Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng ta dùng một kim loại là

Chúng tôi xin giới thiệu bài Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng ta dùng một kim loại là được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng ta dùng một kim loại là?

  1. Ba
  2. Mg
  3. Cu
  4. Zn

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Ba

Vì: H2SO4 tác dụng với Ba xuất hiện khí và kết tủa trắng còn HCl chỉ xuất hiện khí

PTHH: Ba + H2SO4 → BaSO4↓ + H2

Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

I. Vị trí và cấu tạo của nguyên tử

- Cấu hình: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p66s2 hay [Xe] 6s2.

=> Vị trí: ô số 56; chu kỳ 6; nhóm IIA.

- Khối lượng nguyên tử: 137

- Bán kính nguyên tử (nm): 0,220.

- Là nguyên tố s, lớp ngoài cùng có 2e ở phân lớp ns2 → dễ mất 2e để tạo thành ion dương:

Ba → Ba2+ + 2e

=> Tạo hợp chất ion với nguyên tố khác và có số oxi hóa là +2 trong hợp chất.

- Kiểu mạng tinh thể: lập phương tâm khối.

II. Tính chất vật lí & nhận biết

Tính chất vật lí

- Bari là kim loại kiềm thổ màu trắng bạc, dẻo, rèn được, nhẹ và nổi trên nước.

- Dẫn điện tốt và hơi cứng hơn chì; khối lượng riêng nhỏ (3,5 g/cm3).

- Nhiệt độ nóng chảy: 714oC; nhiệt độ sôi: 1640oC.

Nhận biết

- Đốt cháy các hợp chất của Bari, cho ngọn lửa màu đỏ son.

III. Tính chất hóa học

- Năng lượng ion hóa nhỏ → Tính khử mạnh

Ba → Ba2+ + 2e

Tác dụng với hiđro tạo bari hiđrua (đk: đun nóng)

Ba + H2 → BaH2 (bari hiđrua) (xúc tác: nhiệt độ)

Tác dụng với phi kim

+ Tác dụng với oxi → oxit bazơ

2Ba + O2 → 2BaO

+ Tác dụng với halogen → muối halogenua:

Ba + Cl2 →BaCl2

+ Khi để ngoài không khí và nhiệt độ thường, Ba nhanh chóng tạo nên lớp màu vàng nhạt ngoài oxit còn có 1 phần peoxit và nitrua. Khi bị cọ xát thì Ba có thể bốc cháy.

+ Trong không khí ẩm, Ba tạo nên lớp cacbonat.

+ Ba phản ứng trong không khí như Na => cần cất giữ ở trong bình rất kín hoặc ngầm trong dầu hỏa khan.

+ Tác dụng với N2; S; P; C; Si khi đun nóng:

Ba + N2 → Ba3N2 (Bari nitrua) (xúc tác: nhiệt độ)

Ba + Si → Ba2Si (Bari silixua) (xúc tác: nhiệt độ)

Ba + C ​→ BaC2 (Bari cacbua) (xúc tác: nhiệt độ)

Tác dụng với axit

- Với dung dịch axit HCl:

Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

- Với dung dịch HNO3:

Ba + 4HNO3 đặc → Ba(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

*Chú ý:

+ Kim loại Ba dễ dàng phản ứng với hầu hết axit, ngoại lệ với axit sunfuric, phản ứng dừng lại khi tạo thành lớp muối không tan trên bề mặt là bari sunfat (BaSO4).

+ Khi tác dụng với dung dịch axit thì Ba sẽ tác dụng với axit trước, hết axit sẽ tiếp tục với nước.

+ Khi tác dụng với dung dịch muối thì Ba sẽ tác dụng với nước trước, sau đó, tiếp tục với muối.

- Đối với axit có tính OXH mạnh (HNO3; H2SO4 đặc nóng…) → muối + sản phẩm khử (Ba khử N+5 và S+6 xuống các số oix hóa thấp hơn) + H2O

Ba + 4HNO3 đặc,nóng → Ba(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Tác dụng với nước

- Ở nhiệt độ thường, Ba khử nước mãnh liệt.

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

VI. Ứng dụng

- Bari được sử dụng chủ yếu trong sản xuất buji, ống chân không, pháo hoa và bóng đèn huỳnh quang.

+ Hợp chất bari sulfat có màu trắng và được sử dụng trong sản xuất sơn, trong chẩn đoán bằng tia X, và trong sản xuất thủy tinh.

+ Bari cacbonat được dùng làm bả chuột và có thể được sử dụng trong sản xuất thủy tinh và gạch.

+ Bari nitrat và bari clorua được sử dụng để tạo màu xanh lá cây trong sản xuất pháo hoa.

+ Bari sulfua không tinh khiết phát lân quang sau khi đặt dưới ánh sáng.

+ Các muối của bari, đặc biệt là bari sulfat, có khi cũng được sử dụng để uống hoặc bơm vào ruột bệnh nhân, để làm tăng độ tương phản của những tấm phim X quang trong việc chẩn đoán hệ tiêu hóa.

VII. Điều chế

Trong phòng thí nghiệm : có sẵn trong phòng thí nghiệm.

Trong công nghiệp :

+ Cách 1:

- Nguyên tắc: khử ion của kim loại.

- Phương pháp: điện phân nóng chảy

- Nguyên liệu: muối clorua của bari.

=> Phương trình điện phân

+ Cách 2:

- Điều chế bằng cách trộn bari oxit với bột nhôm nghiền mịn ở nhiệt độ giữa 1100 và 1200°C

- Phương trình phản ứng:

3BaO + 2Al → 3Ba + Al2O3

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng ta dùng một kim loại là. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 45
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 21/12/22
    • Laura Hypatia
      Laura Hypatia

      🤘🤘🤘🤘🤘

      Thích Phản hồi 21/12/22
      • Nguyễn Sumi
        Nguyễn Sumi

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 21/12/22

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm