Flo

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Flo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. Trạng thái tự nhiên

- Trong tự nhiên, Flo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

- Hợp chất của Flo có trong men răng của người và động vật, trong lá của 1 số loài cây.

- Phần lớn Flo tập trung trong 2 khoáng vật là Florit (CaF2) và criolit (Na3AlF6).

II. Tính chất vật lý

- Là chất khí, màu lục nhạt, độc.

- Là phi kim mạnh nhất (có độ âm điện lớn nhất) ⇒ Flo có tính oxi hóa mạnh nhất.

- Tham gia phản ứng với hầu hết các đơn chất và hợp chất tạo florua với số oxy hoá -1(kể cả vàng).

- Với khí H2: phản ứng nổ mạnh, xảy ra ngay cả trong bóng tối, nhiệt độ thấp.

Ví dụ: H2 + F2 → 2HF (khí hidro florua)

- Khí HF tan vô hạn trong nước tạo ra dd axit flohidric, khác với axit HCl, axit HF là axit yếu, tính chất đặc biệt của axit HF là tác dụng với silic đioxit (SiO2) có trong thành phần thủy tinh.

→ Do đó không dùng chai lọ thủy tinh để đựng dd axit HF.

SiO2 + 4HF → SiF4 (Silic tetrafloru) + 2H2O

- Hơi nước bốc cháy khi tiếp xúc với khí flo: 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

III. Tính chất hóa học

1. Tác dụng với kim loại và phi kim

Ca + F2 → CaF2

2Ag + F2 → 2AgF

3F2 + 2Au → 2AuCl3

3F2 + S → SF6

2. Tác dụng với hidro:

- Phản ứng xảy ra mạnh hơn các halogen khác, hỗn hợp H2, F2 nổ mạnh trong bóng tối.

H2 + F2 → 2HF

- Khí HF tan vào nước tạo dung dịch HF. Dung dịch HF là axit yếu, đặc biệt là hòa tan được SiO2.

chuyên đề hóa học 10 (sự ăn mòn thủy tinh được ứng dụng trong kĩ thuật khắc trên kính như vẽ tranh khắc chữ)

3. Tác dụng với nước

Khí flo qua nước sẽ làm bốc cháy nước (do giải phóng O2).

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Phản ứng này giải thích vì sao F2 không đẩy Cl2, Br2, I2 ra khỏi dung dịch muối hoặc axit trong khi flo có tính oxi hóa mạnh hơn.

IV. Ứng dụng, điều chế

1. Ứng dụng

- Dùng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa.

- Điều chế 1 số dẫn xuất có những tính chất độc đáo.

- Dung dịch NaF loãng dùng làm thuốc chống sâu răng.

- Dùng trong công nghiệp sản xuất hạt nhân.

2. Điều chế

Vì flo có tính oxi hóa mạnh nhất nên phương pháp duy nhất để điều chế flo là dùng dòng điện để oxi hóa ion F- trong florua nóng chảy (phương pháp điện phân).

Trong công nghiệp, người ta điện phân hỗn hợp KF + 2HF (nhiệt độ nóng chảy 70oC).

V. Một số hợp chất của flo

1. Hiđro florua và axit flohiđric

- Vì phản ứng của flo với hiđro quá mãnh liệt nên phương pháp duy nhất để điều chế hiđro florua là cho canxi florua tác dụng với axit sunfuric đặc ở 250oC:

CaF2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HF

- Hiđro clorua tan vô hạn trong nước tạo ra dung dịch axit flohiđric. Khác với axit clohiđric, axit flohiđric là axit yếu.

- Tính chất đặc biệt của axit flohiđric là tác dụng với silic đioxit (có trong thành phần của thủy tinh).

SiO2 + 4HF → SiF4 (Silic tetraflorua) + 2H2O

2. Hợp chất với oxi: OF2 là chất khí không màu, có mùi đặc biệt, rất độc, có tính oxi hóa mạnh.

2F2 + 2NaOH → 2NaF + H2O + OF2

Trong phần chuyên đề trên đây chúng ta có thể hiểu biết thêm về Flo gồm các phản ứng hóa học, cấu hình nguyên tử, điều chế flo trong phòng thí nghiệm và thực tế...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 10: Flo. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Hóa học lớp 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 344
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm