có 3 giá trị 17, 18, 19

P = 17: cấu hình e thu gọn 2/8/7 → loại

P = 18: cấu hình e thu gọn 2/8/8 → loại

P = 19: cấu hình e thu gọn 2/8/8/1 → chu kì 4 nhóm IA → chọn Đáp án A.

Bài 3: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa h ọ c, trừ chu kì 1 các chu kì đều bắt đầu bảng

  1. nguyên tố kim loại điển hình, cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc là một kí hiếm
  2. nguyên tố kim loại điển hình, cuối chu kì là một phi kim điển hình
  3. nguyên tố phi kim, cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc là một khí hiếm
  4. nguyên tố phi kim điển hình và kết thúc là một phi kim điển hình

Đáp án A

Bài 4: Nguyên tử của nguyên tố X c ó tổng số các hạt (p, n, e) bằng 40. Biết số khối A < 28. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc

  1. chu kì 3, nhóm IIIA
  2. chu kì 2, nhóm IIIA
  3. chu kì 4, nhóm IIIA
  4. chu kì 3, nhóm IIA

Lời giải:

Theo đề bài ta có: 2Z + N = 40

N ≥ Z . Vì vậy ta có: 3Z ≥40, do đó Z ≤ 40/3 = 13,3 (1)

Măt khác: N/Z ≤ 1,5 → N ≤ 1,5Z

Từ đó ta có: 2Z + N ≤ 2Z + 1,5Z; 40 ≤3,5Z

→ Z ≥ 40/3,5 = 11,4 (2)

Tổ hợp (1) và (2) ta có: 11,4 ≤ Z ≤13,3 mà z nguyên. Vậy Z= 12 và Z = 13.

Nếu Z = 12 thì N = 16 và A = 28 (trái với đề bài A < 28)

Vậy Z = 13. Đó là nguyên tố nhôm (Al).

Vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn:

+ Ô số 13

+ Chu kì 3;

+ Nhóm IIIA.

Bài 5:

a) Chu kì 1, chu kì 2, chu kì 3, mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?

b) Chu kì 4, chu kì 5, mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?

c) Chu kì 6 có bao nhiêu nguyên tố?

d) Các chu kì nào là các chu kì nhỏ (ngắn)? Các chu kì nào là các chu kì lớn (dài)?

Lời giải:

a) Chu kì 1 có 2 nguyên tố.

Chu kì 2 có 8 nguyên tố.

Chu kì 3 có 8 nguyên tố.

b) Chu kì 4 và chu kì 5, mỗi chu kì có 18 nguyên tố.

c) Chu kì 6 có 32 nguyên tố.

d) Các chu kì 1, 2, 3 là các chu kì nhỏ (ngắn).

Các chu kì 4, 5, 6,1 là các chu kì lớn (dài).

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Bảng tuần hoàn gồm bao nhiêu nhóm A? Nhóm A gồm các khối nguyên tố nào? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 31
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đen2017
    Đen2017

    💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 17/12/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 17/12/22
      • Thiên Bình
        Thiên Bình

        😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 17/12/22

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm