Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

VnDoc xin giới thiệu bài Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

  1. Hấp thụ chủ động.
  2. Hấp thụ thụ động
  3. Thẩm thấu.
  4. Khuếch tán

Lời giải:

Đáp án đúng: A. Hấp thụ chủ động.

Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, cao hơn trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách hấp thụ chủ động, ngược chiều nồng độ.

I. Vận chuyển thụ động

1. Khái niệm

Là phương thức vận chuyển các chất mà không tiêu tốn năng lượng.

2. Cơ sở khoa học

Dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp. Sự khuếch tán nước được gọi là sự thẩm thấu.

Có thể khuếch tán bằng 2 cách:

+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.

+ Khuếch tán qua lớp prôtêin xuyên màng.

Khuếch tán phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào và đặc tính lí hóa của chất khuếch tán.

+ Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.

+ Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucôzơ khuếch tán qua màng nhờ các kênh prôtêin xuyên màng.

- Nước qua màng nhờ kênh aquaporin.

3. Các loại môi trường bên ngoài tế bào

- Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào và chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào hoặc nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào.

- Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.

- Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan trong tế bào -> chất tan không thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào được hoặc nước có thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào.

II. Vận chuyển chủ động

+ Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn và cần tiêu tốn năng lượng.

+ Vận chuyển thông qua các kênh protein chuyên biệt hoặc các bơm đặc chủng

III. Nhập bào và xuất bào

+ Là phương thức vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

+ Nhập bào gồm 2 loại: thực bào và ẩm bào

+ Quá trình nhập bào:

- Màng tế bào lõm và bao lấy đối tượng

- Nuốt đối tượng vào trong tế bào

- Đối tượng liên kết và phân hủy bởi lizoxom

IV. Câu hỏi bài tập

Câu 1: Hãy trình bày cách hấp thụ chủ động các chất khoáng từ đất và cây.

Lời giải chi tiết:

- Các chất khoáng vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở đất đến nơi có nồng độ cao ở rễ.

- Hấp thụ mang tính chọn lọc, ngược chiều gradient nồng độ.

- Có sự tham gia của ATP và chất trung gian (chất mang).

- Hấp thụ chủ động các chất khoáng là do màng sinh chất là màng sống có tính chọn lọc.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 27/12/22
    • Hươu Con
      Hươu Con

      😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 27/12/22
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 27/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm