Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách nhận biết các chất hóa học lớp 10

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Cách nhận biết các chất hóa học lớp 10 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

A. Nhận biết nhóm Halogen

I. Lý thuyết nhận biết nhóm Halogen

1. Dùng Ag+(AgNO3) để nhận biết các gốc halogenua.

Ag+ + Cl- → AgCl ↓ (trắng) (2AgCl)\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Ag ↓ + Cl2↑)

Ag+ + Br- → AgBr ↓ (vàng nhạt)

Ag+ + I- → AgI ↓ (vàng đậm)

I2 + hồ tinh bột → xanh lam

2. NHẬN BIẾT MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ

2.1. Nhận biết một số anion (ion âm)

CHẤT THỬTHỬ THUỐCTHỬ DẤU HIỆUPHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG
Cl-
Br-
I-
PO43-
Dung dịch AgNO3Kết tủa trắng
Kết tủa vàng nhạt
Kết tủa vàng
Kết tủa vàng
Ag++ X- → AgX↓
(hoá đen ngoài ánh sáng do phản ứng 2AgX → 2Ag + X2)
3Ag+ + PO43- → Ag3PO4↓
SO42-BaCl2- Kết tủa trắngBa2++ SO42- → BaSO4↓
SO32- HSO3- CO32- HCO3- S2-Dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng↑ Phai màu dd KMnO4
↑ Phai màu dd KMnO4
↑ Không mùi
↑ Không mùi
↑ Mùi trứng thối
SO32-+ 2H+ → H2O + SO2
HSO3- + H+ → H2O + SO2
CO32-+ 2H+ → H2O + CO2↑
HCO3-+ H+ → H2O + CO2↑
S2-+ 2H+ → H2S
NO3-H2SO4 và vụn Cu↑ Khí không màu hoá nâu trong không khí.NO3- + H2SO4 → HNO3 + HSO4-
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)3 +2NO + 4H2O
2NO + O2 → 2NO2
SiO32-Axít mạnh- kết tủa keo trắngSiO32-+ 2H+ → H2SiO3↓ (kết tủa)

2.2. Nhận biết một số chất khí .

CHẤT KHÍKHÍ THUỐCTHỬ DẤU HIỆUPHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG
Cl2- dd KI + hồ tinh bột- hoá xanh đậmCl2 + 2I- → 2Cl- + I2 (I2 + hồ tinh bột → màu xanh đậm)
SO2- dd KMnO4 (tím)
- dd Br2 (nâu đỏ)
- mất màu tím
- mất màu nâu đỏ
5SO2+ 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
SO2 + Br2 + 4H2O → H2SO4 + 2HBr
H2S- dd CuCl2
- ngửi mùi
- kết tủa đen
- mùi trứng thối
- H2S + CuCl2 → CuS↓ + 2HCl
Màu đen
O2- tàn que diêm- bùng cháy
O3- dd KI + hồ tinh bột
- kim loại Ag
- hoá xanh đậm
- hoá xám đen
2KI + O3+ H2O → I2 + 2KOH + O2
(I2 + hồ tinh bột → màu xanh đậm)
2Ag + O3 → Ag2O + O2
H2- đốt, làm lạnh- có hơi nước
Ngưng tụ
2H2 + O2 → 2H2O
CO2- dd Ca(OH) 2- dd bị đụcCOv + Ca(OH) 2 → CaCO3↓ + HvO
CO- dd PdCl2- dd bị sẫm màuCO + PdCl2 + H2O → CO2 + Pd + 2 HCl
Màu đen
NH3- quì ẩm
- HCl đặc
- hoá xanh
- khói trắng
NH3 + HCl → NH4Cl
- không khí- không khí- hoá nâu2NO + O2 → 2 NO2↑ (màu nâu)
NO2- H2O, quì ẩm- dd có tính axitNO2 + H2O → HNO3 + NO

3.3. Nhận biết một số chất khí .

CHẤT KHÍTHUỐC THỬDẤU HIỆUPHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG
SO2- dd KMnO4 (tím)
- dd Br2 (nâu đỏ)
- mất màu tím
- mất màu nâu đỏ
5SO2+ 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 .
SO2 + Br2 + 4H2O → H2SO4 + 2HBr
H2S- dd CuCl2
- ngửi mùi
- kết tủa đen
- mùi trứng thối
- H2S + CuCl2 → CuS ↓+ 2HCl
Màu đen
O2- tàn que diêm- bùng cháy
O3- dd KI + HTB
- kim loại Ag
- hoá xanh đậm
- hoá xám đen
2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2
(I 2 + hồ tinh bột → màu xanh đậm)
2Ag + O3 → Ag2O + O2

II. Bài tập nhận biết, tách chất Nhóm Halogen lớp 10

1. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Chỉ dùng một hóa chất, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau: KI, Zn(NO3)2, Na2CO3, AgNO3, BaCl2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho dung dịch HCl lần lượt vào các mẫu thử trên.

