Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích câu ca dao: Thân em như con hạc đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay

Văn mẫu: Phân tích câu ca dao: Thân em như con hạc đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm các bài văn mẫu lớp 10 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 10 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây nhé.

Dàn ý chi tiết đề phân tích: Thân em như con hạc đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay

A, Mở bài:

-Nêu đôi nét về ca dao dân ca Việt Nam, đặc biệt là những nét đặc sắc của những bài ca dao than thân

-Nêu và trích dẫn nguyên bài ca dao cần phân tích.

Thân em như con hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay

Có thể nói trong kho tàng ca dao dân của nước ta thì hình ảnh con cò, con hạc là một hình ảnh rất hay và đi vào trong những câu hát thật dung dị và gần gũi. Trong đó thì hình ảnh con hạc tuy chiếm số lượng ít hơn hình ảnh con cò, nhưng những bài ca dao đó lại rất đặc sắc.

B, Thân bài:

-Giải thích

+Con hạc đầu đình là một vật dụng để thờ cúng, chất liệu thường được làm bằng gỗ hay bằng đồng, được đặt ở nơi đền, miếu, đình, chùa…

–Hình ảnh của những con hạc ấy rồi tác giả dân gian ngẫm đến thân phận của mình, người phụ nữ thấy có những nét tương đồng.

>>>Con hạc ở đầu đình kia có cánh đó nhưng dẫu có muốn bay thì cũng không thể cất nổi mình mà bay. Lấy chuyện của con hạc đầu đình quanh năm ngày tháng dù thời tiết khắc nghiệt như thế nào đi chăng nữa thì cũng cứ phải đứng đó.

+ Và trong suốt cuộc đời, người phụ nữ phải cắn răng chịu đựng bao đau thương, tủi nhục. Nếu như người phụ nữ có thở than thì tiếng thở than của họ cũng không thể thấu tới trời xanh.

-Bàn luận:

Những người phụ nữ xưa, họ sống trong xã hội đầy những bất công, khi mà người phụ nữ phải sống trong những quy tắc, luật lệ có thể vô lý. Có khi ngay cả những tình cảm cũng sẽ bị những quy tắc vô lý mà xã hội đó áp đặt, khiến cho người phụ nữ càng trở lên đau khổ.

+Dường như sự luẩn quẩn, nghiệt ngã của số phận trói buộc họ, khó bề thoát khỏi. Cho dù họ có có hết sức có muốn vùng dậy để cắt đứt, phá bỏ những xiềng xích vô hình ấy thì cũng không dễ dàng gì. Câu ca dao thật hay và ý nghĩa chứa đựng niềm khát khao tự do cháy bỏng và một nỗi bất bình sâu sắc.

>>> Những bài ca dao như đã gói trọn những tâm tư của người phụ nữ. Đặc biệt là trong các bài ca dao than thân đó là những bài ca dao trên là tiếng nói than thân trách phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc xưa kia.

+ Nhân vật được nói đến không phải là một cá nhân cụ thể mà là trăm ngàn phụ nữ cùng chung cảnh ngộ, cuộc đời giống như chuỗi bi kịch kéo dài.

+Ở họ có thể hạnh phúc chỉ là một cái gì đó rất mơ hồ, khó hình dung và càng khó mà đạt được và nó chỉ giống như bong bóng xà phòng, đẹp đó nhưng mong manh và dễ vỡ.

C, Kết bài

Ca dao được sáng tác bởi nhiều tác giả dân gian khác nhau, ở những thời kỳ khác nhau, trên những vùng đất khác nhau. Gặp trong những cảnh ngộ đắng cay, người nông dân xưa hay liên hệ số phận mình với một hình ảnh tương tự nào đó, thế là một câu ca dao ra đời! Câu ca dao ấy như vừa chất chứa những tâm tư, vừa ghi lại dấu ấn thực tế cuộc sống của người sáng tác. Những tấm lòng đồng cảm tự nhiên không hẹn mà gặp, cái chung của số phận người phụ nữ đã làm cho những câu ca dao gặp nhau ở cùng một nội dung ý nghĩa.

Phân tích: Thân em như con hạc đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay mẫu 1

Tác giả dân gian luôn ưu ái dành một phần không hề nhỏ cho những người phụ nữ xưa để nói về tâm sự tình cảm của bản thân họ. Trong đó có câu:

Thân em như hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay

Trong câu đầu tiên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. “thân em” chính là những người phụ nữ xưa trong xã hội phong kiến. Người ta so sánh người phụ nữ như “ con hạc đầu đình” . Con hạc đó là vật dụng thường để đầu đình hay dùng để thờ cúng trong đền chùa. Hạc thường làm bằng gỗ hay đúc bằng đồng. Mặc dù con hạc không bị trói buộc nhưng “ Muốn bay không cất nổi mình mà bay”. Không thể thoát khỏi chỗ đứng hiện tại. Họ dùng hình ảnh tương đồng để so sánh thân phận người phụ nữ xưa. Không thể thoát khỏi xã hội phong kiến xưa dù cho mình bị chịu nhiều áp bức, khổ tâm.

Câu ca dao là nỗi niềm người phụ nữ dưới chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Người phụ nữ không được hưởng chế độ bình đẳng. Họ luôn chịu sự áp đặt của gia đình, không được họ chữ, đôi khi bị gán đi trả nợ, làm lụng vất vả…, hàng trăm thân phận bạc bẽo. Người phụ nữ dưới thời phong kiến không thể thoát khỏi cũng không thể vùng vẫy. Câu ca dao còn thể hiện ước mơ, khao khát tự do của những người phụ nữ xưa.

Bài ca dao là một tâm sự đầy ý nghĩa và sâu sắc. Từ đó ta thêm yêu thương và quý trọng người phụ nữ nhiều hơn

Phân tích: Thân em như con hạc đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay mẫu 2

Tác giả dân gian xưa thật tinh tế khi đã chọn lựa được một hình ảnh so sánh có khả năng gợi cảm và liên tưởng rất cao. Con hạc đầu đình chính là một trong những vật dụng để thờ, thường được làm bằng gỗ hay bằng đồng, được đặt ở nơi đền, miếu, đình, chùa… Và dường như người phụ nữ xưa đã nhìn những con hạc ấy rồi ngẫm đến thân phận của mình, người phụ nữ thấy có những nét tương đồng. Chính vì thế mà câu ca dao sau đã ra đời

“Thân em như con hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay”

Và con hạc đầu đình kia dẫu có muốn bay thì cũng không thể cất nổi mình mà bay. Có thể nói rằng trong suốt cuộc đời, người phụ nữ phải cắn răng chịu đựng bao đau thương, tủi nhục biết bao nhiêu. Và dường như nếu có thở than thì tiếng thở than của họ cũng không thể thấu tới trời xanh. Có thể thấy được rằng chính cái vòng luẩn quẩn, nghiệt ngã của số phận trói buộc họ, và có lẽ họ rất khó bề thoát khỏi. Và cho dù rằng là bản thân họ có muốn vùng dậy để cắt đứt và cứ như mọi thứ đã bị phá bỏ những xiềng xích vô hình ấy thì cũng không dễ dàng gì. Có lẽ câu ca dao đặc sắc này như lại chứa đựng niềm khát khao tự do đến cháy bỏng và đó như là một nỗi bất bình sâu sắc.

Có thể nhận định rằng những bài ca dao trên là tiếng nói than thân trách phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến quá đỗi hà khắc xưa kia. Quả thực nhân vật như đã không phải là một cá nhân cụ thể, có tên tuổi, ngoại hình,… mà đó dường như chính là trăm ngàn phụ nữ cùng chung cảnh ngộ, cuộc đời giống như chuỗi bi kịch kéo dài. Có lẽ trong họ thì hạnh phúc có lúc lại thật đơn giản nó như chỉ là một cái gì đó nó rất mơ hồ, khó hình dung và càng khó mà đạt được.

Những bài ca dao là những viên ngọc quý, những nỗi lòng được phô ra để nói lên tâm trạng của những con người bình dân xưa kia. Và họ như cũng đã tìm được những hình ảnh trong thực tế tự nhiên để có thể nói lên tâm trạng thương cho thân phận của chính họ. Và bài ca dao than thân trên vẫn còn vang vọng.

Phân tích Thân em như con hạc đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay mẫu 3

“Thân em như con hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay”.

Có thể nói trong kho tàng ca dao dân của nước ta thì hình ảnh con cò, con hạc là một hình ảnh rất hay và đi vào trong những câu hát thật dung dị và gần gũi. Trong đó thì hình ảnh con hạc tuy chiếm số lượng ít hơn hình ảnh con cò, nhưng những bài ca dao đó lại sất đặc sắc. Ta vẫn còn mãi nhớ đến câu ca dao:

Thân em như con hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay

Tác giả dân gian đã thật sự tinh tế khi chọn lựa được một hình ảnh so sánh có khả năng gợi cảm và liên tưởng rất cao như hình ảnh con hạc. Con hạc đầu đình là một vật dụng để thờ cúng, chất liệu thường được làm bằng gỗ hay bằng đồng, được đặt ở nơi đền, miếu, đình, chùa… Chỉ với hình ảnh đặc sắc- hình ảnh của những con hạc ấy rồi tác giả dân gian ngẫm đến thân phận của mình, người phụ nữ thấy có những nét tương đồng. Con hạc ở đầu đình kia có cánh đó nhưng dẫu có muốn bay thì cũng không thể cất nổi mình mà bay. Lấy chuyện của con hạc đầu đình quanh năm ngày tháng dù thời tiết khắc nghiệp như thế nào đi chăng nữa thì cũng cứ phải đứng đó. Và trong suốt cuộc đời, người phụ nữ phải cắn răng chịu đựng bao đau thương, tủi nhục. Nếu như người phụ nữ có thở than thì tiếng thở than của họ cũng không thể thấu tới trời xanh. Họ phải sống trong xã hội đầy những bất công, khi mà người phụ nữ phải sống trong những quy tắc, luật lệ có thể vô lý. Có khi ngay cả những tình cảm cũng sẽ bị những quy tắc vô lý mà xã hội đó áp đặt, khiến cho người phụ nữ càng trở lên đau khổ. Có thể nói cái vòng luẩn quẩn, nghiệt ngã của số phận trói buộc họ, khó bề thoát khỏi. Cho dù họ có có hết sức có muốn vùng dậy để cắt đứt, phá bỏ những xiềng xích vô hình ấy thì cũng không dễ dàng gì. Câu ca dao thật hay và ý nghĩa chứa đựng niềm khát kháo tự do cháy bỏng và một nỗi bất bình sâu sắc.

Những bài ca dao như đã gói trọn những tâm tu của người phụ nữ. Đặc biệt là trong các bài cao dao than thân đó là những bài ca dao trên là tiếng nói than thân trách phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc xưa kia. Nhân vật được nói đến không phải là một cá nhân cụ thể mà là trăm ngàn phụ nữ cùng chung cảnh ngộ, cuộc đời giống như chuỗi bỉ kịch kéo dài. Ở họ có thể hạnh phúc chỉ là một cái gì đỏ rất mơ hồ, khó hình dung và càng khó mà đạt được va nó chỉ giống như bong bóng xà phòng, đẹp đó nhưng mong manh và dễ vỡ.

Ca dao được sáng tác bởi nhiều tác giả dân gian khác nhau, ở những thời kì khác nhau, trên những vùng đất khác nhau. Gặp trong những cảnh ngộ đắng cay, người nông dân xưa hay liên hệ số phận mình với một hình ảnh tương tự nào đó, thế là một câu ca dao ra đời! Câu ca dao ấy như vừa chất chứa những tâm tư, vừa ghi lại dấu ấn thực tế cuộc sống của người sáng tác. Những tấm lòng đồng cảm tự nhiên không hẹn mà gặp, cái chung của số phận người phụ nữ đã làm cho những câu ca dao gặp nhau ở cùng một nội dung ý nghĩa.

---------------------------------

Phân tích câu ca dao: Thân em như con hạc đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Bài viết được VnDoc.com tổng hợp gồm có dàn ý và 2 bài văn mẫu. Bài viết cho ta thấy được rằng câu ca dao là nỗi niềm người phụ nữ dưới chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Người phụ nữ không được hưởng chế độ bình đẳng. Họ luôn chịu sự áp đặt của gia đình, không được họ chữ, đôi khi bị gán đi trả nợ, làm lụng vất vả. Họ dùng hình ảnh tương đồng để so sánh thân phận người phụ nữ xưa. Không thể thoát khỏi xã hội phong kiến xưa dù cho mình bị chịu nhiều áp bức, khổ tâm. Câu ca dao còn thể hiện ước mơ, khao khát tự do của những người phụ nữ xưa. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và thêm ý tưởng để xây dựng bài viết cho mình nhé.

Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng bài văn mẫu lớp 10: Phân tích câu ca dao: Thân em như con hạc, đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 và các tác giả - tác phẩm Ngữ văn 10 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm