FeS ra SO2 - Phản ứng Sắt (II) sunfua ra lưu huỳnh đioxit
VnDoc xin giới thiệu bài FeS ra SO2 - Phản ứng Sắt (II) sunfua ra lưu huỳnh đioxit được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Phản ứng Sắt (II) sunfua ra lưu huỳnh đioxit
Phương trình hóa học: FeS ra SO2
4FeS + 7O2 → 2Fe2O3 + 4SO2
- Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ.
- Cách thực hiện phản ứng: FeS bị oxi hóa bởi oxi
- Hiện tượng nhận biết: Xuất hiện mùi hắc Lưu huỳnh đioxit (SO2)
Bạn có biết?
Sắt(II) sulfua hoặc sulfide sắt là một trong những hợp chất hóa học và là khoáng chất với công thức hóa học gần đúng là FeS. Hợp chất này là một chất rắn màu đen, không tan trong nước.
Cấu trúc của sắt(II) sulfide
Fe + S → FeS
Tính chất vật lý của FeS
- Là chất rắn, màu đen, không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit.
- Không gây độc do không tan trong nước.
Nhận biết: Sử dụng dung dịch HCl, thấy thoát ra khí có mùi trứng thối.
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
Tính chất hóa học của FeS
- Có tính chất hóa học của muối.
- Tác dụng với axit:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
Điều chế: Sắt (II) sunfua có thể được điều chế bằng cách cho hai nguyên tố là Fe và S phản ứng với nhau bằng cách đun nóng chúng.
Ứng dụng: Sắt (II) sunfua có nhiều trong quặng sắt, chủ yếu dùng để điều chế sắt.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài FeS ra SO2 - Phản ứng Sắt (II) sunfua ra lưu huỳnh đioxit. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.