Giải Hóa 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử CTST
Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 4. Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Giải Hóa 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử CTST được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải các nội dung sách giáo khoa Hóa 10 Chân trời sáng tạo bài 4 Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.
>> Bài trước đó: Giải Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học CTST
A. Nội dung câu hỏi thảo luận và củng cố
I. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
Câu 1 trang 26 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 4.1 và 4.2, so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa mô hình Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Giống nhau: Electron đều chuyển động xung quanh hạt nhân
Khác nhau:
- Mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr:
Các electron chuyển động trên quỹ đạo hình tròn hoặc bầu dục xác định xung quanh hạt nhân
- Mô hình nguyên tử hiện đại:
Các eletron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân, không theo quỹ đạo xác định.
Câu 2 trang 27 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 4.3, phân biệt khái niệm đám mây electron và khái niệm orbital nguyên tử.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Các electron chuyển động rấ nhanh quanh hạt nahan với xác suất tìm thấy không giống nhau tạo thành đám mây electron.
Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90%.
Câu 3 trang 27 SGK Hóa 10 CTST
Cho biết khái niệm orbital nguyên tử xuất phát từ mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr hay mô hình nguyên tử hiện đại.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (xác suất tìm thấy) electron khoảng 90%
=> Xuất phát từ mô hình nguyên tử hiện đại vì electron chuyển động không theo quỹ đạo, mật độ electron không giống nhau
Câu 4 trang 27 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 4.4, hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa các orbital p (px, py, pz)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Giống nhau: các orbital p (px, py, pz) đều có hình dạng là số 8 nổi
Khác nhau:
Orbital px: Nằm trên trục Ox
Orbital py: Nằm trên trục Oy
Orbital pz: Nằm trên trục Oz
II. Lớp và phân lớp electron
Câu 5 trang 28 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 4.5, nhận xét cách gọi tên các lớp electron bằng các chữ cái tương ứng với các lớp từ 1 đến 7.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Lớp 1 – Lớp K
Lớp 2 – Lớp L
Lớp 3 – Lớp M
Lớp 4 – Lớp N
Lớp 5 – Lớp O
Lớp 6 – Lớp P
Lớp 7 – Lớp Q
=> Cách gọi tên theo bảng chữ cái từ K đến Q lần lượt ứng với các lớp từ 1 đến 7
Câu 6 trang 28 SGK Hóa 10 CTST
Từ Hình 4.5, cho biết lực hút của hạt nhân với electron ở lớp nào là lớn nhất và lớp nào là nhỏ nhất.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Lớp K gần hạt nhân nhất => Lực hút của hạt nhân với electron ở lớp K là lớn nhất
Lớp Q nằm xa hạt nhân nhất => Lực hút của hạt nhân với electron ở lớp Q là nhỏ nhất
Câu 7 trang 28 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 4.6, nhận xét về số lượng phân lớp trong các các lớp từ 1 đến 4.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Lớp 1 có 1 phân lớp
Lớp 2 có 2 phân lớp
Lớp 3 có 3 phân lớp
Lớp 4 có 4 phân lớp
=> Từ lớp 1 đến lớp 4, số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó
III. Cấu hình eletron nguyên tử
Câu 8 trang 29 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 4.7, nhận xét chiều tăng năng lượng của các electron trên các AO ở trạng thái cơ bản (trạng thái có năng lượng thấp nhất)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử chiếm lần lượt những orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p…
Câu 9 trang 30 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 4.8, cho biết cách biểu diễn 2 electron trong một orbital dựa trên cơ sở nào.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.
Câu 10 trang 30 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 4.9, hãy cho biết nguyên tử oxygen có bao nhiêu electron ghép đôi và bao nhiêu electron độc thân.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Nguyên tử oxygen có:
+ 6 electron ghép đôi nằm ở orbital 1s, 2s và 1 orbital 2p
+ 2 electron độc thân nằm ở 2 orbital 2p
Câu 11 trang 31 SGK Hóa 10 CTST
Từ Bảng 4.1, hãy chỉ ra mối quan hệ giữa số thứ tự lớp và số electron tối đa trong mỗi lớp.
Bảng 4.1. Số AO và số electron tối đa của các lớp n = 1 đến n = 4
n | Tên lớp | Tên phân lớp | Số AO trong mỗi phân lớp | Số electron tối đa trong mỗi phân lớp | Số electron tối đa trong mỗi lớp |
1 | K | s | 1 | 2 | 2 |
2 | L | s p | 1 3 | 2 6 | 8 |
3 | M | s p d | 1 3 5 | 2 6 10 | 18 |
4 | N | s p d f | 1 3 5 7 | 2 6 10 14 | 32 |
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Lớp 1 có tối đa 2 electron = 2.12
Lớp 2 có tối đa 8 electron = 2.22
Lớp 3 có tối đa 18 electron = 2.32
Lớp 4 có tối đa 32 electron = 2.42
=> Số electron tối đa trong lớp n là 2n2
Câu 12 trang 31 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Hình 4.10, hãy nhận xét số lượng electron độc thân ở mỗi trường hợp.
Hình 4.10 Sự phân bố electron vào các AO trong phân lớp p
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
(a) Phân lớp bão hòa => Không có electron độc thân
(b) Phân lớp nửa bão hòa => Số electron độc thân = số orbital của phân lớp đó
(c) Phân lớp chưa bão hòa => số electron độc thân nhỏ hơn số orbital trong phân lớp đó
Câu 13 trang 31 SGK Hóa 10 CTST
Hãy đề nghị cách phân bố electron vào các orbital để số electron độc thân là tối đa.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 14 trang 32 SGK Hóa 10 CTST
Cấu hình electron của một nguyên tử cho biết những thông tin gì?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Cấu hình electron cho biết: số electron trên phân lớp, số electron lớp ngoài cùng, số lớp electron của nguyên tử
Câu 15 trang 33 SGK Hóa 10 CTST
Quan sát Bảng 4.2, hãy cho biết dựa trên cơ sở nào để dự đoán phosphorus là nguyên tố phi kim.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Theo Bảng 4.2 phosphorus có 5 electron ở lớp ngoài cùng
=> Phosphorus là nguyên tố phi kim
B. Giải bài tập sách giáo khoa Chân trời sáng tạo Hóa 10 Bài 4
Bài 1 trang 34 SGK Hóa 10 CTST
Trong các cách biểu diễn electron và các orbital của phân lớp 2p ở trạng thái cơ bản, hãy chọn cách phân bố đúng:
Hướng dẫn giải bài tập
(1): đúng vì chứa tối đa electron và biểu diễn electron độc thân bằng mũi tên đi lên
(2): sai vì số electron độc thân chưa tối đa
(3): sai vì biểu diễn 1 electron độc thân bằng mũi tên đi xuống
(4): sai vì biểu diễn electron độc thân bằng mũi tên đi xuống
(5): sai vì số electron độc thân chưa tối đa, biểu diễn electron độc thân bằng mũi tên đi xuống
(6): sai vì biểu diễn 2 electron độc thân bằng mũi tên đi xuống
Bài 2 trang 34 SGK Hóa 10 CTST
Cho nguyên tố X có 2 lớp electron, lớp thứ 2 có 6 electron. Xác định số hiệu nguyên tử của X.
Hướng dẫn giải bài tập
Lớp thứ nhất có 1 phân lớp là 1s
Lớp thứ 2 có 2 phân lớp là 2s và 2p
Phân lớp s chứa tối đa 2 electron, phân lớp p chứa tối đa 6 electron
=> Cấu hình electron của nguyên tố X: 1s22s22p4
=> Nguyên tố X có 8 electron
=> Số hiệu nguyên tử của X: Z = 8
>> Tham khảo thêm đáp án: Cho nguyên tố X có 2 lớp electron, lớp thứ 2 có 6 electron ...
Bài 3 trang 34 SGK Hóa 10 CTST
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của những nguyên tố nào dưới đây có electron độc thân?
a) Boron
b) Oxygen
c) Phosphorus
d) Chlorine
Hướng dẫn giải bài tập
a) Boron (Z = 5): 1s22s22p1 => Có 1 electron độc thân
b) Oxygen (Z = 8): 1s22s22p4 => Có 2 electron độc thân
c) Phosphorus (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 => Có 3 electron độc thân
d) Chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 => Có 1 electron độc thân
>> Tham khảo thêm đáp án: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của những ...
Bài 4 trang 34 SGK Hóa 10 CTST
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: carbon (Z = 6), sodium (Z = 11) và oxygen (Z = 8). Cho biết số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố trên. Chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
Hướng dẫn giải bài tập
Nguyên tố Carbon (Z = 6): 1s22s22p2 => Có 4 electron ở lớp ngoài cùng, là nguyên tố phi kim
Nguyên tố Sodium (Z = 11): 1s22s22p63s1 => Có 1 electron ở lớp ngoài cùng, là nguyên tố kim loại
Nguyên tố Oxygen (Z = 8): 1s22s22p4 => Có 6 electron ở lớp ngoài cùng, là nguyên tố phi kim
>> Tham khảo thêm đáp án: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: ...
>> Bài tiếp theo: Giải Hóa 10 Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
C. Câu hỏi trắc nghiệm Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Để giúp bạn củng cố năng cao kiến thức, kĩ năng giải các dạng câu hỏi bài tập có liên quan đến cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử. VnDoc đã biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Mời các bạn làm trực tiếp tại:
----------------------------------------------------------
Hy vọng bạn đọc có thêm tài liệu hữu ích trong quá trình củng cố, soạn bài và làm bài tập. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Giải Hóa 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh Diều, Lý 10 Cánh Diều và Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.
Hãy tham gia ngay chuyên mục Hỏi đáp các lớp của VnDoc. Đây là nơi kết nối học tập giữa các bạn học sinh với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. Các bạn học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây:
- Truy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập
Hỏi đáp, thảo luận và giao lưu về Toán, Văn, Hóa, Lý, Sinh, Tiếng Anh,... từ Tiểu Học đến Trung học phổ thông nhanh nhất, chính xác nhất.