Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen
Đặc điểm của các nguyên tố nhốm halogen
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến đặc điểm chung của các đơn chất halogen. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan.
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen
A. Ở điều kịên thường là chất khí.
B. Có tính oxi hoá mạnh.
C. Tác dụng mạnh với nước.
D. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đặc điểm chung của các đơn chất là đều có tính oxi hóa mạnh.
Còn ở điều kiện thường fluorine, chlorine là chất khí; bromine là chất lỏng; iot là chất rắn.
fluorine chỉ có tính oxi hóa.
Iodine không tác dụng với nước.
Đáp án B
Sự biến đổi tính chất của nhóm halogen
Những tính chất vật lý của halogen
- Một số tính chất vật lí của halogen như: trạng thái tồn tại, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy (tnc), nhiệt độ sôi (ts) của halogen được thể hiện ở bảng sau:
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng từ F2 đến I2 do:
+ Tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.
+ Khối lượng phân tử tăng.
- Ở điều kiện thường, các halogen ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như alcohol, benzene.
- Chú ý:
+ Trong y học, dung dịch iodine loãng trong ethanol được dùng làm thuốc sát trùng.
+ Bromine gây bỏng sâu khi tiếp xúc với da.
+ Hít thở không khí có chứa halogen với nồng độ vượt ngưỡng cho phép làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, gây co thắt phế quản, khó thở.
+ Ở nhiệt độ cao, iodine thăng hoa, chuyển tử thể rắn sang thể hơi dưới áp suất thường.
Tính chất hóa học của nhóm Halogen
Bởi vì lớp e ngoài cùng đã có 7e, vì thế halogen là những phi kim điển hình, nó dễ nhận thêm 1e để thể hiện tính oxi hóa mạnh.
Tính oxi hóa của nhóm halogen sẽ giảm dần khi đi từ F2 đến I2.
Trong các hợp chất thì F chỉ có mức oxi hóa -1; bên cạnh đó, các halogen khác ngoài mức oxi hóa -1 còn có mức +1; +3; +5; +7.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?
A. Ở điều kịên thường là chất khí
B. Tác dụng mạnh với nước
C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử
D. Có tính oxi hoá mạnh
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đâ không phải là đặc điểm chung cho các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
A. Lớp electron ngoài cùng đều có 7 electron.
B. Nguyên tử đều có khả năng nhận thêm 1 electron.
C. Chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất.
D. Các hợp chất với hiđro đều là hợp chất cộng hóa trị.
Câu 3. Theo chiều từ F → Cl → Br → I, giá trị độ âm điện của các đơn chất
A. không đổi.
B. tăng dần.
C. giảm dần.
D. không có quy luật.
Câu 4. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm halogen tăng dần theo thứ tự sau:
A. F < Br < Cl < I.
B. F < Cl < Br < I.
C. I < Br < Cl < F.
D. I < Cl < F < Br.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đơn chất nhóm VIIA?
A. Tính chất đặc trưng là tính oxi hoá.
B. Màu sắc đậm dần từ fuorine đến iodine.
C. Từ fluorine đến bromine rồi iodine, trạng thái của các đơn chất chuyển từ khí đến lỏng rồi rắn.
D. Khả năng phản ứng với nước tăng từ fluorine đến iodine.
Phát biểu D không đúng vì: Khả năng phản ứng với nước giảm từ fluorine đến iodine.
Câu 6. Có 4 bình mất nhãn đựng các dung dịch: HCl, HNO3, KCl, KNO3. Để phân biệt các
dung dịch trên, ta lần lượt dùng các chất nào sau đây?
A. quì tím, dung dịch AgNO3
B. phenolphtalein, dung dịch AgNO3
C. dung dịch AgNO3, dung dịch BaCl2
D. quì tím, CuO
Câu 7. Trong dung dịch muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại hai muối này ra khỏi dung dịch NaCl nên tiến hành theo cách nào dưới đây?
A. cô cạn hỗn hợp rồi sục khí Cl2 đến dư vào
B. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc.
C. cho hỗn hợp tác dụng với Cl2 sau đó đun nóng.
D. cho hỗn hợp tác dụng với AgNO3 sau đó đun nóng
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm VIIA với dung dịch muối halide?
A. Bromine phản ứng dễ dàng với dung dịch sodium fluoride để tạo ra đơn chất fluorine.
B. Khi cho vào dung dịch sodium chloride, fluorine sẽ ưu tiên phản ứng với nước.
C. Có thể sục khí chlorine vào dung dịch chứa potassium iodide để thu được iodine.
D. Iodine khó tan trong dung dịch sodium chloride.
Bromine không phản ứng với dung dịch sodium fluoride.
Câu 9. Cho các nhận định sau:
(1). Để phân biệt 3 dung dịch KCl, HCl, HNO3 chỉ cần quỳ tím và dung dịch AgNO3.
(2). Có thể điều chế X2 bằng phản ứng giữa HX đặc với KMnO4.
(3). Tính acid HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO.
(4). Clorua vôi, nước Gia-ven và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do chứa ion ClO-
(5). Hỗn hợp khí Cl2 và O2 có thể tồn tại ở nhiệt độ cao.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
(1). Sai vì AgNO3 chỉ phân biệt được HNO3 với 2 chất còn lại
(2). Sai vì không thể dùng cách này điều chế F2 vì F2 có tính oxi hóa mạnh hơn KMnO4 nên F2 không bị đẩy ra.
(3). Đúng
(4). Đúng
(5). Đúng vì khí Cl2 không phản ứng với O2
Câu 10. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng của đơn chất halogen với hydrogen?
A. Các phản ứng đều phát nhiệt mạnh và kèm hiện tượng nổ.
B. Phản ứng giữa fluorine với hydrogen diễn ra mãnh liệt nhất.
C. Điều kiện và mức độ phản ứng phù hợp với xu hướng giảm dần tính oxi hóa từ fluorine đến iodine.
D. Do hợp chất hydrogen iodide sinh ra kém bền (giá trị năng lượng liên kết nhỏ) nên phản ứng giữa iodine với hydrogen là phản ứng hai chiều.
Đáp án đúng là: B, C, D
A sai vì phản ứng giữa H2 và Br2 cần đun nóng, phản ứng diễn ra chậm; phản ứng giữa I2 và H2 cần đun nóng để diễn ra, phản ứng là thuận nghịch.
Câu 11. Cho các phát biểu sau
1. Đơn chất chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn đơn chất bromine và iodine.
2. Tương tác van der Waals của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine đã góp phần làm tăng nhiệt độ sôi của chúng.
3. Thành phần của nước bromine gồm các chất: Br2, H2O, HBr, HBrO.
4. Hóa trị phổ biến của nguyên tố halogen là 1.
5. Đơn chất iodine phản ứng được với nước và với dung dịch sodium bromide.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
(1) Đúng
(2) Đúng
(3).Đúng
(4) Đúng
(5) Sai
Câu 12. Có 6 dung dịch riêng biệt sau: NaCl, NaBr, KI, HCl, H2SO4, KOH. Để phân biệt
các dung dịch trên, ta có thể dùng lần lượt các hợp chất nào sau đây?
A. quì tím, khí clo, dung dịch HNO3
B. dung dịch AgNO3, khí clo, hồ tinh bột
C. quì tím, AgNO3, dung dịch BaCl2
D. phenolphtalein, dung dịch Pb(NO3)2
---------------------------------
- Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm nhất
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 1
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 2
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 3
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 4
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 5
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 6
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 7