Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tính kim loại là gì? Tính phi kim là gì? Nêu sự biến đổi

VnDoc xin giới thiệu bài Tính kim loại là gì? Tính phi kim là gì? Nêu sự biến đổi được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Tính kim loại là gì? Tính phi kim là gì? Nêu sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A?

Trả lời:

- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương.

- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm.

- Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A:

+ Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.

Ví dụ:

Chu kì 3 bắt đầu từ nguyên tố natri (Z=11), một kim loại điển hình, rồi lần lượt đến magie (Z=12) là kim loại mạnh nhưng hoạt động kém natri. Nhôm (Z=13) là kim loại nhưng hiđroxit của nó đã có tính lưỡng tính.

+ Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.

Ví dụ:

Trong nhóm IA: Tính kim loại tăng rõ rệt từ liti (Z=3) đến xesi (Z=55) tức là khả năng nhường electron tăng dần. Nhóm VIIA (nhóm halogen) gồm những phi kim điển hình: Tính phi kim giảm dần từ flo (Z=9) đến iot (Z=53), tức là khả năng nhận electron giảm dần.

1. Kim loại là gì?

Kim loại tên tiếng anh gọi là metal. Là nguyên tố hóa học trong đó tạo ra ion (+) (cation) và những liên kết kim loại. Những kim loại nằm trong nhóm nguyên tố bởi độ ion hóa và có sự liên kết cùng với hợp kim và á kim.

Trong tự nhiên thì kim loại ít phổ biến hơn phi kim, nhưng chiếm vị trí cao (80 %) trong bản hệ thống tuần hoàn kim loại. nhiều kim loại được kể đến như: nhôm, vàng, đồng, chì, titan, bạc, kẽm, sắt…

2. Thuộc tính của kim loại

Các kim loại chia sẻ một số đặc tính chung, bao gồm:

+ Kim loại là chất rắn ở nhiệt độ phòng (trừ thủy ngân).

+ Kim loại sáng bóng, có ánh kim loại.

+ Hầu hết các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.

+ Hầu hết là chất dẫn nhiệt tốt.

+ Hầu hết đều là vật dẫn điện tốt.

+ Chúng có năng lượng ion hóa thấp.

+ Kim loại có độ âm điện thấp.

+ Chúng dễ uốn – có thể được đập thành tấm.

+ Chúng có tính dẻo – có thể được kéo thành dây.

+ Các kim loại có giá trị mật độ cao (ngoại lệ: liti, kali và natri).

+ Hầu hết các kim loại bị ăn mòn trong không khí hoặc nước biển.

+ Nguyên tử của kim loại bị mất electron trong các phản ứng. Nói cách khác, chúng tạo thành cation.

* Trong những điều kiện nhất định, hiđro có thể hoạt động như một nguyên tố kim loại. Những điều kiện này thường được tìm thấy trong các điều kiện khắc nghiệt như áp suất cao hoặc khi chất rắn đông lạnh.

3. Phân loại kim loại

Kim loại có 4 loại, mỗi loại có cấu tạo và ứng dụng khác nhau, phục vụ cho mục đích sản xuất khác nhau.

Kim loại cơ bản

Là những kim loại dễ dàng phản ứng với môi trường bên ngoài, tạo nên sự ăn mòn, oxi hóa. Ngoài ra, chúng có có phản ứng hóa học với HCl (axit clohydric dạng loãng). Một số kim loại cơ bản điển hình là sắt, chì, kẽm… Riêng đồng, mặc dù nó không có phản ứng hóa học với axit clohidric nhưng lại dễ bị oxy hóa nên cũng được phân vào nhóm kim loại cơ bản.

Kim loại hiếm

Ngược lại với kim loại cơ bản, những kim loại thuộc nhóm hiếm ít bị ăn mòn bởi oxi và axit, giá trị của chúng cũng cao hơn nhiều so với các loại kim loại còn lại. Một số kim loại hiếm như: vàng, bạc, bạch kim…

Kim loại đen

Là những kim loại có chứa sắt (Fe) và có từ tính. Ví dụ như gang, thép và các hợp kim từ sắt khác, được tạo thành từ 2 nguyên tố chủ yếu là sắt và carbon. Kim loại đen rất phổ biến và là một trong những kim loại được tái chế nhiều lần.

Tuy có độ bền và độ linh hoạt trong gia công tạo hình nhưng đây là kim loại dễ bị rỉ sét, vì nó có thành phần từ sắt. Để loại trừ khuyết điểm này, các nhà luyện kim sẽ bổ sung một số nguyên tố hóa học như Crom, niken… để tăng khả năng chống ăn mòn. Vật liệu điển hình cho hợp kim này chính là thép không gỉ, hay còn gọi là inox.

Kim loại màu

Kim loại màu là các kim loại còn lại không phải kim loại đen. Chúng không có màu đen, không phải sắt hay hợp kim từ sắt. Chúng có màu đặc trưng riêng và được sản xuất từ quặng màu nguyên sinh hoặc thứ sinh. Kim loại màu chống ăn mòn tốt hơn kim loại đen, dẫn nhiệt và dẫn điện khá tốt. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nên khả năng đúc dễ dàng hơn so với kim loại đen.

4. Vị trí của kim loại trên bảng tuần hoàn

Hơn 75% các nguyên tố là kim loại, vì vậy chúng chiếm hầu hết các bảng tuần hoàn. Kim loại nằm ở phía bên trái của bảng. Hai hàng nguyên tố bên dưới phần chính của bảng (Lantan và actinide) là kim loại.

5. Ứng dụng kim loại

Kim loại được sử dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Dưới đây là danh sách một số công dụng của chúng:

+ Các thành phần cấu trúc

+ Hộp đựng

+ Dây điện và thiết bị điện

+ Tản nhiệt

+ Gương soi

+ đồng xu

+ Đồ trang sức

+ Vũ khí

+ Dinh dưỡng (sắt, đồng, coban, niken, kẽm, molypden)

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Tính kim loại là gì? Tính phi kim là gì? Nêu sự biến đổi. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 28/12/22
    • Sunny
      Sunny

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 28/12/22
      • Biết Tuốt
        Biết Tuốt

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 28/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm