Nêu số electron tối đa trong một phân lớp s; p; d; f và cách tính số electron
VnDoc xin giới thiệu bài Nêu số electron tối đa trong một phân lớp s; p; d; f và cách tính số electron được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Số electron tối đa trong một phân lớp
Câu hỏi: Nêu số electron tối đa trong một phân lớp s; p; d; f và cách tính số electron
Trả lời
- Số electron tối đa trong một phân lớp:
Phân lớp | s | p | d | f |
Số electron tối đa | 2 | 6 | 10 | 14 |
- Công thức tính số electron tối đa trong một lớp:
Lớp thứ n có chứa tối đa 2n2 electron.
1. Lớp electron
- Trong nguyên tử, các e được sắp xếp thành từng lớp, các lớp được sắp xếp từ gần hạt nhân ra ngoài. Các e có năng lượng gần bằng nhau được sắp xếp trên cùng 1 lớp.
- Những e ở lớp trong liên kết với hạt nhân bền chặt hơn những e ở lớp ngoài. Năng lượng của e lớp trong thấp hơn năng lượng e ở lớp ngoài. Năng lượng của e chủ yếu phụ thuộc vào số thứ tự của lớp.
Lớp K có n = 1 là lớp gần hạt nhân nhất, lớp Q có n = 7 là lớp xa hạt nhân nhất.
- Lớp electron bão hòa là lớp electron đã có đủ số electron tối đa
Ví dụ: Lớp M (lớp thứ 3) có các phân lớp 3s, 3p, 3d với số e bão hòa lần lượt là 2, 6, 10.
Vậy số electron bão hòa trong lớp M là 2 + 6 + 10 = 18 e.
2. Phân lớp electron
+ Mỗi lớp electron chia thành các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s, p, d, f
+ Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
+ Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.
+ Lớp thứ nhất (lớp K) có 1 phân lớp, đó là phân lớp 1s
+ Lớp thứ hai (lớp L) có 2 phân lớp, đó là các phân lớp 2s và 2p
+ Lớp thứ ba (lớp M) có 3 phân lớp, đó là các phân lớp 3s, 3p và 3
+ Lớp thứ tư (lớp N) có 4 phân lớp, đó là các phân lớp 4s, 4p, 4d
+ Lớp thứ n có n phân lớp electron
- Tuy nhiên, trên thực tế với hơn 110 nguyên tố đã biết, chỉ có số electron điền vào bốn phân lớp s, p, d, f. Các electron ở phân lớp s được gọi là các electron s, ở phân lớp p được gọi là các electron p,...
3. Số obitan nguyên tử
Trong một phân lớp, các obitan có cùng mức năng lượng, chỉ khác nhau sự định hướng trong không gian. Số và dạng obitan phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi phân lớp electron
- Phân lớp s: Chỉ có 1 obitan, có đối xứng cầu trong không gian
- Phân lớp p: Có 3 obitan px, py, pz định hướng theo các trục x, y, z
- Phân lớp d: Có 5 obitan, định hướng khác nhau trong không gian
- Phân lớp f: Có 7 obitan, cũng định hướng khác nhau trong không gian.
Như vậy: Số obitan trong các phân lớp s, p, d, f tương ứng là các số lẻ: 1, 3, 5, 7
4. Cấu hình electron nguyên tử
Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
a) Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử
- Số thứ tự lớp electron được ghi bằng chữ số (1, 2, 3…).
- Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường (s, p, d, f)
- Số electron trong một phân lớp được ghi bằng chỉ số ở phía trên bên phải kí hiệu của phân lớp (s2, p6…).
b) Cách viết cấu hình electron nguyên tử
- Xác định số electron trong nguyên tử.
- Phân bố các electron theo thứ tự tăng dần mức năng lượng theo quy tắc sau:
+ Lớp electron tăng dần (n= 1, 2, 3…).
+ Trong cùng một lớp theo thứ tự: s, p, d, f
c) Ví dụ cấu hình electron của các nguyên tử
1H: 1s1
2He: 1s2
8O: 1s22s22p4 hoặc viết gọn là [He]2s22p4
18Ar: 1s22s22p63s23p6
20Ca: 1s22s22p63s23p64s2 hoặc viết gọn là [Ar]4s2
35Br: 1s22s22p63s23p63d104s24p5 hoặc viết gọn là [Ar]3d104s24p5
d) Phân lớp cuối cùng là họ của nguyên tố
- H, He, Ca: là nguyên tố s vì electron cuối cùng điền vào phân lớp s.
- O, Ar, Br: là nguyên tố p vì electron cuối cùng điền vào phân lớp p.
- Ngoài ra còn có nguyên tố d, nguyên tố f.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Nêu số electron tối đa trong một phân lớp s; p; d; f và cách tính số electron. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
- NH4Cl là chất gì?
- Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3
- Nêu đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A?
- SO2 ra Na2SO3 - Phản ứng SO2 + NaOH dư cho sản phẩm gì?
- Phương trình phản ứng: C2H4 + Br2
- Công thức tính nguyên tử khối trung bình
- Tính chất hóa học cơ bản của halogen
- Nêu cấu hình electron nguyên tử halogen?
- Số khối là gì? Cách xác định số khối của hạt nhân nguyên tử?
- Nêu tính chất hóa học cơ bản của nước Javen
- Cân bằng PTHH sau: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
- Phương pháp Sunfat được dùng để điều chế
- Cân bằng PTHH sau: NaOH +KHCO3 → Na2CO3 + K2CO3 + H2O
- Tính chất hóa học của H2S
- Phương trình phản ứng Al(OH)3 + NaOH
- Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử
- Trình bày phương pháp phân biệt các ion halogenua
- Đặc điểm cấu tạo của Metan
- Tính chất hóa học của Axit clohidric
- Photpholipit có chức năng chủ yếu là
- Phân biệt 3 kim loại Al, Fe, Cu
- Nhiệt độ sôi của Axit Axetic
- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng
- Viết các phương trình hóa học chứng minh Clo vừa có tính oxi hóa
- Nêu tính chất hóa học cơ bản của các halogen
- Tính chất vật lý của SO2
- Để điều chế HCl trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp
- Trình bày các phương pháp sản xuất axit clohiđric
- Điều chế H2S trong phòng thí nghiệm và công nghiệp
- Phương trình phản ứng: Fe + HNO3
- Viết các phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa
- Hiện tượng thăng hoa là gì?
- Công thức cấu tạo của NO2
- Cách xác định số e lớp ngoài cùng
- Tính chất hóa học của SO2
- Nguyên tử khối là gì? Cách xác định nguyên tử khối?
- Hoàn thành PTHH: Fe3O4 + HCl
- Tính háo nước của axit sunfuric đặc
- Bảng tuần hoàn gồm mấy chu kì? Số nguyên tố trong mỗi chu kì
- Viết PTHH khi cho SO3 tác dụng với H2O
- Cách điều chế H2SO4 từ FeS2?
- Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
- CH4 là chất gì?
- Hợp chất của nguyên tố R với nhóm Hidroxit có dạng R(OH)3
- Cách tính điện tích hạt nhân
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Hoàn thành PTHH sau: FeCO3 + HNO3?
- Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm 1A là
- Cấu tạo bảng tuần hoàn
- Hoàn thành PTHH sau: Al + HNO3?
- Oleum là gì?
- Nêu thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
- Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm B? Các nhóm B gồm bao nhiêu cột?
- Nhận xét về độ âm điện của các halogen?
- Cho biết sản phẩm tạo thành khi cho Ag tác dụng với H2SO4 loãng
- CH3COOH là chất gì?
- Hợp chất của nguyên tố R với hidro là RH4
- Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng ta dùng một kim loại là
- Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong
- Điện tích nguyên tố là gì?
- Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3, NaNO3, H2O2 (có số mol bằng nhau), lượng oxi thu được nhiều nhất
- Trình bày cách nhận biết ion clorua
- Phân lớp electron là gì? Thế nào là phân lớp electron bão hòa?
- Tính chất hóa học của axit sunfuric (H2SO4) đặc và loãng
- Cách tính hóa trị cao nhất trong oxit của nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro