Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương
Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương
- Suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay mẫu 1
- Suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay mẫu 2
- Suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay mẫu 3
- Suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay mẫu 4
- Suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay mẫu 5
Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 10 nhé.
Suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay mẫu 1
- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;
- Nội dung:
+ Cách giáo dục con cái của Hưng Đạo Vương vừa công bằng, vừa nghiêm khắc. Hưng Vũ Vương có cách trả lời ứng xử thấu tình đạt lí. Quốc Tảng trả lời có ý bất trung đã làm cho Hưng Đạo Vương nổi giận rút gươm định trị tội đứa con nghịch tử;
+ Ngày nay, những bậc làm cha mẹ cần học cách giáo dục con cái một cách đúng đắn. Được giáo dục tốt, con người sẽ sống lương thiện, tích cực, có trách nhiệm với xã hội, gia đình, bản thân. Không nhận được sự giáo dục tốt, con người sẽ trở nên ích kỷ, xấu xa, độc ác.
+ Trong xã hội hiện nay có nhiều cha mẹ nuông chiều con cái, chăm lo về tri thức, vật chất nhưng thiếu quan tâm, uốn nắn đến tính cách cho con dẫn đến nhiều bạn trẻ sống ích kỷ, có suy nghĩ lệch lạc, sai lầm.
Suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay mẫu 2
Khoan thư sức dân là khái niệm nổi tiếng về quốc sách trị nước của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ta có thể hiểu "Khoan thư" ở đây nghĩa là khoan hồng, khoan dung, hay miễn giảm những thứ làm lao lực sức dân. Ngày nay, trong thời bình, đây là một quốc sách trị nước được Đảng và nhà nước ta ưu tiên hàng đầu. Khoan thư sức dân ngày nay hiểu là làm cho nhân dân đỡ khổ, đỡ lao lực để mà chăm lo cho cái "gốc rễ" của một quốc gia là nhân dân. Nhân dân hạnh phúc thì đất nước mới thịnh vượng; hay nhân dân chính là gốc rễ cần chăm sóc lâu bền của nhà nước nên phải khoan thư sức dân. Trong cuộc sống ngày nay, nhà nước vẫn luôn có chính sách quan tâm đến đời sống vật chất, sức khỏe của người dân, đặc biệt là người dân những vùng kinh tế khó khăn. Mọi công dân đều được hưởng đời sống bình đẳng, ấm no và hạnh phúc, được chăm lo và tự do phát triển. Tóm lại, kế sách khoan thư sức dân là chăm lo cho đời sống nhân dân, tránh lãng phí sức lực của nhân dân là 1 quốc sách trị nước tuyệt vời mà ngày nay vẫn còn áp dụng.
Suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay mẫu 3
“Khoan sức dân”, tiếng Hán là “khoan dân lực” [寬民力]. Ngữ vị từ này có tiền giả định (presupposition) là trước khi được “khoan” thì đối tượng bị buộc chặt, bị o ép, bị kìm kẹp, bị vắt sức, thậm chí bị vét của, v.v… Trở xuống, chúng tôi sẽ dịch một cách ngắn gọn “khoan dân lực” là “nới sức dân”. Ngữ vị từ này thường thấy trong nhiều nguồn thư tịch của Trung Quốc, đặc biệt là những công trình lịch sử nói chung, cũng như về nhiều chính trị gia và danh nhân ưu thời mẫn thế. Trước nhất, tiếng Hán có câu danh ngôn mang tính can gián đối với người trị nước: “Khinh dao bạc phú, dĩ khoan dân lực” [輕徭薄賦,以寬民力], nghĩa là nhẹ phu dịch, ít thuế má để nới sức dân. Bên cạnh ba từ này, tiếng Hán còn có từ tổ động từ “khoan dân” [寬民], nghĩa là [người cai trị] khoan dung với dân, không hà khắc với họ. “Khoan dân lực” là chủ trương của nhiều chính trị gia và danh thần trong lịch sử Trung Quốc.
Suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay mẫu 4
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, khoan (danh từ) là một dụng cụ để tạo lỗ bằng cách xoáy sâu vào. Khoan còn là động từ, có nghĩa là dùng khoan xoáy sâu vào tạo thành lỗ; hoặc “Thong thả đừng vội, đừng thực hiện ngay việc định làm”. Còn trong Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh, khoan có nghĩa rộng rãi, độ lượng. Còn theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong di chúc của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã nhấn mạnh “khoan thư sức dân”. Nhà cầm quyền thời bình, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải lo cho đời sống của dân, cấm kỵ nhất là làm cho dân thêm khổ cực
Suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay mẫu 5
- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;
- Nội dung:
+ Trần Hưng Đạo là vị tướng tài danh thế giới vì có công đánh tan giặc Mông- Nguyên – một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới ở thế kỉ thứ XIII. Vị tướng Anh hùng dân tộc Việt Nam Trần Hưng Đạo mãi mãi là niềm tự hào vô cùng lớn lao của nhân dân cả nước, mãi mãi là sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam ta mỗi khi Tổ quốc bị lâm nguy.
+ Ngày nay, phát huy tinh thần uống nước nhớ nguồn, tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tự hào với bạn bè thế giới, luôn nhớ đến những bậc anh hùng kiệt xuất làm vẻ vang dân tộc.
+ Từ đó, bản thân rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.