Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn phần 3

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Trắc nghiệm chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn phần 3 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm chương 2

Bài 1: Nguyên tử R tạo được Anion R2-. Cấu hình e của R2- ở trạng thái cơ bản là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R là.

A. 18 B. 32 C. 38 D. 19

Chọn đáp án: B

Giải thích: Cấu hình của R2- là 3p6 ⇒ của R sẽ là 3p4 ⇒ R có cấu hình đầy đủ là 1s22s22p63s23p4 ⇒ tổng hạt mang điện trong R là (p + e) = 32

Bài 2: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s23p1. Vị trí (chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. Chu kì 3, nhóm IIIB.

B. Chu kì 3, nhóm IA.

C. Chu kì 4, nhóm IB.

D. Chu kì 3, nhóm IIIA.

Chọn đáp án: D

Giải thích: X có 3 lớp e ⇒ X thuộc chu kì 3. X có tổng e lớp ngoài cùng là 3 và e cuối điền vào phân lớp p ⇒ X ở nhóm IIIA.

Bài 3: Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hiđro của X là:

A. Chu kì 2, nhóm VA, HXO3.

B. Chu kì 2, nhóm VA, XH4.

C. Chu kì 2, nhóm VA, XH3.

D. Chu kì 2, nhóm VA, XH2.

Chọn đáp án: C

Giải thích:

Có 5e lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VA, có 2 lớp e: thuộc chu kì 2,

Hóa trị cao nhất với oxi là 5, thấp nhất với hidro là 8-5=3 nên CT XH3

Bài 4: Trong một chu kì của bảng tuần hoàn khi đi từ trái sang phải thì

A. Năng lượng ion hóa giảm dần

B. Bán kính nguyên tử giảm dần

C. Độ âm điện giảm dần

D. Ái lực điện tử giảm dần

Chọn đáp án: B

Bài 5: Biết nguyên tố X thuộc chu kì 4 nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên tử của X là

A. 1s22s22p63s23p63d104s24p3

B. 1s22s22p63s23p64s24p63d5

C. 1s22s22p63s23p63d104s24p1

D. 1s22s22p63s23p4

Chọn đáp án: C

Giải thích:

Lưu ý Trật tự các mức năng lượng tăng dần theo trình tự sau:

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d

Bài 6: Một nguyên tử X có bán kính rất lớn. Phát biểu nào sau đây đúng về X?

A. Độ âm điện của X rất lớn và X là PK

B. Độ âm điện của X rất nhỏ và X là PK

C. Độ âm điện của X rất lớn và X là KL

D. Độ âm điện của X rất nhỏ và X là KL

Chọn đáp án: D

Bài 7: Những đặc trưng nào sau đây của đơn chất, nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân

A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi

B. Tỉ khối

C. Số lớp electron

D. Số lớp electron lớp ngoài cùng

Chọn đáp án: D

Bài 8: Nguyên tử của nguyên tốchuyên đề hóa học 10 có electron lớp ngoài cùng là 5f66d17s2 . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là vị trí nào sau đây

A. X thuộc ô 92, chu kì 7

B. X thuộc ô 60 chu kì 6

C. X thuộc ô 72 chu kì 6 nhóm IVB

D. Tất cả đều sai

Chọn đáp án: A

Giải thích:

Cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s23d104p65s24d105p66s24f145d106p67s25f66d1

X thuộc ô 92, ô thứ 3 họ actini

Tổng số electron Z= 92

Bài 9: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 electron thuộc phân lớp 3d. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là vị trí nào sau đây

A. Ô số 23 chu kì 4 nhóm VB

B. Ô số 25 chu kì 4 nhóm VIIB

C. Ô số 24 chu kì 4 nhóm VIB

D. tất cả đều sai

Chọn đáp án: A

Giải thích:

Thứ tự electron trong nguyên tử X 1s22s22p63s23p64s23d3

Cấu hình electron của nguyên tử R 1s22s22p63s23p64s23d34s2

Nguyên tử R có 23 electron. Vậy R thuộc ô số 23. R thuộc chu kì 4 nhóm VB

Bài 10: Cho các phát biểu sau:

(I) F là phi kim mạnh nhất.

(II) Li là kim loại có độ âm điện lớn nhất.

(III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

(IV) Be là kim loại yếu nhất trong nhóm IIA.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Chọn đáp án: C

Giải thích: Phát biểu (I), (III) và (IV) đúng.

Bài 11: Nguyên tử của nguyên tố X khi mất 2 electron lớp ngoài cùng thì tạo thành ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Số hiệu nguyên tử X là

A. 18 B. 20 C. 38 D. 40

Chọn đáp án: B

Giải thích: Cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p64s2 ⇒ có 20e ⇒ Z=20

Bài 12: Cho các nguyên tố 8X, 11Y, 20Z và 26T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:

A. X < Y < Z < T.

B. T < Z < X < Y.

C. Y < Z < X < T.

D. Y < X < Z < T.

Chọn đáp án: C

Giải thích:

Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố lần lượt là:

X: 1s22s22p4 ⇒ 6 electron hóa trị.

Y: 1s22s22p63s1 ⇒ 1 electron hóa trị.

Z: 1s22s22p63s23p64s2 ⇒ 2 electron hóa trị.

T: 1s22s22p63s23p63d64s2 ⇒ 8 electron hóa trị.

Bài 13: Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì.

Có các phát biểu sau đây:

(1) Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(2) Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(3) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(4) Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(5) Hóa trị trong hợp chất với hidro tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Chọn đáp án: C

Giải thích: Phát biểu (1), (3) và (4) đúng.

Bài 14: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì lớn. Oxit cao nhất của X và Y có công thức hóa học là X2O3 và YO2.

Có các phát biểu sau đây:

(1) X và Y đứng cạnh nhau.

(2) X là kim loại còn Y là phi kim.

(3) Độ âm điện của X nhỏ hơn Y.

(4) Hợp chất của X và Y với hidro lần lượt là XH5 và YH4.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Chọn đáp án: B

Giải thích: Phát biểu (1) và (3) đúng.

Bài 15: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:

(1) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi;

(2) Bán kính nguyên tử;

(3) Tính kim loại – phi kim;

(4) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit.

Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một nhóm A là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Chọn đáp án: C

Giải thích: Các tính chất 1, 3, 4 biến đổi tuần hoàn trong một nhóm.

Bài 16: Nguyên tử của nguyên tố Z có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Số hiệu nguyên tử của Z là:

A. 24 B. 34 C. 36 D. 16

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Cấu hình electron của Z là: 1s22s22p63s23p63d104s24p4

Số hiệu nguyên tử của Z là 34.

Bài 17: Nguyên tố Z đứng ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:

(1) Z có độ âm điện lớn.

(2) Z là một phi kim mạnh.

(3) Z có thể tạo thành ion bền có dạng Z+.

(4) Hợp chất của X với oxi có công thức hóa học X2O5.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Chọn đáp án: B

Giải thích: Phát biểu 1, 2 đúng.

Bài 18: Một nguyên tử X có 21 electron. Hóa trị cao nhất của X trong hợp chất với oxi là

A. I B. II C. III D. IV

Chọn đáp án: C

Giải thích:

Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p63d14s2

X ở nhóm IIIB. Hóa trị cao nhất của X với oxi là III.

Bài 19: Trong nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, sự biến đổi nào sau đây không đúng?

A. Bán kính nguyên tử tăng dần

B. Tính khử kim loại giảm dần

C. Tính axit của oxit tương ứng giảm dần

D. Khối lượng riêng tăng dần

Chọn đáp án: B

Bài 20: Một nguyên tố A thuộc chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Có những phát biểu sau đây về nguyên tố A:

(1) Nguyên tố này tạo được hợp chất khí có công thức hóa học AH3.

(2) Oxit tương ứng với hóa trị cao nhất của A có công thức hóa học A2O3.

(3) Hợp chất hidroxit của A có công thức hóa học A(OH)3.

(4) Hidroxit của A có tính bazơ mạnh.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Chọn đáp án: B

Giải thích: Các phát biểu 2, 3 đúng.

Bài 21: Nguyên tố Z thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxit ứng với hóa trị cao nhất của Z có công thức hóa học ZO3. Số electron ở lớp ngoài cùng của A là

A. 8 B. 6 C. 3 D. 2

Chọn đáp án: B

Giải thích: Z có hóa trị cao nhất với oxi là 6 nên có 6e lớp ngoài cùng

Bài 22: Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p2. Số hiệu nguyên tử của X

A. 13 B. 14 C. 15 D. 27

Chọn đáp án: B

Giải thích: Tổng số e trên các phân lớp là 14 ⇒ Z=p=e = 14

Bài 23: Nguyên tử của nguyên tố M tạo được cation M2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là vị trí nào sau đây

A. ô số 12 chu kì 3 nhóm IIA

B. ô số 13 chu kì 3 nhóm IIIA

C. ô số 14 chu kì 3 nhóm IVA

D. tất cả đều sai

Chọn đáp án: A

Giải thích: Vì M – 2e → M2+ do đó cấu hình electron phải là 1s22s22p63s2 và ở ô số 12 chu kì 3 nhóm IIA

Bài 24: Anion X- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Hỏi nguyên tử X có cấu hình electron nào sau đây

A. 1s22s22p5

B. 1s22s22p6

C. 1s22s22p4

D. A, C đúng

Chọn đáp án: A

Giải thích: Vì X + e → X- nên cấu hình electron của nguyên tử X là 1s22s22p5

Bài 25: Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là

A. Z, Y, X

B. X, Y, Z

C. Y, Z, X

D. Z, X, Y

Chọn đáp án: A

Giải thích:

Tính khử là tính chất đặc trưng của kim loại → tính khử tăng → tính kim loại tăng

X,Y,Z đều thuộc chu kì 3. Sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân X-Y-Z

Trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính khử giảm dần

Bài 26: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.

B. Các nguyên tố này không cùng thuộc 1 chu kì.

C. Thứ tự tăng dần tính bazo là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2

D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z<Y<X

Chọn đáp án: A

Giải thích:

ZX= 4 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của X là … 2s2 ⇒ X thuộc nhóm II, chu kì 2

Zy = 12 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của Y là ….3s2 ⇒ Y thuộc nhóm II, chu kì 3

Zz = 20 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của Z là ….4s2 ⇒ Z thuộc nhóm II, chu kì 4

A sai vì nguyên tố nhóm IA mới là KL mạnh nhất trong 1 CK

B đúng X thuộc CK 2, Y thuộc CK 3, Z thuộc CK 4.

C đúng Trong cùng 1 nhóm tính bazo tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạ nhân.

D đúng Trong cùng 1 nhóm độ âm điện giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Bài 27: Các nguyên tố trong cùng chu kì có cùng

A. Số electron lớp ngoài

B. Khối lượng nguyên tử

C. Điện tích hạt nhân

D. Số lớp electron

Chọn đáp án: D

Bài 28: Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của ô là:

A. Số khối

B. Khối lượng nguyên tử

C. Số hiệu nguyên tử

D. Tất cả đều đúng

Chọn đáp án: C

Bài 29: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 16 B. 14 C. 17 D. 12

Chọn đáp án: A

Giải thích:

X thuộc chu kì 3, nhóm VIA nên có 3 lớp e và 6 e lớp ngoài cùng

Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p4

Bài 30: Cho nguyên tố X có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p2. X thuộc nhóm nào, chu kì nào?

A. Chu kì 2, nhóm IIA

B. Chu kì 3, nhóm IIA

C. Chu kì 3, nhóm IVA

D. Chu kì 2, nhóm IIIA

Chọn đáp án: C

Giải thích:

Có 2 lớp e nên thuộc chu kì 3

Có 4 e lớp ngoài cùng và e ngoài cùng điền vào phân lớp p nên thuộc nhóm IVA

Bài 31: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Công thức oxit cao nhất của R là:

A. RO3 B. R2O7 C. R2O3 D. R2O

Chọn đáp án: B

Giải thích: R thuộc nhóm VIIA nên có 7e lớp ngoài cùng ⇒ công thức oxit cao nhất của R có hóa trị 7 ⇒ R2O7

Bài 32: Một nguyên tố A thuộc chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Có những phát biểu sau đây về nguyên tố A:

(1) Nguyên tố này tạo được hợp chất khí có công thức hóa học AH3.

(2) Oxit tương ứng với hóa trị cao nhất của A có công thức hóa học A2O3.

(3) Hợp chất hidroxit của A có công thức hóa học A(OH)3.

(4) Hidroxit của A có tính bazơ mạnh.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Chọn đáp án: B

Giải thích: Nguyên tử có bán kính nhỏ nhất có Z = 2(He)

Bài 33: Chọn câu đúng khi nói về độ âm điện của 2 nguyên tố hóa học

A. Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút elctron

B. Độ âm điện đặc trưng cho khả năng nhưởng electron của nguyên tử

C. Độ âm điện đặc trưng cho khả năng tham gia phản ứng hóa học

D. Độ âm điện tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

Chọn đáp án: A

Bài 34: Nguyên tố Z thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxit ứng với hóa trị cao nhất của Z có công thức hóa học ZO3. Công thức của Z với H là:

A. ZH2 B. ZH6 C. ZH3 D. ZH4

Chọn đáp án: A

Giải thích:

Hóa trị cao nhất với oxi là 6, nên hóa trị của Z với H là 8 – 6 = 2

CT của Z với H là ZH2

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 10: Trắc nghiệm chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn phần 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Hóa học lớp 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm