17 bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10

VnDoc xin giới thiệu 17 bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 là đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Hóa. Đây là tài liệu hay dành cho các bạn tự ôn tập, hệ thống lại kiến thức, nhằm đạt kết quả tốt trong bài thi cuối kì sắp tới. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn tải về tham khảo

A. Đề cương hóa 10 học kì 1 có đáp án

B. Bộ đề thi học kì 1 hóa 10

C. Một số đề thi học kì 1 hóa 10

Đề kiểm tra hóa 10 học kì 1 - Đề 1

I. Phần trắc nghiệm:

Câu 1: Cho phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O. Tồng hệ số cân bằng là:

A. 18              B. 19                C. 20                D. 16

Câu 2. Cho Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là:

A. 6                B. 8                   C. 4                 D. 10

Câu 3. Cho 11,2 gam Fe + HNO3 thu được khí X có thể tích 13,44 lít. Khí X là:

A. N2              B. NO2               C. NO             D. N2O

Câu 4. Cho 9,6 gam Mg tác dụng với H2SO4 thu được 0,1 mol khí X. Khí X là:

A. S                B. SO2                C. H2S              D. SO3

Câu 5. Cho 5,4 gam Al tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thoát ra 6,72 lít khí X (đktc). Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là:

A. 18                B. 20                   C. 11                     D. 18

Câu 6. Cho Al + HNO3 thu được hỗn hợp hai khí N2 và NO tỉ lệ mol 1:1. Tổng hệ số cân bằng của HNO3

A. 63                B, 104                  C.102                        D. 98

Câu 7. Cho Zn tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp gồm N2O và NO theo tỉ lệ thể tích là 2:3. Tổng hệ số của phản ứng là:

A. 62                 B. 58                     C. 64                       D. 80

Câu 8. Cho m gam Zn tác dụng với HNO3 thu được 6,72 lít khí N2O. m có giá trị là:

A. 16,5            B. 7,8                      C. 13,5                     D. 26.5

Câu 9. Cho m gam Al tác dụng với H2SO4 thu được 13.44 lit khí H2S. m có giá trị là:

A. 32.2             B. 43.2                    C. 44.2                     D. 65.2

Câu 10. Cho 19.2 gam Cu tác dụng với HNO3 được V lít khí NO. Khối lượng của dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam:

A. tăng 13.2 gam

B. giảm 13.2 gam

C. tăng 19,2 gam

D. không thay đổi.

Câu 11. Cho 8,3 gam Al và Fe tác dụng với HNO3 thu được 13.44 lít khí NO2 (đktc). Xác định %Al trong hỗn hợp.

A. 35.5%

B. 32.53%

C. 67.17%

D. 56.15%

Câu 12. Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng với H2SO4 thu được 8,96 lít khí SO2 (đktc). Tỉ lệ khối lượng của Al và Mg là

A. 9/3

B. 9/4

C. 27/24

D. 54/19

Câu 13. Cho hỗn hợp m gam Al và Cu (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2) tác dụng với HNO3 thu được 1.568 lít khí N2. Giá trị m là?

A. 13,2

B. 15.5

C. 16.8

D.16.5

Câu 14. Cho MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò môi trường:

A. 1            B. 4              C.2                   D. 3

Câu 15. Cho Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O. Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò môi trường và bị khử là:

A. 5:1          B. 1:5            C. 12:5            D. 12:5

Câu 16. Mg + H2SO4 → MgSO4 + S + H2O. Tìm số phân tử H2SO4 bị khử và môi trường.

A. 3, 8         B. 2,7            C. 1,3                D. 2,5

Câu 18. P + HNO3 + H2O → H3PO4 + NO. Số phân tử HNO3 bị khử và môi trường là:

A. 5,0          B. 4,0             C. 6,5                D. 6,4

Câu 19. Cho 5,4 gam Al tác dụng với HNO3 thoát ra khí NO2. Tính số mol HNO3 đóng vai trò môi trường:

A. 0,6           B. 0,2             C. 0,8                 D. 0,5

Câu 20. Sơ đồ nào sau đây viết sai:

A. Al → Al3+ + 3e

B. Fe3+ +1e → Fe2+

C. O2 + 2e → 2O2-

D. Cl2 + 2e → 2Cl-

Câu 21. Cho Al → Al3+ + 3e. Đi từ 13,5 gam Al, sẽ có bao nhiêu mol e được tách ra.

