Cách điều chế lưu huỳnh

Chúng tôi xin giới thiệu bài Cách điều chế lưu huỳnh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Cách điều chế lưu huỳnh?

Lời giải:

Điều chế lưu huỳnh theo 2 cách sau:

Trong phòng thí nghiệm

Hóa chất và dụng cụ

Hóa chất: H2SO4, Na2SO3, NaOH, bông, …

Dụng cụ: Phễu có khóa, đèn cồn, giá đỡ, lưới amiang, bình tam giác, bình cầu, ống dẫn khí, …

Phương pháp thu khí

Sử dụng phương pháp đẩy không khí

Điều kiện phản ứng

Đun nóng hỗn hợp

Cách thực hiện thí nghiệm

Trong phòng thí nghiệm, khí SO2 được điều chế bằng cách cho muối sunfit là muối của axit yếu tác dụng với axit mạnh hơn thường là dung dịch axit sunfuric với muối natri sunfit với các bước sau:

Lắp dụng cụ thí nghiệm theo mô hình sau

- Rót từ từ dung dịch axit sunfuric vào bình chứa natri sunfit rồi đậy nắp lại

H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O (điều kiện: đun nóng)

- Đun nóng bình trên ngọn lửa đèn cồn có sử dụng lưới amiang.

- Thu khí lưu huỳnh đioxit bằng phương pháp chuyển không khí. Dùng bông tẩm dung dịch natri hidroxit NaOH để hạn chế lượng khí SO2 thoát ra ngoài. Không dùng bông tẩm khí amoniac NH3 vì nó là khí dễ bay hơi khiến việc thu khí không đạt hiệu quả cao.

Không nên cho muối sunfit tác dụng với axit clo hidric vì axit này rất dễ bay hơi và hòa lẫn vào SO2 . Do đó, khi tiến hành thử nghiệm tính chất hóa học, kết quả sẽ không còn chính xác nữa.

* Lưu ý khi điều chế SO2

  • Để bình thu khí dựng đứng, vì SO2 nặng hơn không khí.
  • Cần dùng lưới ami-ăng khi đun nóng, vì lưới ami-ăng có tác dụng chống không cho ngọn lửa tập trung tại một chỗ làm vỡ bình khi đun nóng dung dịch.
  • Dùng bông tẩm NaOH để ngăn cản không làm thoát khí SO2 ra ngoài
  • Ngoài cách điều chế trên bạn có thể cho Cu + H2SO4 đặc

Trong công nghiệp

- Đốt lưu huỳnh

S + O2 (to) → SO2

- Đốt cháy H2S trong oxi dư

2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2

- Cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

- Đốt pyrit sắt (FeS2)

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

Khí lưu huỳnh dioxit là gì? Nguồn gốc hình thành

Lưu huỳnh dioxit hay anhiđrit sunfuro là một hợp chất khí có công thức hóa học là SO2

Nguồn gốc tự nhiên

- Khí thoát ra từ các vụ phun trào của núi lửa.

- Sự phân hủy của các hợp chất sinh học có chứa lưu huỳnh để tạo thành SO2 và oxit lưu huỳnh.

Nguồn gốc nhân tạo

- Khói thải từ các nhà máy lọc dầu, đốt than, sản xuất xi măng, bột giấy, luyện kim và công nghiệp chế biến.

- Sinh hoạt hàng ngày: Khói thuốc lá, thiết bị sử dụng gas làm nhiên liệu như bếp, lò nung, máy sấy quần áo,…không đúng cách hoặc thiếu khí. Khí thải từ các chất đốt như rơm, gỗ, than đá,…

- Các phương tiện giao thông: Khí thải của oto, xe máy,…

Các tính chất đặc trưng

Tính chất vật lý

- Trạng thái vật lý: Tồn tại ở thể khí, nặng hơn không khí

- Màu sắc: Không màu

- Mùi: Mùi gây kích thích mạnh, có vị hăng cay

- Nhiệt độ nóng chảy: −72.4 °C (200.75 K)

- Nhiệt độ sôi: −10 °C (263 K)

- Độ hòa tan trong nước: 9.4 g/100 mL (25 °C)

- Khối lượng riêng: 2.551 g/L, gas

- Khối lượng phân tử mol: 64.054 g mol−1

Tính chất hóa học

- Công thức hóa học: SO2

Oxy hóa chậm trong không khí: Do quá trình quang hóa hoặc chất xúc tác mà SO2 dễ bị oxy hóa thành SO3 trong khí quyển.

- Là một oxit axit, tan trong nước để tạo thành axit sunfit H2SO3. Đây là một axit yếu

S + O2 → SO2

SO2 + H2O → H2SO3

- Tác dụng với dung dịch kiềm

Tùy vào tỷ lệ mol OH- và SO2 mà muối tạo thành có thể là muối sunfit, hiđrosunfit hoặc cả hai. Gọi T là tỷ lệ mol tương ứng của OH- và SO2

+ T < hoặc = 1 → muối HSO3-

SO2 + NaOH → NaHSO3

+ T > hoặc = 2 → SO32-

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

+ 1 < T < 2 → 2 muối: HSO3- và SO32-

Làm vẩn đục nước vôi trong. Đó là muối caxi sunfit CaSO3 không tan

Ca(OH)2

+

SO2

H2O

+

CaSO3

(dd)

(khí)

(lỏng)

(kt)

(không màu)

(không màu)

(trắng)

- S trong SO2 có số oxy hóa là +4 lên nó có thể lên +6 hoặc -2. Do đó SO2 vừa là chất oxy hóa, vừa là chất khử.

+ Là chất khử mạnh khi phản ứng với chất oxy hóa mạnh (S+4 → S+6)

2SO2 + O2 2SO3 (V2O5, 450oC)

Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl

Làm mất màu nước Brom

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Làm mất màu dung dịch thuốc tím

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2 H2SO4

+ Là chất oxy hóa mạnh khi phản ứng với chất khử mạnh

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

SO2 + 2Mg → S + 2MgO

Những ứng dụng thực tế của lưu huỳnh dioxit

- Sản xuất axit sunfuric chính là ứng dụng quan trọng nhất.

- Làm chất tẩy trắng bột giấy, dung dịch đường.

- Làm chất bảo quản thực phẩm dùng cho các loại quả sấy khô, tránh được nấm mốc phát triển.

- Với các loại quả tươi, nó giúp giữ lại màu sắc tươi mới, chống sự thối rữa.

- Trong sản xuất rượu vang, lưu huỳnh dioxit được dùng để làm chất chống lại vi khuẩn xâm nhập, chống oxy hóa và tẩy trắng đường mật.

Lưu huỳnh dioxit có nguy hiểm không?

Với môi trường tự nhiên

- Lưu huỳnh dioxit là chất khí gây ô nhiễm môi trường không khí.

- SO2 bị oxy hóa và tác dụng với nước thành axit sunfuric gây mưa axit. Gây tổn thương cho các loài thực vật khi chúng tiếp xúc với môi trường chứa SO2 1- 2 ppm trong vài tiếng đồng hồ. Đối với các loài nấm, địa y thì chì chỉ với hàm lượng 0.15- 0.3 ppm cũng có thể gây độc cấp tính.

- Phá hủy tầng ozon: SO2 + O3 → SO3 + O2

- Trong không khí ẩm, nó trở thành axit gây ăn mòn kim loại, bê tông. Làm thay đổi tính chất vật lý, màu sắc của đá vôi, đá hoa,.. phá hủy các tác phẩm kiến trúc, gây gỉ sét cho sắt, thép, bào mòn vải sợi, giấy,…

Với con người

- Khí SO2 sẽ đi vào máu qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa sẽ làm giảm lượng dự trữ kiềm gây rối loạn chuyển hóa đường và protein, gây nên tình trạng thiếu vitamin b, c, ức chế enzym oxydaza, tạo methemiglobine để chuyển sắt II hòa tan thành sắt III kết tủa làm mạch máu bị tắc nghẽn. Điều này sẽ khiến việc vận chuyển oxy của hồng cầu bị hạn chế, nạn nhân nhanh chóng rơi vào trạng thái khó thở.

- Đối với những người mắc bệnh hen, khí SO2 làm tăng tần suất hen suyễn do sự co thắt phế quản.

- Tiếp xúc với da sẽ làm da bị phù, phỏng thậm chí hoại tử.

- Tiếp xúc với mắt làm hỏng mi mắt, bỏng giác mạc, viêm kết mạc, khiến con ngươi bị hóa cứng.

Biện pháp sơ cứu y tế

- Nhiễm độc cấp tính

+ Đưa nạn nhân tới nơi thoáng khí và cho thở oxy, nếu khó thở có thể cho uống thuốc giãn phế quản.

+ Nếu tiếp xúc với da, cần dùng dung dịch natri sunfit nồng độ 2% để rửa sạch.

+ Dùng dung dịch epherin nồng độ 2- 3% để nhỏ mũi.

+ Đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị tiếp nếu cần.

- Nhiễm độc mãn tính

+ Dừng việc tiếp xúc với SO2 bằng cách chuyển người bị nhiễm độc đến nơi làm việc khác nếu có thể.

+ Nếu không thể thay đổi công việc thì những người đó cần tập các bài thở rèn luyện cho cơ quan hô hấp.

+ Dùng thêm kháng sinh nếu cần, bổ sung các thực phẩm giàu protein, uống sữa, đường để tăng cường sức đề kháng, phòng độc cho cơ thể.

Những lưu ý khi làm việc

+ Mang trang phục bảo hộ lao động không hấp thụ SO2, khẩu trang hoạt tính, mặt nạ chống độc nếu phải tiếp xúc với nồng độ cao

+ Dùng nước súc miệng là dung dịch natri sunfit 10%.

+ Ăn nhiều chất đạm, vitamin

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Cách điều chế lưu huỳnh. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 17
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Sumi
    Nguyễn Sumi

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 17/12/22
    • Bon
      Bon

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 17/12/22
      • Pé Thỏ
        Pé Thỏ

        😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 17/12/22

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm