Số oxi hóa của nitrogen trong HNO3
Số oxi hóa và hoá trị của nitrogen trong hợp chất nitric acid
Số oxi hóa của nitơ trong HNO3 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc xác định số oxi hỏa của nitrogen trong hợp chất HNO3, cũng như đưa ra các nội dung bài tập liên quan. Giúp củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng giải bài tập. Mời các bạn tham khảo.
Số oxi hóa của nitrogen trong HNO3 là
A. +3
B. 3+
C.+5
D. 5+
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Gọi số oxi hóa của N trong HNO3 là x
Ta có số oxi hóa của H là +1 và của O là -2
Trong HNO3: 1 + x.1 + 3. (-2) = 0 → x = +5
Đáp án C
Quy tắc xác định số oxi hóa
Quy tắc 1: Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tử bằng 0.
Ví dụ: H2; N2; O2; Fe; Zn ....
Quy tắc 2: Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1, của oxygen là -2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và có giá trị bằng số electron hóa trị.
Ví dụ:
Nguyên tử | Hydrogen | Oxygen | Kim loại kiềm (IA) | Kim loại kiểm thổ (IIA) | Aluminium |
Số oxi hoá | +1 | -2 | +1 | +2 | +3 |
Quy tắc 3: Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0.
Ví dụ: \(C^{+4} O^{-2} _{2}\)
Tổng số oxi hóa = (+4) + (-2).2 = 0.
Quy tắc 4: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion; trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion.
Ví dụ: \((N^{−3} H_{4}^{+1} )^{+}\)
Tổng số oxi hóa = (-3) + (+1).4 = + 1.
Trường hợp ngoại lệ: NaH , AlH (số oxi hóa của H là -1)
Số oxi hóa của O là: -2
Ví dụ: H2O, Na2O, SO2
Trường hợp ngoại lệ:
Số oxi hóa -1: H2O2, Na2O2
Số oxi hóa +2: OF2
Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Số oxi hóa của nitrogen trong NH4NO3
A. +3 và -5.
B. -3 và +5.
C. +4 và -6.
D. -4 và +6
Gọi số oxi hóa cua N trong NH4+ là x và trong NO3- là y.
Ta có số oxi hóa của H là +1 và của O là -2
Trong NH4+: x + 4. 1 = +1 → x = -3
Trong NO3-: x + 3. −2−2 = -1 → x = +5
Câu 2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất, đơn chất và ion lần lượt sau: Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.
A. 0, +2, +4, +7
B. 0, +2, -4, +7
C. 0, -2, +4, +7
D. 0, 2-, 4+, 7+
Đặt x, y, z, t lần lượt là số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.
Ta có:
Số OXH của Mn là 0
y + (2.-1) = 0 ⇒ x = +2. Số OXH của Mn trong MnCl2 là =2
z + 2.(-1) = 0 ⇒ y = +4. Số OXH của Mn trong MnO2 là +4
1 + t + 4.(-2) = 0 ⇒ z = +7. Số OXH của Mn trong KMnO4 là +7
Câu 3. Xác định số oxi hóa của các ion sau: Na+, Cu2+ , Fe2+ , Fe3+, Al3+
A. +1, +2, +2, +3, +3
B. 1+, 2+, 2+, 3+, 3+
C. -1, -2, -2, -3, -3
D. 1-, 2-, 2-, 3-, 3-
Câu 4. Số oxi hóa của clo trong các chất: HClO, HClO2, HClO4 lần lượt là
A. +1, +3, +7.
B. +1, -3, -7
C. -1, +3, +7
D. +3, +5, +7.
Gọi số OXH của Cl trong các chất là x. Ta có số oxh của H là +1; của O là -2; của K là +1
+ Trong HClO: +1 + x + 1.(-2) = 0 → x = +1 Số OXH của Cl trong HClO là +1
+ Trog HClO2: +1 + x + 2. (-2) = 0 → x = +3 Số OXH của Cl trong HClO2 là +3
+ Trong HClO4: +1 + x + 4. (-2) = 0 → x = +7 Số OXH của Cl trong HClO4 là +7
Câu 5. Cho các hợp chất : NH , NO2, N2O, NO , N2
Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là :
A. N2 > NO > NO2 > N2O > NH .
B. NO > N2O > NO2 > N2 > NH .
C. NO > NO2 > N2O > N2 > NH .
D. NO > NO2 > NH > N2 > N2O.
Số oxi hóa của N trong các hợp chất NH , NO2, N2O, NO , N2 lần lượt là: +3, +4, +1, +5, 0
Câu 6. Xác định số oxi hóa của crom trong các hợp chất sau: Cr2O3, K2CrO4, Cr2(SO4)3 , K2Cr2O7
A. +3, +6, + 3; +6
B. +1, +3, +1 , +5
C. +3, +7, + 4; +6
D. +3, +4, +2; +7
Câu 7. Số oxi hóa và hoá trị của nitrogen trong hợp chất nitric acid lần lượt là:
A. +5 và V.
B. +5 và IV.
C. +5 và III.
D. +4 và IV.
Công thức cấu tạo của HNO3 là:
Vậy N có cộng hóa trị là 4. Số oxi hóa của N là +5 (do trong HNO3 số oxi hóa của H là +1 và O là –2, áp dụng quy tắc xác định số oxi hoá xác định được số oxi hoá của N là +5).
...........................................