Tính chất hóa học cơ bản của halogen

Tính chất hóa học cơ bản của halogen được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc chỉ ra tính chất hóa học của nhóm halogen. Nội dung đưa ra đầy đủ chi tiết tính chất hóa học của halogen. Cũng như các phương trình phản ứng minh họa, tổng quát cho mỗi một tính chất hóa học. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập, củng cố kiến thức. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

A. Tính chất hóa học của nhóm halogen

I. Halogen tác dụng với kim loại

Các halogen phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt (riêng F2 phản ứng được với tất cả các kim loại) → muối halogenua. Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.

2M + nX2 → 2MXn

Muối thu được thường ứng với mức hóa trị cao nhất của kim loại. Riêng phản ứng của Fe với I2 chỉ tạo sản phẩm là FeI2.

II. Halogen phản ứng với hiđro tạo thành hiđro halogenua

H2 + X2 → 2HX

Các halogen tham gia phản ứng cộng H2 với điều kiện khác nhau:

F2: phản ứng được ngay cả trong bóng tối.

F2 + H2 → 2HF

Cl2: phản ứng khi được chiếu sáng.

Cl2 + H2 → 2HCl

Br2: phản ứng xảy ra khi được đun nóng ở nhiệt độ cao.

Br2 + H2 → 2HBr

 I2: phản ứng có tính thuận nghịch và phải được đun nóng.

H2 + I2 ⇔ 2HI

Điều kiện phản ứng với H2 phức tạp dần khi đi từ F2 đến I2 nên phản ứng với H2 có thể chứng minh tính oxi hóa trong nhóm halogen giảm dần từ F2 đến I2.

III. Halogen tác dụng với nước

F2 tác dụng mãnh liệt với nước:

2H2O + 2F2 → 4HF + O2

⇒ Phản ứng chứng minh F2 có tính oxi hóa mạnh hơn của O2.

Br2 và Cl2 có phản ứng thuận nghịch với nước:

Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO

Br2 + H2O → HBr + HBrO

Khi để lâu hoặc bị chiếu sáng thì HClO bị phân hủy: HClO → HCl + O. Vì HClO có chứa ion ClO– có tính oxi hóa mạnh nên có thể dùng nước Clo để tẩy màu hoặc sát trùng.

I2 không phản ứng với nước.

IV. Halogen phản ứng với dung dịch kiềm

Nếu dung dịch kiềm loãng nguội:

X2 + 2NaOH → NaX + NaXO + H2O

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

→ (nước Javen)

2Cl2 + 2Ca(OH)2 dung dịch → CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O

Cl2 + Ca(OH)2 bột → CaOCl2 + H2O

→ (clorua vôi)

Riêng F2:

2F2 + 2NaOH → 2NaF + H2O + OF2

Nếu dung dịch kiềm đặc nóng:

3X2 + 6KOH → 5KX + KXO3 + 3H2O

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

V. Halogen tác dụng với dung dịch muối halogenua của halogen có tính oxi hóa yếu hơn

Phản ứng dưới đây X’ là halogen có tính oxi hóa yếu hơn tính oxi hóa của halogen X.

X2 + 2NaX’ → 2NaX + X’2

Riêng F2 không có phản ứng trên

Các cặp oxi hóa – khử của halogen được xếp theo chiều giảm dần tính khử của các ion X–: I2/2I > Br2/2Br > Cl2/2Cl

Trong nước:

5Cl2 + 6H2O + Br2 → 10HCl + 2HBrO3

Đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh nhất : Flo có tính oxi hóa mạnh nhất

VI. Một số phản ứng khác của Halogen

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

3Cl2 + 2NH3 → N2 + 6HCl

4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4

Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

B. Bài tập chương Halogen: Clo và hợp chất của clo

Để giúp củng cố kiến thức, cũng như nâng cao kĩ năng giải bài tập VnDoc tổng hợp bộ câu hỏi bài tập có đáp án về Halogen tại:

C. Chuỗi phản ứng Halogen Hóa 10

Cách để có thể ghi nhớ tính chất hóa học của halogen một cách nhanh và chính xác nhất, đó chính là các bạn học sinh làm các dạng bài tập liên quan đến chuỗi phản ứng. VnDoc đã tổng hợp biên soạn, có hướng dẫn giải chi tiết tại:

................................................

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Tính chất hóa học cơ bản của halogen. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
3 1.168
Sắp xếp theo

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm