Tính chất vật lý của SO2
Chúng tôi xin giới thiệu bài Tính chất vật lý của SO2 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Tính chất vật lý của SO2
Câu hỏi: Tính chất vật lý của SO2
Trả lời:
Tính chất vật lý của SO2:
- Là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí
-Tan nhiều trong nước (ở 20ºC một thể tích nước hòa tan được 40 thể tích khí SO2). Khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfurơ, nhưng thực chất tồn tại ở dạng SO2.nH2O, chỉ một phần nhỏ là thực sự kết hợp với nước tạo thành H2SO3.
- Độc, gây viêm đường hô hấp.
- SO2 bền nhiệt do trạng thái lai hóa của lưu huỳnh đã được ổn định nhờ sự xuất hiện của liên kết π không định chỗ dẫn đến liên kết S-O có bậc 1,5 bền.
- Hóa lỏng (không màu) ở -10ºC, hóa rắn thành tinh thể trắng ở -75ºC.
1. Khí SO2 hay Khí sunfurơ là gì?
Công thức khí sunfurơ kí hiệu là SO2 – là một hợp chất hóa học có tên gọi khác là lưu huỳnh điôxit (hay còn gọi là anhiđrit sunfurơ). Đây là sản phẩm chính khi đốt cháy lưu huỳnh.
SO2 (axit sunfurơ) được sinh ra nhờ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu… hoặc nấu chảy các quặng nhôm, đồng, kẽm, chì, sắt.
2. Nguồn gốc hình thành SO2
Trong tự nhiên
- Khí SO2 được sinh ra từ những vụ núi lửa phun trào.
- Các hợp chất sinh học chứa lưu huỳnh phân hủy tạo ra SO2 và oxit lưu huỳnh.
Trong nhân tạo
- Khí sunfurơ sinh ra từ khói thải từ các nhà máy lọc dầu, luyện kim, đốt than, luyện kim, sản xuất xi măng, công nghiệp chế biến.
- Khí SO2 được sinh ra từ các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, máy bay…
- Khí thải sinh ra trong quá trình đốt rơm, rạ, gỗ, than đá cũng là nguồn gốc của SO2.
- Khói thuốc lá, thiết bị dùng gas làm nhiên liệu không đúng cách hay thiếu khí cũng sẽ tạo ra khí sunfurơ.
3. Tính chất hóa học của SO2
a) Lưu huỳnh đioxit tác dụng với nước:
SO2 + H2O ↔ H2SO3
b) Lưu huỳnh đioxit tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit)
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
c) Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với oxit bazơ → muối:
SO2 + CaO → CaSO3
* SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa (do S trong SO2 có mức oxi hóa trung gian +4)
d) Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
e) Lưu huỳnh đioxit là chất khử:
2SO2 + O2 ↔ 2SO3 (V2O5, 4500C)
Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
4. Ứng dụng của SO2
- Dùng trong sản xuất hợp chất Axit Sunfuric
+ Sử dụng làm chất tẩy trắng bột giấy và dung dịch đường:
+ Trong quá trình tiếp xúc với lignin và một số hợp chất khác trong bột giấy hay giấy, SO2 sẽ làm mất màu của một số hợp chất tạo ra hợp chất hữu cơ màu trắng sáng.
+ Khi sản xuất đường tinh luyện từ mía, một chút nước vôi trong sẽ được cho vào nước mía và sục khí SO2 vào. Lưu huỳnh đioxit sẽ làm trong nước mía bằng cách kết tủa nước vôi trong và khi cô đặc thu được đường tinh luyện màu trắng.
- Trong làm chất bảo quản cho các loại thực phẩm sấy khô:
+ Làm chất bảo quản cho các loại hoa quả sấy khô như vải, mơ, nho,.. với khả năng giúp ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây hư hại cho thực phẩm.
+ Giúp thực phẩm không bị hư hỏng, thối rữa, giữ màu sắc tươi ngon trong một thời gian dài.
- Trong ngành sản xuất rượu:
+ Sử dụng lưu huỳnh đioxit trong sản xuất rượu với tỷ lệ rất nhỏ
+ Nồng độ SO2 dưới 50 ppm, rượu vẫn giữ được vị thơm ngon đặc trưng của mình
+ Ứng dụng trong làm sạch các thiết bị trong nhà máy sản xuất rượu
- Trong phòng thí nghiệm: sử dụng làm thuốc thử để nhận biết các chất khác và được dùng như một dung môi trơ.
5. Tác hại của SO2 là gì?
Ảnh hưởng khí sunfurơ với con người
Khi con người chúng ta tiếp xúc trực tiếp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nó có thể gây ra những triệu chứng gây khó thở, nóng rát trong mũi cổ họng và nhiều triệu chứng khác đây là nguyên nhân gây ra những bệnh như viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt .
Đặc biệt khi kết hợp với nước (H2O) và oxy (O2) thì sẽ tạo ra phản ứng hoá học tạo ra axit sunfuric
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
Chất này nếu đi vào cơ thể có thể dẫn đến cách bệnh về phổi và nếu chất này phản ứng gây ra giảm lượng kiềm dự trự trong máu giảm quá trình chuyển hoá đường và protein đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu các loại vitamin. Phản ứng này có thể gây ra tác dụng khác như tắc nghẽn mạch máu và làm sự lưu thông oxy đến hồng cầu.
Ảnh hưởng đến môi trường
- Lưu huỳnh đioxit bị xem là một mối nguy hại đáng kể đối với môi trường.
- Tuy nhiên, nguồn khí SO2 gần gũi với con người ngày nay nhất chính là từ khí thải có mặt trong khói thuốc lá, khí thải của các nhà máy, hệ thống lò sưởi, phương tiện giao thông… khí này gây ô nhiễm bầu không khí.
- Tác hại của khí SO2 là một trong những chất gây ra mưa axit làm ăn mòn công trình, phá hoại cây cối…
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Tính chất vật lý của SO2. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.