Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kim loại nào sau đây tác dụng với Lưu huỳnh ở nhiệt độ thường

Kim loại nào sau đây tác dụng với Lưu huỳnh ở nhiệt độ thường được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của lưu huỳnh. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết bài tập liên quan.

Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường

A. Fe

B. Hg

C. Cu

D. Al

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Lưu huỳnh là chất có tính oxi hóa yếu, Hg có thể tác dụng lưu huỳnh ngay ở nhiệt độ thường. Với các kim loại khác cần có xúc tác hoặc nhiệt độ.

Hg + S → HgS

Đáp án B

Tính chất hóa học của Sulfur

Nguyên tử S có 6e lớp ngoài cùng, trong đó có 2e độc thân.

- Khi tham gia phản ứng hóa học, số oxi hóa của lưu huỳnh có thể giảm hoặc tăng: −2; 0; +4; +6.

⟹ Lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử.

1. Lưu huỳnh có tính oxi hóa

Khi lưu huỳnh tác dụng với kim loại hoặc hydrogen, số oxi hóa của lưu huỳnh từ 0 giảm xuống −2

S0 + 2e → S-2

S thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hydrogen.

  • Tác dụng với hydrogen:

H2 + S → H2S (350oC)

Lưu huỳnh tác dụng với khí hiđro tạo thành khí Hydrogen sulfide.

  • Tác dụng với kim loại (có to, tạo sản phẩm có số oxi hoá thấp của kim loại).

Fe + S \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)FeS

Zn + S \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)ZnS

Hg + S → HgS

(Thủy phân sulfur, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)

2. Lưu huỳnh có tính khử

Khi lưu huỳnh phản ứng với phi kim hoạt động mạnh hơn, số oxi hóa của lưu huỳnh từ 0 tăng lên +4 hoặc +6.

S  → S+4 + 4e

S → S+6 + 6e

  • Tác dụng với phi kim

S thể hiện tính khử khi tác dụng với 1 số phi kim và 1 số hợp chất có tính oxi hóa.

Tác dụng với oxi:

S + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)SO2

S + F2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)SF6

  • Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh (H2SO4, HNO3,...)

S + H2SO4 đặc \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 3SO2 + 2H2O

S + 4HNO3 đặc \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2H2O + 4NO2 + SO2

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Hơi thủy ngân rất độc và khó gom lại, khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân chúng ta thường dùng một chất bột rắc lên thủy ngân và gom lại. Chất bột đó là chất nào dưới đây?

A. Bột than.

B. Cát mịn.

C. Muối hạt.

D. Lưu huỳnh.

Xem đáp án
Đáp án D

Thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ngay tại điều kiện thường:

Hg + S → HgS ↓

Do đó khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là lưu huỳnh.

Câu 2. Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh?

A. Làm nguyên liệu sản xuất H2SO4 .

B. Làm chất lưu hóa cao su.

C. Khử chua đất.

D. Điều chế thuốc súng đen.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 3. Bạc để trong không khí lâu ngày sẽ có màu đen xám vì có xảy ra phản ứng:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O.

Phát biểu nào là đúng trong các phát biểu sau?

A. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa

B. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử

C. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa

D. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 4. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt khí H2S và SO2 đựng trong hai lọ riêng biệt?

A. dung dịch FeSO4

B. dung dịch Br2

C. dung dịch KMnO4

D. dung dịch Ca(OH)2

Xem đáp án
Đáp án D

Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 vì:

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3↓ + H2O

Ba(OH)2 + H2S → BaS(tan) + 2H2O

Câu 5. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh

A. chất rắn màu vàng, giòn

B. không tan trong nước

C. có tnc thấp hơn ts của nước

D. tan nhiều trong benzen, ancol etylic

Xem đáp án
Đáp án C

Nhiệt độ nóng chảy của S là 115,21oC lớn hơn nhiệt độ sôi của nước

Câu 6. Chỉ ra câu trả lời không đúng về khả năng phản ứng của S?

A. S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.

B. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.

C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.

D. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu không đúng là: Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.

Vì S phản ứng với oxi thể hiện tính khử: S + O2 → SO

Câu 7. Trong phòng thí nghiệm người ta sử dụng phương pháp nào sau đây để điều chế khí sunfuro?

A. Đốt lưu huỳnh trong không khí

B. Cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng

C. Cho muối sulfite tác dụng với acid mạnh như HCl, H2SO4

D. Đốt cháy khí H2S trong không khí

Xem đáp án
Đáp án C

Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách cho muối sulfite tác dụng với acid mạnh như HCl, H2SO4.

Ví dụ:

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + SO2

Ngoài ra, khí SO2 còn được điều chế bằng cách cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc.

Cu + 2H2SO4đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Khí SO2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm