Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl

Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của HCl. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

HCl là công thức chung của khí hiđro clorua và axit clohidric. Trong đó:

Hidro Clorua HCl

Khái niệm: Hiđro Clorua là chất khí không màu, có mùi xốc, tan nhiều trong nước (1 lít nước có thể hòa tan 500 lít HCl ở 20 độ C).

Cấu tạo phân tử: H – Cl. Hidro Clorua là một hợp chất cộng hóa trị, phân tử có cực.

Axit clohiđric HCl

Hidroclorua HCl tan trong nước tạo thành axit mạnh - Axit clohidric HCl

Khái niệm: Axit clohiđric HCL là chất lỏng không màu, có mùi sốc, nồng độ đặc nhất tới 37%.

Hiện tượng Axit clohidric “ bốc khói” trong không khí ẩm, nguyên nhân là do hiđro clorua thoát ra cùng với hơi nước trong không khí tạo thành nhiều hạt dung dịch nhỏ như sương mù.

Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl

A. CuO.

B. NaOH.

C. Fe.

D. Ag.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại thì ta thấy

Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không tác dụng được với HCl.

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

HCl + NaOH → NaCl + 2H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Ag không phản ứng

Đáp án D

 Tính chất hoá học của HCl

1. Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ

2. HCl tác dụng với kim loại

Tác dụng kim loại đứng trước H tạo thành muối và khí hidro

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

3. HCl tác dụng với oxit kim loại

HCl tác dụng oxit kim loại tạo thành muối và nước

2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

4. HCl tác dụng với bazơ.

HCl tác dụng bazơ dung dịch hoặc bazơ rắn tạo thành muối và nước

2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O

5. HCl tác dụng với muối

Axit clohidric còn có thể tác dụng với muối, tạo ra muối mới và axit mới.

Điều kiện để phản ứng xảy ra là axit tạo ra phải yếu hơn HCl, sản phẩm có kết tủa hoặc tạo ra chất khí bay lên. Phương trình phản ứng như sau:

Na2CO­3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

AgNO3 + 2HCl → AgCl↓ + HNO3

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ

A. dung dịch HCl

B. dung dịch NaOH

C. dung dịch KCl

D. dung dịch K2CO3

Xem đáp án
Đáp án A

A đúng vì dung dịch HCl là axit làm quỳ tím hóa đỏ

B sai vì dung dịch NaOH là bazo làm quỳ tím hóa xanh

C sai vì dung dịch KCl là muối trung hòa không làm đổi màu quỳ tím

D. sai vì dung dịch K2CO3 được tạo nên từ bazo mạnh KOH và axit yếu H2CO3 => nên có môi trường bazo

Câu 2. Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch HCl

A. Cu

B. Al

C. Fe

D. Zn

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 3. Dãy các hợp chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch KOH là:

A. ZnCl2, ZnO, Zn(OH)2

B. Al2O3, Al(OH)3, KHCO3

C. Zn(OH)2, Al2O3, K2CO3

D. ZnO, Zn(OH)2, NH4Cl

Xem đáp án
Đáp án B

Dãy các hợp chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch KOH là:

Al2O3, Al(OH)3, KHCO3

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2KOH → H2O + 2KAlO2

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + KOH → 2H2O + KAlO2

KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O

KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O

Câu 4. Nhận định nào sau đây là không chính xác về HCl:

A. Hidroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.

B. Hidroclorua làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

C. Axit clohidric hoà tan được nhiều kim loại như sắt, nhôm, đồng.

D. Axit clohidric có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 5. Cho các nhận định sau:

(1). Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3.

(2). Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng quỳ tím ẩm.

(3). Phản ứng của dung dịch HX với Fe2O3 đều là phản ứng trao đổi.

(4). Dung dịch HF là axit yếu và không được chứa trong lọ thuỷ tinh.

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án B

(1).Sai vì Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl2.

Fe + HCl → FeCl2 + H2

(2) đúng vì

HCl làm quỳ tím chuyển đỏ

Cl2 làm mất màu quỳ tím

H2 không làm quỳ tím chuyển màu

(3) Sai vì có thể là phản ứng oxi hóa

Fe2O3 + 6HI → 2FeI2 + I2 + 3H2O

(4). Đúng

 Câu 6. Cho các phát biểu sau:

(1). Có thể điều chế HCl bằng cách cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đậm đặc

(2). Có thể điều chế HBr và HI bằng cách cho NaBr và NaI tác dụng với H2SO4 đậm đặc.

(3). Clo được dùng sát trùng nước sinh hoạt.

(4). Clo được dùng sản xuất kaliclorat, nước Gia-ven, cloruavôi.

(5). Clo được dùng tẩy trắng sợi, giấy, vải.

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Xem đáp án
Đáp án C

(1) Đúng vì

2NaCl rắn + H2SO4 đặc → Na2SO­4 + 2HCl (> 4000C)

Đây là phương pháp sunfat để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm. Người ta sẽ cho tinh thể NaCl phản ứng với H2SO4 đặc, nung nóng ( >400oC)

(2). Sai vì: Không thể thể điều chế HBr và HI bằng cách cho NaBr và NaI tác dụng với H2SO4 đậm đặc.

(3). Đúng

(4). Đúng

(5). Đúng

Câu 7. Cho các phát biểu sau:

(1). Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.

(2). Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh.

(3). Cu hòa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2.

(4). Có thể điều chế HX bằng phản ứng giữa NaX với H2SO4 đặc.

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Xem đáp án
Đáp án D

(1) Sai vì Axit clohiđric chỉ có tính khử

(2) Đúng

(3). Sai

(4). Sai vì

Vì HF và HCl là chất tan rất tốt trong nước nên phải dùng NaX khan, H2SO4 đặc và HX là chất khí nên phải đun nóng để HX thoát ra nhanh hơn.

Không dùng để điều chế HBr và HI. Vì HBr và HI có tính khử mạnh nên khi sinh ra dễ dàng tác dụng với H2­SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh tạo thành Br2, I2 với SO2 và H2O.

Câu 8. Cho các phản ứng sau:

(1) O3 + KI + H2O →

(2) F2 + H2O →

(3) Cl2 + NaOH (điện phân có màng ngăn xốp) →

(4) Cl2 + H2S + H2O →

(5) NaCl rắn + H2SO4 đặc 

Số phản ứng nào tạo ra đơn chất?

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Xem đáp án
Đáp án D

(1) O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O

(2) 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

(3) Cl2 + 2NaOH \overset{đp }{\rightarrow}\(\overset{đp }{\rightarrow}\) NaCl + NaClO + H2O

(4) H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

(5) 2NaCl rắn + H2SO4 đặc → Na2SO­4 + 2HCl (> 4000C)

Câu 9. Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + MnO2→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

(b) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

(c) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.

(d) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 10. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ

A. Có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra.

B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.

D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.

Xem đáp án
Đáp án B

Phương trình phản ứng

H2S + CuSO4 → CuS↓ (kết tủa đen) + H2SO4

=> Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm