Chu kì là gì? Cách xác định số thứ tự chu kì trong bảng tuần hoàn

VnDoc xin giới thiệu bài Chu kì là gì? Cách xác định số thứ tự chu kì trong bảng tuần hoàn được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Chu kì là gì? Cách xác định số thứ tự chu kì trong bảng tuần hoàn. Cho ví dụ?

Trả lời:

- Chu kỳ là một dãy các nguyên tố hóa học mà nguyên tử nguyên tố đó có cùng số lớp e được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

- Cách xác định số thứ tự chu kì trong bảng tuần hoàn:

Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.

Ví dụ:

Mg có cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s2

Vậy Mg thuộc chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron).

I. Các chu kì trong bảng tuần hoàn

Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kì 1).

Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

Chu kì nhỏ

Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3

Chu kì 1 có 2 nguyên tố.

Chu kì 2, 3 có 8 nguyên tố.

Chu kì lớn

Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.

Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.

Chu kì 6 có 32 nguyên tố.

Chu kì 7 mới tìm thấy 26 nguyên tố.

II. Tính chất chu kỳ

Trong bảng tuần hoàn hóa học, các nguyên tố cùng một một chu kỳ sẽ có số lớp electron bằng nhau và bằng số thứ tự chu kỳ.

Một chu kỳ sẽ bắt đầu từ một kim loại kiềm và kết thúc bằng một nguyên tố khí hiếm.

Hai hàng cuối của bảng tuần hoàn hóa học là hai họ nguyên tố có cấu hình e đặc biệt là: họ Latan gồm 14 nguyên tố thuộc chu kỳ 6 và họ Actini gồm 14 nguyên tố thuộc chu kỳ 7.

Nhận xét: mỗi chu kỳ bắt đầu là một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khi hiếm (trừ chu kì 1 vì bắt đầu là phi kim H, kết thúc bởi khí hiếm He)

III. Dạng bài tập xác định 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A ở hai chu kì liên tiếp thông qua Z

Cần nhớ một số điểm sau:

- Tổng số hiệu nguyên tử 4 < ZT < 32 thì A, B sẽ thuộc các chu kỳ nhỏ hay ZA - ZB = 8.

- Nếu ZT> 32 thì ta phải xét cả 3 trường hợp:

+ A là H.

+ A và B cách nhau 8 đơn vị.

+ A và B cách nhau 18 đơn vị.

Ví dụ. Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc nhóm VA, ở trạng thái đơn chất A, B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 23. Viết cấu hình electron nguyên tử của A, B.

Lời giải

A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc nhóm VA

=> A thuộc nhóm IVA hoặc nhóm VIA.

Theo bài:

=> A, B thuộc các chu kì nhỏ (chu kỳ 2 và chu kỳ 3).

Mặt khác, A và B không thể cùng chu kỳ vì hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp trong một chu kỳ hơn kém nhau 1 proton, nghĩa là ở ô số 11 và 12 (tổng số proton bằng 23), không thuộc các nhóm IV và V hay V và VI.

TH 1: B thuộc chu kỳ 2 => ZB = 7 (nitơ).

Vậy ZA = 23 - 7 = 16 (lưu huỳnh).

Trường hợp này thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất nitơ không phản ứng với lưu huỳnh.

TH 2: B thuộc chu kỳ 3 => ZB = 15 (phopho).

Vậy ZA = 23 - 15 = 8 (oxi).

Trường hợp này không thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất oxi phản ứng với photpho.

=> Cấu hình electron của A và B là: A: 1s22s22p63s23p4 và B: 1s22s22p3

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Chu kì là gì? Cách xác định số thứ tự chu kì trong bảng tuần hoàn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 402
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 20/12/22
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 20/12/22
      • Sunny
        Sunny

        🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

        Thích Phản hồi 20/12/22

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm