Phân tích đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải trích tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Văn mẫu: Phân tích đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải trích tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 10 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 10 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải mẫu 1

Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, ta thấy trong cuộc đời của Thúy Kiều có ba mối tình, ba lần gặp gỡ: Kim Trọng – Thúc Sinh – Từ Hải thì lần gặp Từ Hải đánh dấu một đoạn đời đẹp đẽ, huy hoàng nhất của nàng và cũng đánh dấu những trang hào hùng nhất của “Đoạn trường tân thanh”. Kiều đã gặp Từ Hải khi nàng bị bán vào lầu xanh lần hai. Trong cuộc gặp gỡ này Nguyễn Du đã giới thiệu chân dung nhân vật Từ Hải, mẫu mực về người anh hùng lí tưởng và khơi mờ thêm tính cách của nhân vật trung tâm Thúy Kiều.

Từ Hải được giới thiệu trong đoạn trích không như Kim Trọng có nhạc vàng bảo trước, Mã Giám Sinh có mụ mối đưa đường, mà chàng xuất hiện đột ngột, hiện ra như một thần tượng:

Lầu thâu gió mát, trăng thanh,

Bỗng đâu có khách biên dinh sang chơi.

Sau sự xuất hiện khác thường tạo được ấn tượng với người đọc, tác giật lại phác họa chân dung một đấng anh hùng tái thế với tính chất phi thường về diện mạo “râu hùm, hàm én, mày ngài”, về tầm vóc “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, về bản lĩnh “đường đường một đấng anh hào”, với tài năng “côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài” và đặc biệt là phong độ:

Đội trời đạp đất nhờ đời,

Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.

Giang hồ quen thói vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.

Hình ảnh, ngôn từ của tác giả có tính chất công thức ước lệ khi miêu tả nhân vật anh hùng “râu hùm, hàm én, mày ngài”, “côn quyền”, “thao thao”. Những cái tài của Nguyễn Du ở đây là đâu phải tuân theo quy phạm của hệ thống thi pháp cô vẫn hiện ra những nét sáng tạo độc đáo của mình. Với nhịp điệu rắn rỏi, hùng dũng, với câu chữ có ngữ khi mạnh mẽ, Nguyễn Du đã sáng tạo hình tượng người anh hùng, dũng mãnh phi thường, tài cao trí cả, rất mục phóng túng ngang tầm.

Nhưng nổi bật hơn hết là tính cách của họ Từ. Nguyễn Du đã dùng ngôn ngữ đối thoại rất đặc sắc để khắc họa tính cách của chàng qua cuộc hội ngộ với Thúy Kiều. Từ Hải vốn là bậc anh hùng, là cánh chim bằng tung hoành vạn dặm, tưởng như chỉ hướng theo lý tưởng cao cả lại có trong lòng những tình cảm bình dị. Từ Hải để ý đến Kiều trước hết vi tâm sự đau đớn. và tấm lòng đoan chính của nàng.

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều

Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng.

Tuy là những con người đã từng trải phong ba nhưng sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn, hai trái tim vẫn như nguyên sơ sự rung cảm của tình yêu đích thực trong cái thuở ban đầu:

Thiếp danh đưa đến lầu hồng

Hai bên cùng liếc, hai lòng cũng ưa

Không như những khách làng chơi khác, Từ Hải đến lầu xanh không phải để mua vui mà là để tìm người “tâm phúc tuồng cổ”, tìm người “mắt xanh”. Bấy lâu nghe tiếng má đào Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?

Và Kiều đã trả lời Từ Hải thật khiêm nhường, nhã nhặn:

Thưa rằng: “Lượng cả bao đồng,

Tấn Dương được thấy mày ròng có phen.

Bông thương cỏ nội, hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau.

Nghe Kiều trả lời, Từ Hài hải lòng hả dạ, chàng đã tìm thấy ở Thúy Kiều một người “tri kỉ”.

Cười rằng: “Tri kỉ trước sau mấy người”

Với Từ Hải chỉ Kiều mới có “con mắt tinh đời”, sớm nhận ra người anh hùng ngay giữa lúc đang còn hàn vi, lận đận. Vì vậy mà chàng sẵn sàng đáp lại một cách xứng đáng tấm lòng của người tri kỉ:

Một lời đã biết đến ta,

Muốn chung nghìn tứ, cùng Ta có nhau Với cảm hứng nghệ thuật về nhân vật anh hùng, Nguyễn Du đã xây dựng được tính cách đa dạng của hình tượng nhân vật Từ hải.

Nàng là người có lí tưởng phi thường, tình cảm nhân văn bình dị.ngoại hình và tài năng siêu việt. Từ Hải trong đoạn trích là người anh hùng phù trợ cho Thúy Kiều – đàng hoàng và nhanh chóng cứu vớt Kiều ra khỏi bùn nhơ và đưa cuộc sống tự do, hạnh phúc đến cho nàng.

chí khí anh hùngCũng qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã khắc họa, phẩm giá Thúy Kiều, trong mối quan hệ với Từ Hải. Thúy Kiều phải rơi vào lầu xanh lần thứ hai, phải sống kiếp đọa đày đầy tủi nhục, Kiều vẫn giữ trọn phẩm giá Nàng không sống buông thả, sa đọa cho nện khổng phải vô cớ mà Từ Hải hỏi “mắt xanh chẳng để ai vào có không?”. Bởi Từ Hải đã nhìn thấy phẩm chất cao đẹp ấy của Kiều. Với tư chất thông minh vốn sẵn, với tâm hồn nhạy cảm, Kiều nhận ra ngay khi phách phi thường, tài năng xuất chúng và nhất là tấm lòng bao dung hào hiệp của Từ Hải. Nàng đã trả lời Từ Hải rất khiêm tốn, nhã nhạn: Thưa rằng: “Lượng cả bao đồng…” Nhưng chính những lời lẽ khiêm nhường ấy lại làm cho Từ Hải cảm kích để rồi thấy ở nàng một người tri kỉ, thông minh, sắc sảo, “tinh đời” xứng đáng cùng chàng kết bạn trăm năm.

Gặp Từ Hải, Thúy Kiều bộc lộ thực phẩm chất và tính cách cao đẹp của nàng. Không chỉ là kiều trinh trong những tháng ngày rơi vào nhà chứa mà còn có “con mắt tinh đời”, nhận được giận trị Từ Hải giữa cuộc đời đầy rẫy kẻ tầm thường và hơn nửa còn có phần đồng cảm, đồng tình với những khát vọng tương lai của Từ Hải. Và chính cuộc hội ngộ bất ngờ mà sớm hiểu nhau, thông cảm nhau như vậy nên đã đem đến kết thúc tốt đẹp.

Hai bên ý hợp, tâm đầu,

Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cõi lòng

Nếu như trước kia Thúc Sinh phải dùng đủ thứ mun mẹo, giấu lén chuộc Kiều, thì giờ đây Từ Hải đàng hoàng dong dạc, sóng phang đưa người tri kỉ thoát vòng ô nhục, ra khỏi lầu xanh để sống hạnh phúc, tự do bên nhau.

Đoạn trích dùng là một thích diễm tình được Nguyễn Du viết lên với đầy những cảm hứng và phảng phất phong cách sử thi. Với ngôn ngữ tinh tế, sắc sảo hải hòa và giàu sắc tình biểu cảm, Nguyễn Du đã thể hiện thành công một câu chuyện tình duyên độc đáo, dị thường với chân dung và tính cách nhân vật sinh động, cao đẹp, tươi sáng biết bao.

Tóm lại “Kiều gặp Từ Hải” là một đoạn trích khá hấp dẫn. Chúng ta cảm thụ được vẻ đẹp bức chân dung Từ Hài, một nhân vật anh hùng mà Nguyễn Du đã dựng lên bằng niềm trân trọng ưu ái không khác gì với Thúy Kiều Kim Trọng. Mặt khác qua cuộc gặp gỡ với Từ Hải, chúng ta cũng cảm nhận được đầy đủ hơn tính cách của Thúy Kiều Một người con gái bất hạnh, có nhân cách đáng quý.

Phân tích đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải mẫu 2

Đoạn trích này nằm ở gần cuối phần hai (Gia biến và lưu lạc) của Truyện Kiều. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều đã bước chân lên cỗ xe định mệnh của cuộc đời. Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều đã phải trải qua bao nhiêu cảnh ngộ đau thương: Khi Vô Tích, khi Lâm Tri, Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương… Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần… Những tưởng nàng sẽ bị giam cầm mãi mãi trong kiếp sống ê chề, tủi nhục của một kĩ nữ, nhưng bất chợt, Từ Hải đã đến với nàng, thay đổi hẳn thân phận nàng, đem tới cho nàng cuộc sống hạnh phúc, vinh quang của một bậc phu nhân quyền quý.

Nhà thơ Nguyễn Du đã khắc họa tài tình chân dung và tính cách Từ Hải – người anh hùng tượng trưng cho khát vọng tự do, cho ước mơ công lí ngàn đời của con người bị áp bức trong xã hội cũ.

Bối cảnh cuộc gặp gỡ giữa Thuý Kiều và Từ Hải chỉ được tác giả miêu tả vỏn vẹn trong một câu: Lần thâu gió mát, trăng thanh. Trong đêm trăng thanh gió mát ấy, bất chợt có khách biên đình sang chơi. Khách biên đình tức là khách từ nơi quan ải, từ miền biên thùy xa xôi nào đó đến đây. Hình dáng, tướng mạo của người khách ấy ngay lúc đầu tiện đã gây ấn tượng mạnh với Kiều:

Râu hùm, hàm én, mày ngài,

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Bút pháp ước lệ được nhà thơ sử dụng để miêu tả Từ Hải nhưng tính công thức, khuôn sáo của nó đã bị phá vỡ, thay thế vào đó là khả năng gợi tả, gợi cảm rất lớn. Chỉ có cách tả này mới làm nổi bật lên vẻ ngoài uy dũng của một vị anh hùng tiếng tăm lẫy lừng như Từ Hải.

