Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách điều chế Hidro clorua trong phòng thí nghiệm

Cách điều chế Hidro clorua trong phòng thí nghiệm được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Điều chế hidro clorua trong phòng thí nghiệm

Trong phòng thí nghiệm, HCL được điều chế bằng phương pháp sunfat có thể nồng độ lên đến 40% với phương trình điều chế sau:

NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl (< 250oC)

2NaCl rắn + H2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HCl (> 400oC)

Cách nhận biết HCl

- Để nhận biết HCl người ta thường sử dụng quỳ tím (sẽ hóa đỏ), sau đó sẽ cho phản ứng với một số chất khác để phân biệt với các axit khác.

Ví dụ: Nhận biết HCl, H2SO4, NaOH, BaCl2 khi chỉ dùng quỳ tím. Cho quỳ tím vào từng dung dịch trên:

Hóa xanh: NaOH

Chuyển sang màu đỏ: H2SO4, HCl (1)

Không đổi màu là BaCl2

- Sau đỏ cho dung dịch BaCl2 trên phản ứng với từng chất trong (1)

Sản phẩm tạo ra kết tủa trắng: H2SO4.

Không có hiện tượng: HCl.

Khí HCl có độc hại không?

HCl là khí rất độc hại,có thể tác động đến con người và môi trường như sau:

- Tác động lên sức khỏe con người

Khi tiếp xúc trực tiếp với khí hidroclorua sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các hệ cơ quan hô hấp và hệ thống cơ quan thần kinh của con người. Cụ thể khí hidroclorua gây ngứa phổi, ngứa da, làm tê liệt các chức năng ở hệ thống thần kinh trung ương. Khi hít phải khí HCl sẽ gây ra tình trạng ho, nghẹt thở, viêm mũi, viêm họng và phần phía trên của hệ hô hấp
Khi tiếp xúc với nhiều HCl có thể bị nhiễm độc, gây ra các bệnh viêm dạ dày, viêm phế quản mãn tính, bệnh viêm da và giảm thị giác. Do tác dụng kích thích cục bộ, HCl sẽ gây bỏng, sưng tấy, tụ máu, trường hợp nặng có thể dẫn tới phổi bị mọng nước. Tiếp xúc với khí HCl qua đường hô hấp lâu ngày có thể gây ra khàn giọng, phỏng và loét đường hô hấp, đau ngực và bệnh dị ứng phổi.

Khi tiếp xúc với một liều lượng cao sẽ gây ra tình trạng nôn mửa, dị ứng phổi, tê liệt hệ tuần hoàn. Phần da tiếp xúc với HCL sẽ gây mẩn đỏ, nặng hơn là bỏng da do hidroclorua có tính ăn mòn rất cao. Trong trường hợp nghiêm trọng sẽ gây mù mắt thậm chí dẫn đến tử vong do nhiễm độc.

- Tác động lên môi trường:

Khí hidroclorua độc hại gây tác động xấu trực tiếp đến môi trường sinh thái cụ thể là cây cối xung quanh chúng ta. HCl làm giảm tốc độ phát triển của cây cối, kìm hãm sự phát triển khiến cây chậm phát triển trong thời gian dài, nếu ở nồng độ cao cây sẽ bị héo úa thậm chí là chết. Không những thế khí hidroclorua còn gây ức chế làm cho các tế bào biểu bì trong lá bị co lại, tạo những hình thù xấu xí ảnh hưởng đến giống loài và chúng còn làm giảm độ mỡ bóng của lá cây.

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản axit clohidric

Hướng dẫn sử dụng an toàn

+ Khí hidroclorua là một loại khí độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng nên khi sử dụng ta cần tránh tiếp xúc trực tiếp, không được uống, hít vào.

+ Không được để axít chảy vào hệ thống thoát nước. Vì HCl có tính chất tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohidric rất độc hại. Nếu ta uống vào nguồn nước có dung dịch axit HCL hay tưới cho cây cối thì đều gây ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng.

+ Nếu có sự cố rò rỉ, thì có thể trung hòa với dung dịch NaOH loãng, hoặc đá vôi, Na2CO3. Vì hidro clorua tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành muối natriclorua (dung dịch muối ăn) không gây hại. Muối cacbonat tác dụng với HCl tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2. Phương trình dưới đây:

HCl + NaOH(l) ---> NaCl + H2O

2HCl + Na2CO3 ---> 2NaCl + CO2 +H2O

+ Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động như găng tay cao su, khẩu trang, kính bảo hộ,… khi tiếp xúc với hóa chất này.

+ Dùng nước để xối rửa sạch ngay những khu vực axit clohidric rơi vãi

+ Nếu bị axit nào bắn vào người cần nhanh chóng rửa nhiều lần với nước sạch cho đến khi hết cảm giác ngứa. Nếu bị bắn vào mắt cần đưa tới cơ sở y tế để xử lý kịp thời

An toàn khi bảo quản

– Nền kho chứa phải làm bằng vật liệu chịu được axit tốt.

– Tuyệt đối không cho axit tiếp xúc với kim loại.

– Bảo quản axit tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nắng mưa trực tiếp.

– Tuyệt đối không bảo quản chung với các chất dễ cháy, chất oxy hóa, đặc biệt là axit nitric hoặc Clo, xianua hoặc sulfua.

– Các thùng chứa cần chắc chắn về mặt cơ học và chống ăn mòn, cần kiểm tra định kỳ để kiểm tra mức độ ăn mòn để thay thế. Không được bơm đầy hóa chất vào thùng chứa, cần đảm bảo ít nhất là 5% không gian chống.

– Kho bãi phải có các biện pháp phòng tránh nguy cơ đổ vỡ hay rò rỉ axit ra ngoài.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Cách điều chế Hidro clorua trong phòng thí nghiệm. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • mineru
    mineru

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 17/12/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 17/12/22
      • Thiên Bình
        Thiên Bình

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 17/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm