Viết PTHH khi cho SO3 tác dụng với H2O
Viết PTHH khi cho SO3 tác dụng với H2O được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
PTHH khi cho SO3 tác dụng với H2O
Câu hỏi: Viết PTHH khi cho SO3 tác dụng với H2O
Trả lời:
SO3 + H2O → H2SO4
1. Cấu tạo của SO3
- Do nguyên tử S ở trạng thái kích thích có 6 e độc thân → những e độc thân này của nguyên tử S sẽ kết hợp với 6 e độc thân của 2 nguyên tử O → tạo 6 liên kết cộng hóa trị có cực.
=> Công thức cấu tạo:
- Trong SO3: S có số oxi hóa cực đại là +6.
2. Tính chất vật lí
Điều kiện thường, SO3 là chất lỏng, không màu.
Nhiệt độ nóng chảy: 17oC; nhiệt độ sôi: 45oC.
Tan vô hạn trong nước và trong axit H2SO4.
3. Tính chất hóa học
- Là 1 oxit axit.
Tác dụng với nước → dung dịch axit
SO3 + H2O → H2SO4
Chú ý: H2SO4 là 1 axit mạnh và có tính oxi hóa mạnh.
Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfat và hiđrosunfat)
SO3 + KOH → KHSO4
SO3 + 2KOH → K2SO4 + H2O
SO3 + NaOH → có thể tạo 2 muối: muối axit hiđrosunfat (chứa ion HSO4-); muối trung hòa sunfat (chứa ion SO42-) tùy tỉ lệ.
Tác dụng với oxit bazơ → muối:
SO3 + BaO → BaSO4
4. Ứng dụng và sản xuất
- Lưu huỳnh trioxit ít có ứng dụng trong thực tế, nhưng lại là sản phẩm trung gian để sản xuất axit sunfuaric, có tầm quan trọng bậc nhất trong công nghiệp.
5. Điều chế SO3
Trong công nghiệp:
Phương pháp: oxi hóa SO2 ở nhiệt độ cao.
Phương trình hóa học: 2SO2 + O2 ⇄ 2SO3 (điều kiện: 450 – 500oC; xúc tác: V2O5).
6. Bài tập vận dụng
Câu 1. Sơ đồ điều chế H2SO4 trong công nghiệp là
- FeS2→ SO2→ SO3 → H2SO4
- S → SO2→ SO3→ H2SO4
- FeS2→ S → SO2→ SO3→ H2SO4
- S → H2S →SO2→ SO3→ H2SO4
Đáp án đúng: A. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4
Phương trình hóa học
4FeS2 + 11O2→ 2Fe2O3 + 8SO2
2SO2 + O2 (k) → 2SO3 (k)
SO3 + H2O → H2SO4
Câu 2. Hòa tan hết m gam SO3 vào nước thu được 196 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 15%. Khối lượng m gam SO3 là
- 20g
- 15g
- 25g
- 10g
Đáp án đúng: A. 20g
nH2SO4= mH2SO4/MH2SO4= (196.12,5/100)/98 = 0,25 (mol)
⇒ nSO3= nH2SO4 = 0,25 (mol)
⇒ mSO3 = 0,25.80 = 20 g
Câu 3. Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol H2SO4 vào dung dịch Y chứa 1 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang
- Màu đỏ
- Màu xanh
- Không màu
- Màu tím
Đáp án đúng: A. Màu đỏ
Câu 4. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?
- Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2
- CuO, CaO, P2O5, CO, CO2
- Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2
- Fe2O3, BaO, SO2, SO3, SO2
Đáp án đúng: C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2
Câu 5. Khí sunfurơ được tạo ra từ cặp chất nào sau đây?
- Muối natri sunfit và axit cacbonic
- Muối natri sunfit và dung dịch axit clohiđric
- Muối natri sunfat và dung dịch axit clohiđric
- Muối natri sunfat và muối đồng (II) clorua
Đáp án đúng: B. Muối natri sunfit và dung dịch axit clohiđric
Câu 6. Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
- MgO, Fe2O3, SO2, CuO.
- Fe2O3, MgO, P2O5, K2O .
- MgO, Fe2O3, CuO, K2O.
- MgO, Fe2O3, SO2, P2O5.
Đáp án đúng: C. MgO, Fe2O3, CuO, K2O.
Câu 7. Dãy các chất tác dụng được với nước tạo ra dung dịch bazơ là
- MgO, K2O, CuO, Na2O
- CaO, Fe2O3, K2O, BaO
- CaO, K2O, BaO, Na2O
- Li2O, K2O, CuO, Na2O
Đáp án đúng: C. CaO, K2O, BaO, Na2O
Câu 8: Trong các oxit sau oxit nào không có tính khử
- CO
- SO2
- FeO
- SO3
Đáp án đúng: D. SO3
Trong SO3, nguyên tố S có số oxi hóa là +6 là số oxi hóa cao nhất của S, không thể tăng lên được nên SO3 không có tính khử.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Viết PTHH khi cho SO3 tác dụng với H2O. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.