A. 0.5            B. 0.25               C. 1.5                  D. 1.7

Câu 22. Sơ đồ nào sau đây biểu diễn quá trinh oxi hóa.

A. N2 + 6e → 2N3-

B. Fe2+ → Fe3+ + 1e

C. Na+ + Cl- → NaCl

D. NaOH + HCl → NaCl + H2O

Câu 23. Cho 5,4 gam Al tác dụng H2SO4 đặc thu được 6,72 lít khí X (đktc). Tổng hệ số cân bằng là:

A. 12              B. 18              C. 19               D. 20

Câu 24. Cho phản ứng: P + HNO3 + H2O → H3PO4 + NO. Chất bị oxi hóa là:

A. P               B. HNO3          C. H2O            D. H3PO4

Câu 25. Cho m gam Al, Cu tỉ lệ mol 1:1 + HNO3 thu được 11,2 lít khí NO. Giá trị m là:

A. 29,3 gam

B. 27.3 gam

C. 27,1 gam

D. 25,6 gam

Câu 26. Trong phân tử CO2 có bao nhiêu liên kết pi.

A. 4           B. 2            C. 1            D. 3

Câu 27. Cho 21.9 gam Al và Cu tác dụng với HNO3 thu được 6,72 lít khí NO. Tỉ lệ mol của Al và Cu là:

A. 1:3           B. 3:1       C. 2:1        D. 1:2

Câu 28. Cho 0.13 mol Al tác dụng với HNO3 thu được V lít khí N2 va NO theo tỉ lệ mol 1:1 Giá trị của V là:

A. 0.448 lít     

B. 1.344 lít

C. 0.672 lít

D. 0.884 lít

Câu 29. Sắp xếp số e trong các ion sau theo thứ tự tăng dần: NH4+, SO32-, CO32-.

A. NH4+ < SO32- < CO32-

B. NH4+ < CO32- < SO32-

C. SO32- < CO32- < NH4+

D. CO32- < NH4+ < SO32-

Câu 30. Cho m gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tác dụng với O2 thu được 19,6 gam chất rắn. Hóa tan hết 19,6 gam chất rắn cần 100 ml dung dịch HCl 12M. Tính m?

A. 10 gam           B. 19.6 gam           C. 18.2 gam          D. 24 gam

Câu 31. Cho nguyên tử X có tổng e ở phân lớp s = 7. X thuộc nhóm A. Cho biết X là nguyên tố nào:

A. Na                  B. K                         C. O                        D. S

Câu 32. Cho các chất sau đây: CO2, CH4, N2, HCl, H2O, O2. Số chất không có sự phân cực.

A. 3                    B. 2                         C. 4                          D. 5

Câu 33. Cho X2+ có cấu hình e: [ Ar] 3d6. Tìm vị trí của X:

A. Chu kì 4, nhóm VIIIA

B. Chu kì 4, IIA

C Chu kì 3, VIA

D. Chu kì 4, VIIIB

Câu 34. X có hai đồng vị có số khối 13 và 11. Có % đồng vị bằng nhau. 0,25 mol X có khối lượng:

A. 3                   B. 12                        C/ 4                        D. 6

Câu 35. Cho phản ứng: Na + Cl2 → 2NaCl, ∆ H = -882,2 kj

Đây là phản ứng:

A. Thu nhiệt

B. Tỏa nhiệt.

C. Không thu nhiệt.

D. Trao đổi.

Câu 36. X, Y nằm cùng một chu kì, 2 nhóm liên tiếp có tổng e bằng 25. Tính số mol của e nhương đi từ 0,1 mol X và 0.2 mol Y.

A. 0.6              B.0,8              C. 0.7                D. 0.5

Câu 37. Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là: RO2. Trong đó trong hợp chất khí với H %R bằng 75%. Xác định số cặp e liên kết và chưa liên kết trong oxit cai nhất.

A. 4,2              B. 2,0            C. 4,0                   D. 2,4

Câu 38. Cho 32 gam hỗn hợp Al, Fe, Zn tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 0,5M thu được 44,2 gam muối. Giá trị V:

A. 0.2 lít           B. 0.4 lít        C. 0.8 lít                D. số khác.

Câu 39. X và Y là hai kim loại kiềm có khối luộng 10,1 gam tác dụng hết nước thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Xác định lệ mol X và Y. (MX < MY)

A. 2:3               B. 1:2             C. 2:1                    D. 1:1

Câu 40. Nguyên tố X nằm chu kì 3, nhóm VIA. X thuộc nguyên tố nào sau đây:

A. s                  B. p                 C. f                       D. d

II. Phần tự luận

Câu 1: Cân bằng;

a. FeCl2 + K2Cr2O7 + HCl → FeCl3 + KCl + CrCl3 + H2O

b. KMnO4 + FeSO4 + H2O → K2SO4 + MnO2 + Fe2(SO4)3 +Fe(OH)3

Câu 2. Cho 4.4 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đkc)

a) Xác định tên 2 kim loại và tính %khối lượng hỗn hợp của chúng trong hỗn hợp ban đầu .

b) Nếu ban đầu khối lượng đã dùng 200 gam HCl. Tính nồng độ % của các muối trong dung dịch X.

Câu 3. Hỗn hợp gồm Al và Mg có khối lượng là 3.54 gam được chia thành hai phần bằng nhau:

Phần 1: cho tác dụng với HCl dư thu được 1.904 lít khí H2 (đktc).

Phần 2: Hòa tan trong HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ lệ mol là 1:2.

Tính thế tích từng khí NO và N2O ở điều kiện tiêu chuẩn.

Đề kiểm tra hóa 10 học kì 1 - Đề 2

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1. Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,03mol N2O và 0,01 mol NO . Giá trị m là

A. 8,1 gam

B. 13,5 gam

C. 2,43 gam

D. 1,35 gam

Câu 2. Hòa tan hỗn hợp toµn 10,2 gam hỗn hợp X gam hai kim loại Al, Mg b»ng dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch sau phản ứng thu với lượng muối khan là

A. 45,7 gam

B. 44,2 gam

C. 25,2 gam

D. 41,5 gam.

Câu 3: Cho 2g một kim loại nhóm IIA tác dụng với dd HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây:

A. Be

B. Ba

C. Ca

D. Mg

Câu 4: Cho 3,9g K tác dụng với 101,8g H2O. C% của dung dịch thu được

A. kết quả khác

B. 5,3

C. 5,5

D. 4,8

Câu 5: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,03mol N2O và 0,01 mol NO . Giá trị m là

A. 8,1 gam

B. 13,5 gam

C. 2,43 gam

D. 1,35 gam

Câu 6. Cho phương trình phản ứng hóa học sau đây: Al + HNO3→ Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. Tổng hệ số nguyên đơn giản nhất của phương trình phản ứng hóa học trên là:

A. 58

B. 64

C. 62

D. 46

Câu 7: Cho phản ứng hoá học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O

Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là :

A. 3 và 3.

B. 3 và 2.

C. 1 và 3.

D. 4 và 3.

Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch có khối lượng là (g):

A. 5,81.

B. 6,81.

C. 3,81.

D. 4,81.

Câu 9. Trong 3 oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4, chất nào tác dụng với HNO3 không cho ra khí:

A. Chỉ có Fe3O4.

B. FeO.

C. Chỉ có Fe2O3.

D. FeO và Fe3O4.

Câu 10. Hòa tan 2,16 gam FeO trong lượng dung dịch HNO3 loãng thu được V lít (đktc) khí NO duy nhất. V bằng:

A. 0,224 lít.

B. 0,336 lít.

C. 0,448 lít

D. 2,240 lít.

Câu 11. Cho 2,52 g một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 g muối sunfat. Kim loại đó là:

A. Zn.

B. Al.

C. Fe.

D. Mg.

Câu 12. Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,05 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là:

A. 232 g.

B. 23.2 g.

C. 233 g.

D. 234 g.

Câu 13. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,73 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:

A. 20 ml.

B. 50 ml.

C. 100 ml.

D. 90 ml.

Câu 14. Có bao nhiêu phản ứng oxi hóa khử trong các phản ứng cho sau đây:

1. CaO + CO2 → CO2.

2. CuO + CO → Cu + CO2.

3. Fe(OH)2 + O2 + H2O → Fe(OH)3.

4. NaAlO2 + CO2 + H2O→  Al(OH)3 + NaHCO3.

5. NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4.

6. NaHSO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O.

7. FeCl3 + KI → FeCl2 + KCl + I2.

8. FeCl3 + SnCl2 → FeCl2 + SnCl4.

A. 3

B. 4

C. 5

D.6

Câu 15: Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hoá và môi trường trong phản ứng:

FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O là bao nhiêu?

A. 1 : 3

B. 1 : 10

C. 1 : 9

D. 1 : 2

Câu 16: Cho phản ứng sau: FeS + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2­ + H2O.

Hệ số cân bằng tối giản của H2SO4 là :

A. 4

B. 12

C. 10

D. 8

Câu 17: Trong phản ứng hoá học sau: 3K2MnO4 + 2H2O → 2KMnO4 + MnO2 + 4KOH. Nguyên tố mangan :

A. Chỉ bi oxi hoá

B. Chỉ bị khử

C. Vừa bị oxi hoá , vừa bị khử

D. Không bị oxi hoá , không bị khử

Câu 18: Trong các phản ứng phân huỷ dưới đây phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá khử :

A. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

B. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

C. (NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O

D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2

Câu 19: Cho phản ứng hoá học sau: SO2 + Cl2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl . Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng :

A. SO2 là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử

B. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá

C. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử

D. Cl2 là chất oxi hoá, SO2 là chất khử

Câu 20: Cho phản ứng sau: FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2SO4 + H2O. Tổng hệ số cân bằng tối giản là số nguyên của các chất bằng :

A.13

B.14

C.15

D.16

II. Phần tự luận:

Câu 1. Cân bằng phương trình phản ưng hóa học sau đây theo phương pháp cân bằng electron:

a. KHSO4 + KMnO4 + FeSO4 → K2SO4 + MnSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O.

b. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O (tỉ lệ mol N2O : N2 = 2:3)

Câu 2. Hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học sau đây:

KMnO4 → Cl2 → KClO3 → Cl2 → FeCl3 → FeCl2 → NaCl → NaOH → NaClO

Câu 3. A là kim loại hóa trị n. Hòa tan 1,62 gam A Trong HCl dư thoát ra 2.016 lít khí H2 (đktc). B là kim loại hóa trị M . Hòa tan 2,24 gam kim loại B trong dung dịch HNO3 thì thu được 896 ml khí NO.

a. Xác định hai kim loại A và B.

b. Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B. Cho hỗn hợp X có khối lượng 3,61 gam cho tác dụng với V ml dung dịch H2SO4 0,1M và HCl 0,18M thì phản ứng vừa đủ và thoát ra 2,128 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được b gam hỗn hợp muối.

- Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

- Tính V dung dịch HCl?

- Tính b?

Câu 4. Hỗn hợp A gồm Clo và Oxi: Cho hỗn hợp A phản ứng hết với hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định % theo khối lượng và % theo thể tích của Cl2 và O2 trong hỗn hợp ban đầu.

-----------------------------

Đánh giá bài viết
110 138.040
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 10

Xem thêm