Cho biến sản phẩm tạo thành khi cho Fe(NO3)2 tác dụng với AgNO3

Chúng tôi xin giới thiệu bài Cho biến sản phẩm tạo thành khi cho Fe(NO3)2 tác dụng với AgNO3 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Cho biến sản phẩm tạo thành khi cho Fe(NO3)2 tác dụng với AgNO3

Trả lời:

Sản phẩm tạo thành khi cho Fe(NO3)2 tác dụng với AgNO3 là Ag và Fe(NO3)3

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Ag↓ + Fe(NO3)3

Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng: Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch AgNO3

Hiện tượng nhận biết phản ứng: Xuất hiện kết tủa bạc trắng bóng trong dung dịch

I. Định nghĩa về Fe(NO3)2

- Định nghĩa: Sắt(II) nitrat là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học Fe(NO3)2. Tạo bởi gốc nitrat và ion Fe2+

- Công thức phân tử: Fe(NO3)2

Vì chất này hút ẩm, nó thường được tìm thấy ở dạng tinh thể ngậm 9 nước Fe(NO3)3·9H2O với màu sắc từ không màu cho đến màu tím nhạt. Hexahydrat Fe(NO3)3·6H2O cũng được biết đến, nó có màu cam.

II. Tính chất vật lí và nhận biết

- Tính chất vật lí: Tan tốt trong nước, cho dung dịch không màu.

- Nhận biết: Sử dụng dung dịch HCl, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí.

3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O

III. Tính chất hóa học

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.

- Có tính khử và tính oxi hóa:

Tính khử: Fe2+ → Fe3+ + 1e

Tính oxi hóa: Fe2+ + 1e → Fe

Tính chất hóa học của muối

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

Fe(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Fe(OH)2

Tính khử

- Thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa:

Fe(NO3)2 + 2HNO3 → H2O + NO2 + Fe(NO3)3

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3

3Fe(NO3)2 + 4HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Tính oxi hóa

- Thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất khử mạnh:

FeCl2 + Mg → MgCl2 + Fe

Điều chế Fe(NO3)2

Muối sắt(III) nitrat được hình thành do phản ứng của bột kim loại sắt, sắt(III) oxit hoặc sắt(III) hydroxide với axit nitric:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

Trong sản xuất công nghiệp, phản ứng được thực hiện với oxy được thổi qua dung dịch:

4Fe + 12HNO3 + 3O2 → 4Fe(NO3)3 + 6H2O

Trong thực hành phòng thí nghiệm, sắt(III) nitrat có thể thu được bằng phản ứng trao đổi:

Fe2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 → 2Fe(NO3)2 + 3BaSO4

Cho ceri(IV) nitrat (kiềm) hóa hợp sắt(II) sunfat với môi trường axit nitric, sẽ có phản ứng sau:

Ce(NO3)3OH + 3HNO3 + FeSO4 → Ce(NO3)3 + Fe(NO3)3 + H2SO4 + H2O

V. Ứng dụng của Fe(NO3)2

Trong phòng thí nghiệm

Sắt(III) nitrat là chất xúc tác ưa thích cho phản ứng tổng hợp natri amit từ dung dịch natri hòa tan trong amoniac:

2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2↑

Một số đất sét có chứa sắt(III) nitrat cho thấy là chất oxy hóa hữu ích trong tổng hợp hữu cơ. Ví dụ sắt(III) nitrat có trong Montmorillonit—một chất thử được gọi là "Clayfen"—đã được sử dụng cho quá trình oxy hóa alcohol thành ahdehyde và thiol thành đisunfua.

  1. Ứng dụng khác

Dung dịch sắt(III) nitrat được các nhà kim hoàn và các chuyên gia chạm khắc bạc và các hợp kim bạc.

VI. Bài tập vận dụng

Câu 1: Chất X có công thức Fe(NO3)2. Tên gọi của X là

  1. sắt (III) oxit.
  2. sắt (III) nitrat.
  3. sắt (II) oxit.
  4. sắt (II) nitrat.

Đáp án đúng: D. sắt (II) nitrat.

Fe(NO3)2 có tên gọi là sắt (II) nitrat

Câu 2: Cho các chất: Cl2, Cu, HCl, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Đáp án đúng: C. 3.

Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là Cl2, HCl, AgNO3

Câu 3: Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?

  1. Fe + dung dịch AgNO3
  2. Fe + dung dịch Cu(NO3)2
  3. FeO + dung dịch HNO3
  4. FeS + dung dịch HNO3

Đáp án đúng: B. Fe + dung dịch Cu(NO3)2

Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm

  1. FeO, NO2, O2
  2. Fe2O3, NO2
  3. Fe, NO2, O2
  4. Fe2O3, NO2, O2

Đáp án đúng: D. Fe2O3, NO2, O2

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm Fe2O3, NO2, O2.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Cho biến sản phẩm tạo thành khi cho Fe(NO3)2 tác dụng với AgNO3. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 20/12/22
    • Cục Đất
      Cục Đất

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 20/12/22
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 20/12/22

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm