Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm như thế nào?
VnDoc xin giới thiệu bài Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm như thế nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm
Câu hỏi: Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm như thế nào?
Trả lời:
- Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh như HCl, H2SO4
Ví dụ:
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + SO2
- Ngoài ra, khí SO2 còn được điều chế bằng cách cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc.
Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Khí SO2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.
I. Khái niệm khí SO2 là gì?
- Khí SO2 có tên đầy đủ là sulfur dioxide, lưu huỳnh đioxit là hợp chất vô cơ, là oxit lưu huỳnh phổ biến nhất, một khí độc nặng, không màu.
- Sulfur dioxide có mùi hăng, khó chịu giống như mùi của que diêm khi ta đốt cháy.
- Khí SO2 tồn tại trong tự nhiên ở những nơi có núi lửa hoạt động mạnh và trong nước của một số suối nước ấm.
- Sulfur dioxide thường được điều chế công nghiệp bằng cách đốt cháy lưu huỳnh trong không khí hoặc oxy hoặc các hợp chất của lưu huỳnh.
II. Tính chất vật lý của SO2
- Là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí
- Tan nhiều trong nước (ở 20ºC một thể tích nước hòa tan được 40 thể tích khí SO2). Khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfurơ, nhưng thực chất tồn tại ở dạng SO2.nH2O, chỉ một phần nhỏ là thực sự kết hợp với nước tạo thành H2SO3.
- Độc, gây viêm đường hô hấp.
- SO2 bền nhiệt do trạng thái lai hóa của lưu huỳnh đã được ổn định nhờ sự xuất hiện của liên kết π không định chỗ dẫn đến liên kết S-O có bậc 1,5 bền.
- Hóa lỏng (không màu) ở -10ºC, hóa rắn thành tinh thể trắng ở -75ºC.
III. Tính chất hóa học của SO2
1. SO2 là một oxit axit, nên mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit axit.
a) Oxy hóa chậm trong không khí
- SO2 dễ bị oxy hóa thành SO3 trong khí quyển dưới chất xúc tác hoặc do quá trình quang hóa.
- Là một axit yếu, tác dụng với nước tạo ra H2SO3
SO2 + H2O → H2SO3
b) SO2t ác dụng với dung dịch kiềm
- Tạo ra muối sunfit hoặc hidrosunfit hay cả hai loại
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
2. Vừa là chất oxy hóa, vừa là chất khử
a) SO2 là chất khử
- Phản ứng với chất oxy hóa mạnh
2SO2 + O2 → 2SO3 (V2O5, 450oC)
Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
- SO2 làm mất màu nước Brom
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
- SO2 làm mất màu dung dịch thuốc tím
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
b) SO2 là chất oxy hóamạnh
- Tác dụng với chất khử mạnh
- Phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa của SO2 là
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
SO2 + 2Mg → S + 2MgO
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm như thế nào?. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.