Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức
Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Hóa
ĐỀ 1
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ I-NĂM HỌC …
MÔN: HÓA 10
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi
thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng
A. một electron chung. B. sự cho – nhận electron.
C. chỉ một cặp electron chung. D. một hay nhiều cặp electron chung.
Câu 2. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng
A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hóa trị. D. số e lớp ngoài cùng.
Câu 3. Nguyên tố R ở nhóm A, nguyên tử R có phân lớp electron ngoài cùng là 4s
1
. Số hiệu nguyên tử
của nguyên tố R là
A. 19 hoặc 24 hoặc 29. B. 19. C. 29. D. 24.
Câu 4. Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây của nguyên tố kim loại?
A. 1s
2
. B. 1s
2
2s
2
2p
6
. C. 1s
2
2s
2
2p
5
. D. 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
.
Câu 5. Cho các nguyên tố:
8
X,
11
R,
6
Y. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. X < Y < R. B. Y < X< R. C. R < X< Y. D. R < Y< X.
Câu 6. Dãy các chất nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng tính base
A. NaOH<Al(OH)
3
<Mg(OH)
2
. B. Mg(OH)
2
<NaOH<Al(OH)
3
.
C. Al(OH)
3
<NaOH<Mg(OH)
2
. D. Al(OH)
3
<Mg(OH)
2
<NaOH.
Câu 7. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trên phân lớp p là 11. Hãy cho biết cấu hình electron
lớp ngoài cùng của nguyên tử X và kiểu xen phủ các orbital trong nguyên tử để tạo ra phân tử X
2
?
A. 3s
2
3p
5
, kiểu xen phủ trục p-p. B. 3s
2
3p
5
, kiểu xen phủ bên p-p.
C. 3s
1
, kiểu xen phủ s-s. D. 3s
2
3p
5
, kiểu xen phủ s-p.
Câu 8. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào là hợp chất ion?
A. H
2
O B. H
2
S C. KBr D. NH
3
Câu 9. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X có dạng ns
2
np
3
. Trong hợp chất cao nhất với
oxygen, X chiếm 43,662% về khối lượng. Phần trăm của X trong hợp chất với hydrogen là
A. 91,176%. B. 17,648%. C. 82,352%. D. 8,824%.
Câu 10. Hạt nhân nguyên tử X có 17 proton và 20 neutron. Ký hiệu nguyên tử X là
A.
X
37
20
. B.
X
37
17
. C.
X
20
17
. D.
X
54
17
.
Câu 11. Công thức Lewis của phân tử O
2
là
A. O = O B. : O = O: C. : = : D. =
Câu 12. Cho độ âm điện các nguyên tố K(0,82); O(3,44); Cl(3,16); H(2,20); N(3,04). Hợp chất có liên
kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất là
A. KCl B. Cl
2
O
7
C. NH
3
D. H
2
O
Câu 13. Chất nào sau đây có cả liên kết ion, liên kết CHT phân cực và liên kết cho nhận?
A. HNO
3
B. NaNO
3
C. NaOH D. K
2
CO
3
Câu 14. Nguyên tố X thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. Oxide cao nhất của X có công thức hóa học là
XO
3
. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 8 B. 6 C. 3 D. 2
Câu 15. X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn. Biết oxide của X khi tan trong
nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím, Y phản ứng với nước tạo thành một dung dịch làm xanh
giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả dung dịch acid và dung dịch kiềm. Nếu xếp theo trật tự tăng
dần độ âm điện thì trật tự đúng sẽ là
A. Y<Z<X. B. Z<Y<X. C. X<Y<Z. D. X<Z<Y.
Câu 16. Chất nào sau đây đều có liên kết hydrogen giữa các phân tử?
A. SiH
4
; CH
4
. B. H
2
O; HF. C. PH
3
; NH
3
. D. H
2
S; HCl.
Câu 17. Cho 9,0g hỗn hợp 2 kim loại A, B hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 7,437 lít
khí H
2
(đkc). A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIA. A, B là các nguyên tố
A. Be, Ca. B. Ca, Sr. C. Be, Mg. D. Mg, Ca.
Câu 18. Cho các phát biểu sau
a. Liên kết ion là liên kết được hình thành bỡi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
b. Trong phân tử C
2
H
2
có một liên kết ba.
c. Mỗi cặp electron góp chung tạo nên hai liên kết cộng hóa trị.
d. Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng nhường electron của nguyên tử đó khi hình
thành liên kết hóa học.
e. Liên kết giữa nguyên tử C và O phân cực nên phân tử CO
2
phân cực.
Số phát biểu sai là
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi
câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S)
Câu 1. Nguyên tố X được sử dụng làm vật liệu máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ. Trong bảng tuần hoàn,
X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.
a. X có tính kim loại mạnh hơn Mg(Z=12).
b. Oxide cao nhất của X có công thức hóa học X
2
O
3
.
c. Hợp chất hydroxide của X có công thức hóa học X(OH)
3
.
d. Hydroxide của X có tính base mạnh.
Câu 2. Khí CO
2
có trong khí quyển và sự gia tăng hàm lượng CO
2
là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng
nhà kính. Cho độ âm điện của nguyên tử C là 2,55 và O là 3,44.
a. Phân tử CO
2
là phân tử không phân cực.
b. Phân tử CO
2
có 2 xen phủ s-p và 2 xen phủ p-p.
c. Trong phân tử CO
2
có 2 liên kết σ và 2 kiên kết π.
d. Trong phân tử CO
2
có 4 cặp e hóa trị riêng chưa tham gia liên kết.
Câu 3. Nguyên tố Y là kim loại cứng nhất, dùng trong dao cắt kính và ở ô số 24 của bảng tuần hoàn.
a. Y có 6 e hóa trị và là nguyên tố kim loại.
b. Y là nguyên tố d.
c. Y ở chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
d. Ở trạng thái cơ bản, Y có 6 e ở phân lớp s.
Câu 4. Cho 5 nguyên tố A, X, Y, Z, T theo thứ tự thuộc 5 ô liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học, có số hiệu nguyên tử tăng dần. Tổng số hạt mang điện trong 5 nguyên tử của 5 nguyên
tố trên bằng 100.
a. Nguyên tố A là oxygen và T là nguyên tố Magnesium.
b. A, X, Y thuộc loại là nguyên tố p.
c. Z, T thuộc cùng một nhóm.
d. Z, T thuộc loại là nguyên tố phi kim.
PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Trong tự nhiên, bromine có 2 đồng vị là
79
Br có hàm lượng 50,7% còn lại là
81
Br. Nguyên tử khối
trung bình của bromine là bao nhiêu?
Câu 2. Cho các chất sau: NaCl, H
2
O, K
2
O, BaCl
2
, CaF
2
, HCl, NH
4
NO
3
. Có bao nhiêu chất chứa liên kết
ion?
Câu 3. Tổng số cặp electron dùng chung giữa các nguyên tử trong phân tử ethylene (C
2
H
4
) là bao nhiêu?
Câu 4. Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố X có công thức XH
4
, được sử dụng làm tác nhân ghép
nối để bám dính các sợi như sợi thủy tinh và sợi carbon. Oxide cao nhất của X chứa 53,3% oxygen về
khối lượng, thường được dùng để sản xuất cửa sổ, lọ thủy tinh. Hãy cho biết giá trị nguyên tử khối trung
bình của X là bao nhiêu?
Câu 5. Trong sản xuất thịt chế biến sẵn, người ta thường bổ sung một hợp chất có công thức dạng X
2
Y để
ức chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn trong thịt, giúp thịt lâu hư, tránh các trường hợp ngộ độc thực
phẩm do thịt bị ôi thiu. Phân tử X
2
Y có tồng số proton là 23. Biết X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong cùng
một chu kì. Phần trăm khối lượng của Y trong oxide cao nhất của Y là bao nhiêu?
Câu 6. Hợp chất X có công thức là A
2
B có tổng số hạt (p, n, e) là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 28. Nguyên tử nguyên tố A có số proton nhiều hơn so với nguyên tử
nguyên tố B là 3. Số hạt mang điện của nguyên tử A là ?
================ Hết ================
Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Hóa học 10 KNTT
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể ôn luyện nội dung kiến thức môn Hóa học 10 để chuẩn chị cho kì thi học kì 1 sắp tới. Đề cương được tổng hợp gồm có 10 mã đề thi được biên soạn theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia mới. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé