Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nguyên tố s là gì? Nguyên tố p là gì? Nguyên tố d là gì? Nguyên tố f là gì?

Nguyên tố s là gì? Nguyên tố p là gì? Nguyên tố d là gì? Nguyên tố f là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Nguyên tố s là gì? Nguyên tố p là gì? Nguyên tố d là gì? Nguyên tố f là gì?

Trả lời

- Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử electron cuối cùng được điền vào phân lớp s

- Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp

- Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d

- Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f

1. Cấu hình electron nguyên tử

– Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

*Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử:

– Số thứ tự lớp electron được ghi bằng chữ số (1, 2, 3,…)

– Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường (s, p, d, f).

– Số electron trong một phân lớp được ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp (s2, p5,…)

2. Đặc điểm của lớp e ngoài cùng

+ Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp electron ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron.

+ Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng và nguyên tử heli không tham gia vào các phản ứng hóa học (trừ 1 số điều kiện đặc biệt) vì cấu hình electron của các nguyên tử này rất bền. Đó là các nguyên tố khí hiếm chỉ có một nguyên tử.

+ Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhường electron là nguyên tử của các nguyên tố kim loại (trừ H, He, B)

+ Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron thường là nguyên tử của nguyên tố phi kim.

+ Các nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim.

3. Cách viết cấu hình electron

+ Nguyên lý Pauli: Trên một obital nguyên tử chỉ có thể chứa tối đa là hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.

+ Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obital sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.

+ Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các obital có mức năng lượng từ thấp đến cao

*Cách viết cấu hình electron nguyên tử gồm các bước sau:

- Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử.

- Bước 2: Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử và tuân theo quy tắc sau: phân lớp s chứa tối đa 2 electron; phân lớp p chứa tối đa 6 electron, phân lớp d chứa tối đa 10 electron; phân lớp f chứa tối đa 14 electron.

- Bước 3: Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

4. Bài tập minh họa

Bài 1: Cho biết số electron tối đa trong 1 lớp, 1 phân lớp

Hướng dẫn:

*Số electron tối đa trong một phân lớp

+ Phân lớp s chứa tối đa 2e

+ Phân lớp p chứa tối đa 6e

+ Phân lớp d chứa tối đa 10e

+ Phân lớp f chứa tối đa 14e

* Số electron tối đa trong một lớp

+ Lớp thứ nhất có tối đa 2e

+ Lớp thứ hai có tối đa 8e

+ Lớp thứ ba có tối đa 18e

Bài 2: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng [Ne]3s23p3. Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. X ở ô số 15 trong bảng tuần hoàn.
  2. X là một phi kim.
  3. Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron p.
  4. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron.

Hướng dẫn:

⇒ Chọn C.

Bài 3: Cấu hình electron nào sau đây viết sai?

  1. 1s22s22p5
  2. 1s22s22p63s23p64s1
  3. 1s22s22p63s23p64s24p5
  4. 1s22s22p63s23p63d34s2

Hướng dẫn:

Cấu hình 1s22s2p63s23p64s24p5 thiếu phân lớp 3d. Trước khi electron được điền vào phân lớp 4p phải điền vào phân lớp 3d.

⇒ Chọn C.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Nguyên tố s là gì? Nguyên tố p là gì? Nguyên tố d là gì? Nguyên tố f là gì? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 27/12/22
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 27/12/22
      • Hằngg Ỉnn
        Hằngg Ỉnn

        🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 27/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm