Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày phương pháp phân biệt các ion halogenua

Trình bày phương pháp phân biệt các ion halogenua được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Trình bày phương pháp phân biệt các ion halogenua (F-; Cl-; Br-; I-)?

Trả lời:

Dùng dung dịch Ag+ (AgNO3) làm thuốc thử để nhận biết các gốc halogenua (F-; Cl-; Br-; I-).

Ví dụ:

NaF + AgNO3 → không tác dụng

NaCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + NaNO3

NaBr + AgNO3 → AgBr (↓ vàng nhạt) + NaNO3

NaI + AgNO3 → AgI (↓ vàng) + NaNO3

1. Halogen là gì?

Halogen là những nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn hóa học, thông thường gọi là nhóm halogen hay các nguyên tố halogen.

Nhóm halogen, hay còn gọi là các nguyên tố halogen (tiếng Latinh nghĩa là sinh ra muối) là những nguyên tố thuộc nhóm VII A (tức nhóm nguyên tố thứ 7 theo danh pháp IUPAC hiện đại) trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Nhóm này bao gồm các nguyên tố hóa học là fluor, clo, iod, astatin và tennessine. Chúng là các nguyên tố phi kim phản ứng tạo thành các hợp chất có tính axit mạnh với hydro, từ đó các muối đơn giản có thể được tạo ra.

Nhóm này gồm các nguyên tố hóa học như: Flo (F), Clo (Cl), Brôm (Br), Iốt (I), Astatin (At là nguyên tố phóng xạ, hiếm gặp tự nhiên trong lớp vỏ Trái Đất), Tennessine (Ts là nguyên tố mới được phát hiện).

2. Cấu tạo phân tử của nhóm Halogen là gì?

Các nguyên tố Halogen đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử, phân thành hai phân lớp là s có 2 electron và p có 5 electron.

Chính vì có 7 electron ở lớp ngoài cùng, chỉ thiếu 1 electron là đạt được cấu hình electron bền như khí hiếm mà các nguyên tố Halogen ở trạng thái tự do. Hai nguyên tử Halogen có thể góp chung một đôi electron để có thể tạo ra phân tử có liên kết cộng hóa trị không cực.

Nguyên tố Halogen có liên kết của phân tử (X2) không bền lắm và có thể dễ dàng bị tách thành 2 nguyên tử X. Trong phản ứng hóa học, các Halogen có tính chất hóa học cơ bản là tính oxy hóa mạnh do các nguyên tử này dễ thu thêm 1 electron.

3. Cách nhận biết ion ion halogenua

Dùng Ag+(AgNO3) để nhận biết các gốc halogenua.

Ag+ + Cl- → AgCl ↓ (trắng) (2AgCl 2Ag ↓ + Cl2↑)

Ag+ + Br- → AgBr ↓ (vàng nhạt)

Ag+ + I- → AgI ↓ (vàng đậm)

I2 + hồ tinh bột → xanh lam

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Trình bày phương pháp phân biệt các ion halogenua. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phô Mai
    Phô Mai

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 05/01/23
    • Khang Anh
      Khang Anh

      😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 05/01/23
      • Thần Rồng
        Thần Rồng

        👍👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 05/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm