Phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa của SO2
Phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa của SO2 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa của SO2
Câu hỏi: Phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa của SO2 là
- SO2+ H2O → H2SO3
- SO2+ Cl2 + H2O → H2SO4 + 2HCl
- SO2+ 2H2S → 3S + 2H2O
- SO2+ KOH → KHSO3
Lời giải
Đáp án: C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
- Phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa của SO2 là SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
- Công thức khí sunfurơ kí hiệu là SO2 – là một hợp chất hóa học có tên gọi khác là lưu huỳnh điôxit (hay còn gọi là anhiđrit sunfurơ). Đây là sản phẩm chính khi đốt cháy lưu huỳnh.
- SO2 (axit sunfurơ) được sinh ra nhờ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu… hoặc nấu chảy các quặng nhôm, đồng, kẽm, chì, sắt.
Tính chất vật lý của SO2
- SO2 là chất khí, không màu, nặng hơn không khí. Có mùi hắc, là khí độc, tan trong nước.
- Khí SO2 là chất có điểm nóng chảy là -72,4 độ C và điểm sôi là – 10 độ C. Ngoài ra, khí này còn có khả năng làm vẩn đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch brôm và màu cánh hoa hồng.
- SO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu H2SO3
Tính chất hóa học của SO2
- Tính chất hóa học của SO2: Lưu huỳnh đioxit mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit axit.
- Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Ví dụ:
SO2 + H2O → H2SO3
- Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.
Ví dụ:
SO2 + Na2O → Na2SO3
Tác hại của SO2
- Lưu huỳnh đioxit bị xem là một mối nguy hại đáng kể đối với môi trường.
- Là một loại khí sản sinh ra khi đốt cháy các nguyên vật liệu như than, dầu…và nấu chảy kim loại.
- Tuy nhiên, nguồn khí SO2 gần gũi với con người ngày nay nhất chính là từ khí thải có mặt trong khói thuốc lá, khí thải của các nhà máy, hệ thống lò sưởi, phương tiện giao thông… khí này gây ô nhiễm bầu không khí.
- Tác hại của khí SO2 là một trong những chất gây ra mưa axit làm ăn mòn công trình, phá hoại cây cối…
- Loại khí này gây khó thở, nóng rát trong mũi và cổ họng… là nguyên nhân của bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt…
Ứng dụng của khí SO2
Lợi dụng những đặc tính kể trên, khí SO2 (axit sunfuro) có một số ứng dụng của SO2 trong đời sống như:
- Ứng dụng của SO2 trong sản xuất axit sunfuric (H2SO4)
- Nguyên liệu tẩy trắng: giấy, bột giấy, dung dịch đường…
- Ứng dụng SO2 dùng làm chất bảo quản cho các loại mứt quả sấy khô
- Kháng khuẩn và chống oxy hóa trong sản xuất rượu vang
Điều chế SO2
- Đốt cháy lưu huỳnh:
S + O2 → SO2 (t0)
- Đốt cháy H2S trong oxi dư:
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2
- Cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng:
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Đốt quặng firit sắt:
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
- Trong phòng thí nghiệm dùng phản ứng của Na2SO3 với dung dịch H2SO4:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa của SO2. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.