Mẫu thử tạo hiện tượng sùi bọt khí là Na2CO3

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O

Mẫu thử tọa kết tủa trắng là AgNO3

AgNO3 + HCl → AgCl↓+ HNO3

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào hai mẫu thử còn lại

Mẫu thử nào kết tủa trắng là dung dịch BaCl2

2AgNO3 + BaCl2 → 2AgCl↓ + Ba(NO3)2

Mẫu thử tạo kết tủa vàng là dung dịch KI

AgNO2 + KI → AgI ↓ (vàng) + KNO3

Mẫu thử không có hiện tượng gì là dung dịch Zn(NO3)2

Ví dụ 2. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử trên.Mẫu thử nào trong suốt là NaF. Vì AgF tan tốt.

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr

AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3

Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI

AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3

Ví dụ 3: Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, KOH

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử. Ta chia thành 3 nhóm hóa chất sau:

Nhóm I: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh: KOH

Nhóm II: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: HCl, H2SO4.

Nhóm III: Dung dịch không đổi màu quỳ tím: NaI, NaCl, NaBr

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (III)

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr

AgNO3 + NaBr → AgBr↓+ NaNO3

Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI

AgNO3 + NaI → AgI↓+ NaNO3

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (II)

Mẫu thử nào kết tủa trắng là HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Còn lại là H2SO4

Ví dụ 4. Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết. Viết phương trình hóa học.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cho một ít NaBr vào hỗn hợp:

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Chưng cất hỗn hợp để lấy Br

Ví dụ 5. Tinh chế N2 trong hỗn hợp khí N2, CO2, H2S

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cho hỗn hợp khí sục qua dung dịch nước vôi trong có dư, chỉ có khí N2 không tác dụng đi ra khỏi dung dịch, hai khí còn lại phản ứng với nước vôi theo phương trình phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

H2S + Ca(OH)2 → CaS ↓ + 2H2O

Ví dụ 6. Nhận biết 5 lọ mất nhãn sau: BaCl2, K2SO4, Al(NO3)3, Na2CO3, KCl

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự lần lượt

Sử dụng thuốc thử dung dịch Ba(OH)2

Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào 5 mẫu dung dịch trên.

Nhóm 1: Không có hiện tượng gì xảy ra là: BaCl2, KCl

Nhóm 2: Có kết tủa trắng xuất hiện: K2SO4 và Na2CO

Nhóm 3: Xuất hiện kết tủa keo tan trong kiềm dư là Al(NO3)3

2Al(NO3)3 + 3Ba(OH)2 → 3Ba(NO3)2 + 2Al(OH)3

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O

K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2KOH

Na2CO3 + Ba(OH)2→ BaCO3 + 2NaOH

Sử dụng dung dịch HCl để nhận biết nhóm 2. 

Nhỏ HCl vào 2 kết tủa nhóm 2. Mẫu kết tủa là tan là BaCO3, vậychất ban đầu là Na2CO3. Chất còn lại không tan là K2SO4.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl+ CO2 + H2O

Nhỏ dung dịch H2SO4 vào nhóm 1.

Mẫu thửu nào xuất hiện kết tủa trắng BaSO4, thì chất ban đầu là BaCl2 có kết tủa

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Chất còn lại không có hiện tượng gì

III. Câu hỏi bài tập nhận biết vận dụng hóa học 10

Câu 1. Có 4 chất bột màu trắng là vôi bột, bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O) bột đá vôi (CaCO3). Chỉ dùng chất nào dưới đây là nhận biết ngay được bột gạo ?

A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch H2SO4 loãng.

C. Dung dịch Br2.

D. Dung dịch I2.

Xem đáp án
Đáp án D

Cho Iot và dung dịch hồ tinh bột ⇒ dung dịch không màu chuyển thành màu xanh

Câu 2. Để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 ta có thể dùng

A. Dung dịch AgNO3.

B. Quỳ tím.

C. Quỳ tím và dung dịch AgNO3.

D. Đá vôi.

Xem đáp án
Đáp án C

Dùng quỳ tím nhận biết được 2 nhóm: HCl, HNO3 (nhóm 1) làm quỳ chuyển đỏ và KCl, KNO3 (nhóm 2) không làm quỳ chuyển màu.

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm của mỗi nhóm ⇒ tạo kết tủa trắng là HCl (nhóm 1) và KCl (nhóm 2)

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3

Câu 3. Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng thuốc thử

A. Dung dịch AgNO3.

B. Quỳ tím ẩm.

C. Dung dịch phenolphtalein.

D. Không phân biệt được.

Xem đáp án
Đáp án B

HCl làm quỳ tím chuyển đỏ

Cl2 làm mất màu quỳ tím

H2 không làm quỳ tím chuyển màu

Câu 4. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch: BaCl2, Zn(NO3)2, Na2CO3, AgNO3, HBr.

A. HCl

B. AgNO3

C. Br2

D. Không nhận biết được

Xem đáp án
Đáp án A

Chọn thuốc thử là dung dịch HCl.

Lần lượt nhỏ dung dịch HCl vào các mẫu thử đựng trong 5 ống nghiệm riêng biệt.

Mẫu thử có sủi bọt khí là Na2CO3

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

Mẫu thử tạo kết tủa trắng, ra ngoài ánh sáng hóa đen là AgNO3

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

2AgCl → 2Ag + Cl2

Mẫu thử còn lại là BaCl2, Zn(NO3)2, HBr không thấy hiện tượng

Dùng AgNO3 vừa nhận biết để nhận ra ba mẫu thử còn lại

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2:

BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl↓

Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là HBr

HBr + AgNO3 → AgBr↓ + HNO3

Mẫu thử không hiện tượng là Zn(NO3)2

Câu 5. Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Một trong các hoá chất có thể loại bỏ clo ra khỏi hỗn hợp là:

A. KBr.

B. KCl.

C. H2O.

D. NaOH.

Xem đáp án
Đáp án A

Cl2 + KBr → Br2 + KCl

Câu 6. Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đây: KI, HCl, NaCl, H2SO4

Xem đáp án
Hướng dẫn giải chi tiết

Dùng quỳ tím phân biệt được 2 nhóm: HCl, H2SO4 làm quỳ chuyển đỏ

KI và NaCl không làm đổi màu quỳ tím.

Dùng dung dịch BaCl2 phân biệt HCl và H2SO4: Sản phẩm tạo kết tủa trắng là H2SO4

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt dung dịch KI và NaCl (AgI↓ màu vàng tươi; AgCl↓ màu trắng)

AgNO3 + KI → AgI + KNO3

AgNO3 + NaCl → AgCl + KNO3

Hoặc đốt: KI ngọn lửa màu tím; NaCl ngọn lửa màu vàng.

Câu 7. Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất Halogenua trong dung dịch là

A. NaOH.

B. Ba(OH)2.

C. AgNO3.

D. Ba(NO3)2.

Xem đáp án
Đáp án C

Thuốc thử đặc trưng để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch là AgNO3.

Vì AgNO3 tạo kết tủa với các halogen (trừ F)

B. Nhận biết oxi, ozon, lưu huỳnh

I. Lý thuyết và phương pháp giải

Các bước làm một bài nhận biết:

Trích mẫu thử.

Dùng thuốc thử.

Nêu hiện tượng.

Viết phương trình phản ứng.

Lưu ý: Nếu hai mẫu thử có cùng tính chất, khi cho thuốc thử vào nhận biết thì hiện tượng sẽ trùng nhau, lúc đó ta tách chúng thành một nhóm, những mẫu thử khác không giống hiện tượng tách thành nhóm khác và tiếp tục sử dụng bảng nhận biết theo thứ tự sau

II. Bảng: Nhận biết O2, O3, S và các hợp chất

Hợp chất ionCác nhận biết và thuốc thửHiện tượng xảy ra và các phản ứng
O3Dùn

Tạo hợp chất màu xanh đặc trưng:

2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH

O2Que đóm

Bùng cháy:

C + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2

SO2Dùng dung dịch Brom màu nâu

Dung dịch chuyển sang không màu:

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO

Dùng dung dịch KMnO4 màu tím

Dung dịch chuyển sang không màu:

5SO2 + KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO

H2SDung dịch muối chì như Pb(NO3)2 (hoặc muối đồng)

Tạo tủa màu đen:

Pb(NO3)2 + H2S → PbS + 2HNO3

SO42-Dung dịch BaCl2

Tạo kết tủa BaSO4 (không tan trong H2O, axit, bazo và không bị nhiệt phân)

SO42- + BaCl2 → BaSO4 + 2Cl

Dùng dung dịch HCl

Có khí mùi hắc bay lên, khí này làm mất màu dung dịch brom và dung dịch KMnO4

SO32- + 2H+ → H2O + SO2

SO32-Dùng dung dịch muối bari như BaCl2

Tạo kết tủa BaSO3 (tan trong axit)

SO32- + Ba2+ → BaSO3

(BaSO3 + 2H+ → Ba2+ + H2O + SO3

S2-Dung dịch muối chì như Pb(NO3)2 (hoặc muối đồng)

Tạo kết tủa đen

Pb2+ + S2- → PbS

III. Bài tập nhận biết chương oxi, lưu huỳnh

Ví dụ 1: Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Dẫn lần lượt hai khí vào 2 dung dịch KI (chứa sẵn một ít tinh bột) nếu dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.

2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH

I2 + hồ tinh bột → xanh

Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.

Ví dụ 2: Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử, cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, mẫu thử nào quỳ tím hóa đỏ là HCl.

Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào 3 mẫu thử cón lại, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là ống nghiệm đựng Na2SO4.

Na2SO4 + BaCl2 → NaCl + BaSO4

Cho vài giọt dung dịch Na2SO4 (đã biết) vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu nào có kết tủa trắng là dung dịch Ba(NO3)2

Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4

Còn lại dung dịch NaCl, có thể khẳng định bằng dung dịch AgNO3

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Ví dụ 3: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử

Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl

Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là Na2S

Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑

Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O

Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3

K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑+ H2O

Ví dụ 4. Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lầ lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

NaClK2CO3Na2SO4HClBa(NO3)2Kết luận
NaCl
K2CO3↑,↓
Na2SO4
HCl
Ba(NO3)2

Nhận xét:

Ở dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là dung dịch NaCl

Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí và 1 trường hợp kết tủa là K2CO3:

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑ (1)

K2CO3 + Ba(NO3)2 → KNO3 + BaCO3↓ (2)

Dung dịch có 1 tường hợp kết tủa là dung dịch Na2SO4

Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4↓ (3)

Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí là dung dịch HCl (phương trình (1)).

Dung dịch nào có 2 trường hợp kết tủa là dung dịch Ba(NO3)2 (phương trình (2) và (3)).

Ví dụ 5. Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử duy nhất( tự chọn) hãy phân biệt 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: Na2CO3, Na2SO4, H2SO4, BaCl2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trích một lọ một ít làm mẫu thử

Kim loại duy nhất ta dùng : Fe

Dùng sắt tác dụng lần lượt với các mẫu thử :

Có khí bọt thoát ra => Nhận biết được HCl

Phương trình hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Sau đó dùng HCl tác dụng lần lượt với các mẫu thử còn lại

Có bọt khí thoát ra => nhận biết Na2CO3

Phương trình hóa học: Na2CO3 + 2HCl → H2O + 2NaCl + CO2

Sau đó dùng Na2CO3 tác dụng với 2 mẫu thử còn lại :

Xuất hiện kết tủa trắng => nhận biết Ba(NO3)2

Phương trình hóa học:

Na2CO3 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaCO3

Mẫu thử còn lại chứa Na2SO4

Ví dụ 6. Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, H2SO4, NaOH, KCl, NaNO3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trích mẫu thử đánh số thứ tự

Sử dụng quỳ tím, cho quỳ tím vào 5 ống nghiệm trên

Mẫu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển màu đỏ thì chất đó là: H2SO4

Mẫu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển màu xanh thì chất đó là: NaOH

Mẫu không làm quỳ tím đổi màu: Na2SO4, KCl, NaNO3

Sử dụng dung dịch BaCl2 để nhận biết nhóm không lam đổi màu quỳ tím

Mẫu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng BaSO4 thì dung dịch ban đầu chính là Na2SO4

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

Hai dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là KCl, NaNO3

Tiếp tục sử dụng dung dịch AgNO

Mẫu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng AgCl thì dung dịch ban đầu chính là KCl

KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3

Còn không có hiện tượng gì là KCl

............................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Cách nhận biết các chất hóa học lớp 10. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Giải bài tập Hóa học 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chúc các bạn ôn tập tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm