Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Hóa 10 Bài 13: Liên kết Hydrogen và tương tác Van der Waals KNTT

Giải Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 13: Liên kết Hydrogen và tương tác Van der Waals

Giải Hóa 10 Bài 13: Liên kết Hydrogen và tương tác Van der Waals KNTT được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời nội dung câu hỏi, bài tập sách giáo khoa Hóa 10 kết nối chi thức và cuộc sống. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi sẽ giúp bạn đọc nắm được nội dung bài, cũng như chuẩn bị tốt cho bài học. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

>> Bài trước đó: Giải Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị Kết nối tri thức 

I. Mở đầu

Mở đầu trang 64 Hóa 10 KNTT

Ở áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của H2O là 100oC, CH4 là -161,58oC, H2S là -60,28oC. ....

II. Liên kết hydrogen

Câu 1 trang 66 Hóa 10 KNTT

Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa:

a) hai phân tử hydrogen fluoride (HF).

b) phân tử hydrogen fluoride (HF) và phân tử ammonia (NH3).

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 

a) H – F … H – F.

b)

Câu 1 trang 66 Hóa 10 KNTT

Câu 2 trang 66 Hóa 10 KNTT

Những nguyên tử hydrogen nào trong phân tử ethanol (CH3CH2OH) không tham gia vào liên kết hydrogen? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Những nguyên tử H không gắn nguyên tử O thì không tham gia vào liên kết hydrogen.

Vì để tham gia vào liên kết hydrogen, nguyên tử hydrogen phải liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N, … và các nguyên tử tử này phải có ít nhất 1 cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

⇒ Chỉ có nguyên tử H gắn vào O trong ethanol tham gia vào liên kết hydrogen.

III. Tương tác Van der waals

Câu 3 trang 67 Hóa 10 KNTT

Hãy giải thích sự khác nhau về nhiệt độ của butane và isobutane.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Để phá vỡ lực liên phân tử giữa các phân tử butane cần nhiều năng lượng hơn so với isobutane nên nhiệt độ sôi của butane cao hơn.

Butane và isobutane là hợp chất cộng hóa trị không phân cực và có cùng công thức phân tử là C4H10. Đồng phân butane có nhiệt độ sôi cao hơn isobutane vì diện tích tiếp xúc của các phân tử butane lớn hơn so isobutane.

>> Bài tiếp theo: Giải Hóa 10 Bài 14: Ôn tập chương 4

-----------------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Giải Hóa 10 Bài 13: Liên kết Hydrogen và tương tác Van der Waals KNTT. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1, Vật Lý 10 Kết nối tri thứcToán 10 Kết nối tri thức tập 1, Toán 10 Kết nối tri thức tập 2, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.

Hãy tham gia ngay chuyên mục Hỏi đáp các lớp của VnDoc. Đây là nơi kết nối học tập giữa các bạn học sinh với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. Các bạn học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây:

Hỏi đáp, thảo luận và giao lưu về Toán, Văn, Hóa, Lý, Sinh, Tiếng Anh,... từ Tiểu Học đến Trung học phổ thông nhanh nhất, chính xác nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 Kết nối tri thức

    Xem thêm