Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo vừa đuộc VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

I. Trắc nghiệm ôn tập cuối kì 1 Sinh 10

Câu 1: Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào sau đây?

A. Vận chuyển tích cực

B. Vận chuyển thụ động

C. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động

D. Vận chuyển khuếch tán

Câu 2: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccharose không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch

A. saccharose nhược trương.

B. saccharose ưu trương

C. ure ưu trương.

D. ure nhược trương.

Câu 3: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn giống nhau ở chỗ:

A. đều chứa axit nucleic

B. đều là hệ thống xoang màng dẹt thông với nhau

C. đều tổng hợp protein, lipit, đường

D. đều nằm sát và thông với màng nhân

Câu 4: Cho biết bộ phận tham gia vận chuyển 1 protein ra khỏi tế bào?

A. Lưới nội chất trơn.

B. Bộ máy golgi và màng sinh chất

C. Bộ máy golgi.

D. Màng sinh chất.

Câu 5: Phân tử sinh học được dùng làm khuôn để tổng hợp protein ở ribosome là:

A. DNA.

B. mRNA.

C. rRNA.

D. tRNA.

Câu 6: Loại tế bào sau đây có chứa nhiều lysosome nhất là:

A. Tế bào bạch cầu

B. Tế bào hồng cầu

C. Tế bào thần kinh

D. Tế bào cơ

Câu 7: Cơ chất là:

A. Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác

B. Chất tạo ra do nhiều enzyme liên kết lại

C. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do enzyme xúc tác

D. Chất tham gia cấu tạo enzyme

Câu 8: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:

A. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng

B. Ở động vật, enzyme do các tuyến nội tiết tiết ra

C. Enzyme là một chất xúc tác sinh học

D. Enzyme được cấu tạo từ các disaccharide

Câu 9: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế

A. Chủ động

B. Thụ động

C. Khuếch tán

D. Thẩm thấu

Câu 10: Trong hô hấp tế bào, chu trình Krebs diễn ra tại:

A. Màng trong ti thể.

B. Màng thylakoid.

C. Tế bào chất.

D. Chất nền ti thể.

Câu 11: Câu có nội dung đúng sau đây là :

A. Sự khuếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động.

B. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.

C. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu.

D. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng.

Câu 12: Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của enzyme, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó:

A. Enzyme có hoạt tính thấp nhất

B. Enzyme ngừng hoạt động

C. Enzyme bắt đầu hoạt động

D. Enzyme có hoạt tính cao nhất

Câu 13: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là:

A. Có chứa nhiều loại enzyme hô hấp

B. Được bao bọc bởi lớp màng kép

C. Có chứa sắc tố quang hợp

D. Có chứa nhiều phân tử ATP

Câu 14: Phần lớn enzyme trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây ?

A. Từ 4 đến 5

B. Từ 6 đến 8

C. Trên 8

D. Từ 2 đến 3

Câu 15: Tế bào nhân thực không có ở cơ thể:

A. Người

B. Động vật

C. Thực vật

D. Vi khuẩn

Câu 16: Đặc điểm có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là:

A. Có ti thể

B. Nhân có màng bọc

C. Trong tế bào chất có nhiều loại bàng quan

D. Có thành tế bào bằng chất cellulose

Câu 17: Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh prôtêin?

A. Không phân cực, kích thước lớn.

B. Phân cực, kích thước lớn.

C. Không phân cực, kích thước nhỏ.

D. Phân cực, kích thước nhỏ.

Câu 18: Cấu trúc không có trong nhân của tế bào là:

A. Chất nhiễm sắc

B. Bộ máy Gôngi

C. Nhân con

D. Màng nhân

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình truyền tin tế bào?

A. Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng các thụ thể có mặt trên màng sinh chất.

B. Thông tin các tế bào truyền cho nhau chủ yếu là tín hiệu hóa học.

C. Gồm 3 giai đoạn: truyền tín hiệu → tiếp nhận → đáp ứng.

D. Kiểu dẫn truyền xung thần kinh thuộc loại truyền tin nội tiết.

Câu 20: Enzyme protease có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây?