Người đọc như hình dung ra trước mắt hình ảnh Nguyễn Du hào hứng, phấn khích múa bút tạo ra những từ ngữ lấp lánh hào quang để dệt nên bức chân dung đẹp vào bậc nhất trong các chân dung nhân vật của Truyện Kiều:

Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.

Giang hồ quen thú vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.

Chỉ bằng mấy câu thơ mà tác giả đã giới thiệu khá đầy đủ về vị khách biên đình này. Từ hình dáng đến tài năng, chí khí và sự nghiệp; tất cả đều phi thường, hiếm có. Từ Hải là hiện thân ý chí đội trời đạp đất và khát vọng tự do của người dân. Con người ấy chỉ tôn thờ chính nghĩa và không chịu khuất phục trước bất cứ cường quyền, bạo lực nào. Bởi vậy, chàng coi khinh cái triều đình mục ruỗng, thối nát đương thời. Từ Hải hơn người, khác người ở thái độ: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.

Từ Hải nghe đồn đại về Thuý Kiều đã lâu và thầm mến phục nàng: Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều, Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng. Trước là “văn kỳ thanh”, giờ mới “kiến kỳ hình”, quả là lời đồn đại không sai. Ngay từ lúc gặp gỡ đầu tiên, hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa và Từ Hải linh cảm rằng chàng đã tìm được người tri âm, tri kỉ. Bởi vậy, chàng đã nói thẳng ý định của mình là muôn kết thành đôi lứa tâm phúc tường cờ với Kiều, chứ không phải là chuyện trăng gió qua đường như bao khách làng chơi khác.

Lời nói bộc trực chân thành của Từ Hải khiến Thuý Kiều cảm động:

Thưa rằng: "Lượng cả bao dong,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

Rộng thương cỏ nội, hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau

Lời đáp trên của Kiều cũng không kém phần thông minh, tế nhị. Nàng ca ngợi Từ Hải là bậc trượng phu, quân tử đại lượng, giàu lòng nhân ái. Nàng hi vọng vào sự nghiệp vinh quang của chàng nhưng bởi còn mặc cảm với thân phận nên không dám phiền lụy chàng…

Nghe Kiều nói, Từ Hải càng mến phục, càng coi Thuý Kiều là tri kỉ: Nghe lời vừa ý, gật đầu Cười rằng: "Tri kỉ trước sau mấy người!"

Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

Một lời đã biết đến ta,

Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau.

Nguyễn Du chú trọng tới sự nhất quán trong quá trình miêu tả tính cách nhân vật. Từ Hải vóc dáng, diện mạo khác thường thì ngôn ngữ cũng khác thường, rõ ra khẩu khí trượng phu và hành động thì dứt khoát, phóng khoáng, xứng với tầm cỡ anh hùng. Từ Hải hào hiệp chuộc Kiều ra khỏi chốn lầu xanh nhơ bẩn. Đáng quý hơn nữa là chàng đã tổ chức một đám cưới thật linh đình, sang trọng: Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên để cho xứng với tài sắc của Kiều, xứng với mối duyên kỳ ngộ tốt đẹp của hai người.

Dường như nhà thơ thật sự vui mừng trước sự tác hợp này. Không vui mừng sao được khi Thuý Kiều đã được Từ Hải cứu thoát khỏi chốn bùn nhơ. Có lẽ, không có lời bình nào hay hơn hình ảnh: Trai anh hùng, gái thuyền quyên, Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng. Sau cuộc hôn nhân này, đời Kiều chuyển sang một bước ngoặt lớn lao. Từ Hải sẽ đưa nàng lên tới tột đỉnh vinh quang, Từ Hải sẽ giúp nàng báo ân, báo oán…

Khác hẳn mối tình đầu đam mê, trong sáng với Kim Trọng; mối tình chắp nối vui ít buồn nhiều với Thúc Sinh; mối tình giữa Thuý Kiều với Từ Hải có thể coi là điểm son trong suốt quãng đời mười mấy năm lưu lạc của nàng. Từ Hải xuất hiện, bao mây đen vây phủ đời nàng bấy nay tan biến. Chỉ có sức mạnh phi thường của người anh hùng này mời có thể đem lại ánh sáng và niềm vui thực sự cho Thuý Kiều. Người con gái tài sắc vẹn toàn ấy xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Đó là mong ước của Nguyễn Du và của tất cả chúng ta.

Qua đoạn trích, một lần nữa người đọc được thưởng thức tài nghệ tuyệt vời của nhà thơ trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật. Từ Hải tượng trưng cho khát vọng tự do, công lí của nhân dân. Tầm cỡ nhân vật Từ Hải xứng đáng với tầm cỡ Truyện Kiều và điều đó đã góp phần làm cho tên tuổi Nguyễn Du trở nên bất tử.

Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng bài văn mẫu lớp 10: Phân tích đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải trích tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 và các tác giả - tác phẩm Ngữ văn 10 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
1 2.618
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm