Giải Hóa 10 Bài 7: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học CTST
Giải Hóa 10 Bài 7Chân trời sáng tạo: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Giải Hóa 10 Bài 7: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học CTST được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi thảo luận củng cố bài tập SGK Chân trời sáng tạo Hóa 10 bài 7. Mời các bạn tham khảo chi tiết.
A. Nội dung câu hỏi thảo luận và củng cố
I. Định luật tuần hoàn
Câu 1 trang 49 Hóa 10 CTST
Quan sát bảng 7.1 hãy nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A trong cùng môt chu kì và trong cùng một nhóm?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Với các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn:
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì số electron lớp ngoài cùng tăng dần.
Trong một nhóm, các nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ He).
2. Ý của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Câu 2 trang 50 Hóa 10 CTST
Dựa trên các kiến thức đã học, hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng 7.2
Cấu tạo nguyên tử Ca Cấu hình electron: ? Số protin, số electron: ? Số electron lớp ngoài cùng: ? | Vị trí nguyên tố Ca Số thứ tự nguyên tố: ? Số thứ tự chu kì: ? Nhóm: ? | |
Tính chất nguyên tố Ca - Tính kim loại, phi kim: ? - Hóa trị cao nhất với oxygen: ? - Công thức hydroxide tương ứng: ? - Công thức hydroxide tương ứng: ? - Tính acid, base của oxide cao nhất và hydroxide: ? |
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Cấu tạo nguyên tử Ca Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2 Số lớp electron: 4 Số electron lớp ngoài cùng: 2 | Vị trí nguyên tố Ca Số thứ tự nguyên tố: 20 Số thứ tự chu kì: 4 Nhóm: IIA | |
Tính chất nguyên tố Ca Tính kim loại, tính phi kim: kim loại mạnh Hóa trị cao nhất với oxygen: 2 Công thức oxide cao nhất: CaO Công thức hydroxide tương ứng: Ca(OH)2 Tính acid, base của oxide cao nhất và hydroxide: base mạnh |
B. Giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 7
Bài 1 trang 51 Hóa 10 CTST
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần
A. Khối lượng nguyên tử | B. bán kính nguyên tử |
C. số hiệu nguyên tử | D. độ âm điện của nguyên tử |
Hướng dẫn giải bài tập
Đáp án C
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử.
Bài 2 trang 51 Hóa 10 CTST
Nguyên tố Ca có số hiệu nguyên tử là 20. Phát biểu nào sau đây về Ca là không đúng?
A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố Ca là 20
B. Vỏ của nguyên tử Ca có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 elrctron
C. Hạt nhân của nguyên tố Ca có 20 proton
D. Nguyên tố Ca là một phi kim
Hướng dẫn giải bài tập
Đáp án D
Nguyên tố Ca có số hiệu nguyên tử là 20
⇒ Số hiệu nguyên tử Z = số proton = số electron = 20
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2
⇒ Vỏ của nguyên tử Ca có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
⇒ Nguyên tố Ca là một kim loại.
Bài 3 trang 51 Hóa 10 CTST
Một nguyên tố kim loại được sử dụng làm vỏ lon nước giải khát. Nguyên tử của các nguyên tố này có cấu hình electron: [Ne] 3s2 3p1. Hãy xác định tên nguyên tố này và vị trí của nó trong bảng tuần hoàn và cho biết tính chất của nó.
Hướng dẫn giải bài tập
Nguyên tố này là Al (nhôm) nằm ở ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn
Cấu tạo nguyên tử:
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1
Số proton, số electron: 13
Số lớp electron: 3
Số electron lớp ngoài cùng: 3
Tính chất nguyên tố Al:
Tính kim loại, tính phi kim: là kim loại có tính khử mạnh
Hóa trị cao nhất với oxygen: 3
Công thức oxide cao nhất: Al2O3
Công thức hydroxide tương ứng: Al(OH)3
Tính acid, base của oxide cao nhất và hydroxide: là oxide và hydroxide lưỡng tính.
Bài 4 trang 51 Hóa 10 CTST
Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron: [Ar] 4s2. Nguyên tố này là một trong những nguyên tố thiết yếu cho cơ thể, được bổ sung trong các sản phẩm sữa. Hãy xác định vị trí nguyên tố này trong bảng tuần hoàn và cho biết tính chất của nó.
Hướng dẫn giải bài tập
Nguyên tố này là Ca
Ví trí nguyên tố Ca:
Số thứ tự nguyên tố: 20
Số thứ tự chu kì: 4
Nhóm: IIA
Tính chất nguyên tố Ca
Tính kim loại, tính phi kim: kim loại mạnh
Hóa trị cao nhất với oxygen: 2
Công thức oxide cao nhất: CaO
Công thức hydroxide tương ứng: Ca(OH)2.
Tính acid, base của oxide cao nhất và hydroxide: base mạnh
>> Bài tiếp theo: Giải Hóa 10 bài 8: Quy tắc Octet
-------------------------------------
Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Giải Hóa 10 Bài 7: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh Diều, Lý 10 Cánh Diều và Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.
Hãy tham gia ngay chuyên mục Hỏi đáp các lớp của VnDoc. Đây là nơi kết nối học tập giữa các bạn học sinh với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. Các bạn học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây:
- Truy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập
Hỏi đáp, thảo luận và giao lưu về Toán, Văn, Hóa, Lý, Sinh, Tiếng Anh,... từ Tiểu Học đến Trung học phổ thông nhanh nhất, chính xác nhất.