A. Phân giải lipid thành axit béo và glixerin

B. Phân giải protein

C. Phân giải đường disaccharide thành monosaccharide

D. Phân giải đường lactose

Câu 21: Trong quang hợp, chu trình Calvin diễn ra tại:

A. Chất nền stroma.

B. Màng thylakoid.

C. Tế bào chất.

D. Màng trong ti thể.

Câu 22: Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất?

A. Tế bào biểu bì

B. Tế bào xương

C. Tế bào cơ tim

D. Tế bào hồng cầu

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hô hấp tế bào?

A. là quá trình phân giải hoàn toàn phân tử đường trong tế bào.

B. gồm 3 giai đoạn xảy ra trong bào quan ti thể.

C. chuỗi truyền electron là giai đoạn giải phóng nhiều năng lượng nhất.

D. giai đoạn đường phân giải phóng 2 phân tử ATP.

Câu 24: Khi mở lọ nước hoa, ta ngửi được mùi thơm khắp phòng. Hiện tượng này là do:

A. không có chênh lệch nồng độ chất tan.

B. nước hoa có mùi thơm.

C. nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong lọ

D. chất tan trong lọ khuếch tán ra ngoài

Câu 25: Dị hoá là

A. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.

B. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.

C. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

D. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

Câu 26: Rau bị héo ta ngâm vào nước một thời gian thấy rau tươi trở lại. Đây là hiện tượng gì?

A. Tan trong nước.

B. Co nguyên sinh

C. Phản co nguyên sinh

D. Trương nước

Câu 27: Nguồn cung cấp H+ và electron của nhóm vi khuẩn màu lục và màu tía thực hiện quang khử là:

A. H2O.

B. C6H12O6.

C. H2S, S, H2.

D. CO2.

Câu 28: Khí CO2 và O2 được vận chuyển qua màng sinh chất qua phương thức vận chuyển nào sau đây?

A. khuếch tán trực tiếp.

B. chủ động.

C. khuếch tán qua kênh prôtêin.

D. nhập bào.

Câu 29: Enzyme liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động sẽ

A. tạo ra sản phẩm.

B. làm tăng năng lượng hoạt hóa cơ chất.

C. biến đổi enzyme.

D. tạo nên phức hợp enzyme - cơ chất.

Câu 30: Phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất là hình thức vận chuyển các chất theo kiểu

A. thụ động.

B. xuất bào.

C. chủ động.

D. nhập bào.

Câu 31: Chất nào sau đây có khả năng ức chế hoạt động của enzyme?

A. DDT

B. acid uric

C. Mg2+

D. Cu2+

Câu 32: Đơn phân cấu tạo của RNA là

A. Adenine, Guanine, Cytosine, Thymine và Uracine.

B. Adenine, Guanine, Cytosine, Thymine.

C. Adenine, Guanine, Thymine,Uracine.

D. Adenine, Guanine, Cytosine, Uracine.

Câu 33: Glucose là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào dưới đây?

A. Cellulose

B. DNA

C. Protein

D. Lipit

Câu 34: Cho các đặc điểm và thành phần của tế bào như sau:

(1). Dị dưỡng;

(2). Tự dưỡng;

(3). Màng nguyên sinh;

(4). Thành Cellulose;

(5). Ribosome;

(6).Hệ thống nội màng.

Tế bào thực vật thường có những đặc điểm và thành phần nào sau đây?

A. (1); (2); (3); (4); (6).

B. (1); (2); (3); (4); (5).

C. (2); (3); (4); (5); (6).

D. (1); (2); (3); (4); (6).

Câu 35: Sản phẩm được tạo ra sau pha tối của quá trình quang hợp là:

A. CO2, H2O, ATP.

B. CO2, C6H12O6, ATP.

C. C6H12O6, ADP, NADP+

D. ATP, NADPH, C6H12O6.

Câu 36: Ở tế bào nhân thực, lipid được tổng hợp từ

A. lưới nội chất trơn.

B. Ribosome tự do trong tế bào chất.

C. lưới nội chất hạt.

D. Lysosome.

Câu 37: Ở tế bào nhân thực, quá trình lên men diễn ra tại:

A. màng trong ti thể.

B. màng thylakoid.

C. chất nền ti thể.

D. tế bào chất.

Câu 38: Mỗi nucleotide cấu tạo gồm

A. 3 thành phần là: đường pentose, nhóm phosphat và nitrogenous base.

B. 2 thành phần là: đường pentose và nitrogenous base.

C. 3 thành phần là: đường glucose, nhóm phosphat và nitrogenous base.

D. 3 thành phần là: đường glucose, 2 nhóm phosphat và nitrogenous base.

Câu 39. Trong các loại phân tử sinh học, phân tử nào sau đây không có liên kết hydrogen trong cấu trúc?

A. DNA.

B. lipid.

C. rRNA.

D. protein.

Câu 40: Cho biết tổng số nucleotide của phân tử DNA là 2400 nucleotide, trong đó số nucleotide loại adenine là 500 nucleotide. Hỏi số liên kết hidrogen có trong DNA là bao nhiêu?

A. 1800 liên kết.

B. 3100 liên kết.

C. 2900 liên kết.

D. 3600 liên kết.

Câu 41: Các enzyme được tổng hợp trong các tế bào sống xúc tác cho các phản ứng hóa sinh có bản chất là:

A. Carbohydrate.

B. Steroid.

C. Lipid.

D. Protein.

Câu 42: Ở tế bào nhân thực, cấu trúc thylakoid được tìm thấy trong

A. Nhân

B. Ti thể

C. Lục lạp

D. Ribosome

Câu 43: Phân tử nào sau đây mang cấu trúc bộ ba đối mã (anticodon)?

A. DNA

B. rRNA

C. mRNA

D. tRNA

Câu 44: Chất nào sau đây được ví như “đồng tiền năng lượng của tế bào”?

A. RNA

B. DNA

C. Glucose

D. ATP

Câu 45: Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi

A. chất tan có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và tiêu tốn năng lượng.

B. chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tiêu tốn năng lượng.

C. chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và không tiêu tốn năng lượng.

D. chất tan có nồng độ thấp cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng.

Câu 46: Trong tế bào nhân thực, những cấu trúc nào sau đây chứa DNA?

A. Nhân, ti thể, lục lạp.

B. Lysosome, ti thể, peroxisome.

C. Nhân, Ribosome, lục lạp.

D. Ribosome, ti thể, lục lạp.

Câu 47: Một tế bào có nồng độ chất tan NaCl là 0,9%, dung dịch nào sau đây là dung dịch ưu trương của tế bào?

A. Dung dịch NaCl 0,2%.

B. Dung dịch NaCl 1,1%.

C. Dung dịch NaCl 0,8%.

D. Dung dịch NaCl 0,9%.

Câu 48: Các phân tử nước được thẩm thấu vào trong tế bào qua

A. lớp polypeptide kép.

B. kênh protein đặc biệt aquaporin.

C. bơm Na – K.

D. tất cả các kênh protein xuyên màng.

Câu 49: Cho đoạn DNA có 150 chu kì xoắn (C), tổng số nucleotide (N) của đoạn DNA là

A. 1500 Nu

B. 30000 Nu

C. 2400 Nu

D. 3600 Nu

Câu 50: Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, nhóm sinh vật bắt màu tím là

A. vi khuẩn Gram dương

B. vi khuẩn Gram âm

C. trực khuẩn lao

D. trực khuẩn đại tràng

Câu 51: Đa số enzyme trong cơ thể người hoạt động ở khoảng nhiệt độ?

A. 20 → 30oC

B. 30 → 37oC

C. 25 → 40oC

D. 30 → 40oC

Câu 52: Thành phần cấu tạo của enzyme gồm

A. protein hoặc protein kết hợp với chất khác

B. protein hoặc protein kết hợp với steroid

C. protein hoặc protein kết hợp với lipit

D. protein hoặc protein kết hợp với cacbohidrat

Câu 53: Cho các cấu trúc sau:

1) Nhân;

2) Lưới nội chất;

3) Bào quan có màng;

4) Khung tế bào;

5) Thành peptidoglycan;

6) Ribosome;

7) DNA;

8) Vùng nhân;

9) Plasmit.

Cấu trúc nào có ở tế bào nhân sơ mà không có ở tế bào nhân thực?

A. 5, 8, 9.

B. 1, 2, 3.

C. 1, 3, 9.

D. 4, 6.

Câu 54: Ở tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây có 2 lớp màng?

A. Lysosome

B. Ribosome

C. Ti thể

D. Lưới nội chất

Câu 55: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?

A. Sự co cơ ở động vật.

B. Vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào.

C. Vận chuyển chủ động các chất qua màng.

D. Sự sinh trưởng của cây xanh.

Câu 56: Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng:

(1) Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.

(2) Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.

(3) Chuyển hóa vật chất bao gồm hai mặt là đồng hóa và dị hóa.

(4) Đồng hóa là quá trình tạo ra và sử dụng ATP.

(5) Dị hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản.

Trong các ý trên, những ý nào là đúng?

A. (1), (2), (3), (4)

B. (1), (3), (4), (5)

C. (1), (2), (3), (5)

D. (2), (3), (4), (5).

Câu 57: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" là nhờ

A. Màng sinh chất có “dấu chuẩn”

B. Màng sinh chất có protein thụ thể

C. Trao đổi chất với môi trường

D. Cả A, B và C

Câu 25: Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì

A. Các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.

B. Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.

C. Phải bao bọc xung quanh tế bào.

D. Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào.

Câu 58: Cho các phát biểu sau:

(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài

(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền

(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan

(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ

(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm DNA và protein

Các phát biểu nói về đặc điểm chung của tế bào nhân thực là:

A. (2), (3), (4).

B. (1), (2), (3), (5).

C. (2), (3), (4), (5).

D. (1), (3), (4), (5).

Câu 59: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là

A. Thành tế bào, màng sinh chất, nhân.

B. Thành tế bào, tế bào chất, nhân.

C. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.

D. Màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân.

Câu 60: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?

A. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng.

B. Giúp sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn.

C. Giúp di chuyển nhanh hơn và dễ dàng kiếm ăn trong môi trường kí sinh.

D. Cả A và B đều đúng.

II. Bài tập tự luận ôn tập học kì 1 Sinh 10

Câu 1: Quá trình tổng hợp và quá trình phân giải có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 2: Giải thích vì sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzyme thì hoạt tính của enzyme bị giảm, thậm chí là mất hoạt tính.

Câu 3: Tại sao khi chẻ rau muống thành sợi và ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại?

Câu 4: Tại sao muốn giữ rau tươi, ta thường xuyên vảy nước vào rau?

Câu 5: Nếu cho vào tế bào một chất hoá học để phá huỷ màng trong ti thể, hãy cho biết:

- Hậu quả gì sẽ xảy ra đối với tế bào?

- Trong trường hợp này, số ATP được giải phóng sẽ là bao nhiêu?

Câu 6: Trình bày các giai đoạn của quá trình lên men. Nêu sự khác nhau giữa len men rượu và lên men lactate.

Câu 7: So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men. Giải thích sự khác biệt này.

Câu 8: Truyền tin trong tế bào gồm mấy giai đoạn? Trình bày nội dung chính của từng giai đoạn đó.

Câu 9: Để đưa một loại thuốc vào trong một tế bào nhất định của cơ thể, ví dụ tế bào ung thư, người ta thường bao gói thuốc trong các túi vận chuyển. Hãy mô tả cách tế bào lấy thuốc vào bên trong tế bào.

Câu 10: Quang hợp có vai trò như thế nào trong tổng hợp các chất và dự trữ năng lượng?

Câu 11: Tại sao động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen mà không dự trữ dưới dạng dễ sử dụng là glucose?

Câu 12: Hãy phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về: nơi diễn ra, điều kiện ánh sáng, nguyên liệu tham gia và sản phẩm.

Câu 13: Bằng cách nào các tế bào trong cùng một mô của cơ thể động vật có thể phối hợp hoạt động với nhau thông qua chất nền ngoại bào?

Câu 14: Tại sao khi cường độ hô hấp giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất của tế bào?

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để ôn tập thật tốt cho kì thi học kì 1 sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Sinh học 10 CTST, Toán 10 CTST...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm