Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 năm học 2014 - 2015 huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 năm học 2014 - 2015 huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa là đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa dành cho học sinh lớp 9 THCS. Đề thi HSG này có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi thành phố Đà Nẵng môn Hóa lớp 9 năm học 2010 - 2011 (Có đáp án)
100 đề thi học sinh giỏi hóa lớp 9
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 trường THCS Hào Phú, Tuyên Quang năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 Phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 Phòng GD&ĐT Quan Sơn, Thanh Hóa năm học 2016 - 2017
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN |
Câu 1. (3.0 điểm): Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G sao cho phù hợp và hoàn thành các PTHH sau:
Câu 2. (3.0 điểm): Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn là: HCl, NaOH, Ba(OH)2, K2CO3, MgSO4.
Câu 3. (3.0 điểm): Cho hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, khí Z và chất rắn A. Hòa tan A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí B. Sục từ từ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được kết tủa D. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y cho đến khi kết tủa lớn nhất thì thu được chất rắn E. Nung E trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G.
Xác định thành phần các chất có trong Y, Z, A, B, D, E, G. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 4. (3.0 điểm):
- Cho hỗn hợp gồm 3 chất rắn: Al2O3; SiO2; Fe3O4 vào dung dịch chứa một chất tan A, thì thu được một chất rắn B duy nhất. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho ví dụ và viết các PTHH minh hoạ.
- Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm: FeCl3, CaCO3, AgCl.
Câu 5. (3.0 điểm): Hỗn hợp A gồm các kim loại Mg, Al, Fe.
- Lấy 14,7 gam hỗn hợp A cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Mặt khác cũng lấy 14,7 gam hỗn hợp A cho tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 10,08 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa tạo thành và nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m và tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
- Cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, sau khi phản ứng kết thúc, lọc lấy chất rắn đem hòa tan hết chất rắn trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 26,88 lít khí NO (đktc). Tính khối lượng hỗn hợp A.
Câu 6. (5.0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào nước ta thu được dung dịch A.
- Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 2,5 gam kết tủa thì có bao nhiêu lít CO2 tham gia phản ứng (đktc).
- Nếu hòa tan hoàn toàn 28,1 gam hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 (trong đó chứa a% MgCO3 về khối lượng) bằng dung dịch HCl và cho tất cả khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch A thì thu được kết tủa D. Hỏi a có giá trị bao nhiêu để kết tủa D lớn nhất? bé nhất?
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9
Câu 1. (3.0 điểm)
Câu 2. (3.0 điểm)
Trích mẫu thử, đánh số thứ tự và tiến hành thí nghiệm.
Cho lần lượt các mẫu thử tác dụng với nhau, quan sát hiện tượng. Ta có bảng thí nghiệm:
HCl | NaOH | Ba(OH)2 | K2CO3 | MgSO4 | |
HCl | x | x | x | ↑ CO2 | x |
NaOH | x | x | x | ↓ Mg(OH)2 | |
Ba(OH)2 | x | x | x | ↓ (BaCO3) | ↓ BaSO4 |
K2CO3 | ↑ (CO2) | x | ↓ Ba(CO3) | x | ↓ MgCO3 |
MgSO4 | x | ↓ (Mg(OH)2 | ↓BaSO4 Mg(OH)2 | ↓MgCO3 | x |
Mẫu thử nào cho kết quả ứng với 1↑ => HCl
Mẫu thử nào cho kết quả ứng với 1↓ => NaOH
Mẫu thử nào cho kết quả ứng với 2↓ => Ba(OH)2
Mẫu thử nào cho kết quả ứng với 2↓ và 1↑ => K2CO3
Mẫu thử nào cho kết quả ứng với 3↓ => MgSO4
Các PTHH:
2HCl + K2CO3 → 2KCl + H2O
2NaOH + MgSO4 → Na2SO4 + Mg(OH)2
Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH
Ba(OH)2 + MgSO4 → Mg(OH)2 + BaSO4
K2CO3 + MgSO4 → MgCO3 + K2SO4
Câu 3. (3.0 điểm)
Cho hỗn hợp X vào dung dịch HCl lấy dư:
PTHH: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Dung dịch Y gồm: AlCl3, MgCl2, FeCl2, HCl dư
Khí Z là H2
Chất rắn A là Cu
Cho A tác dụng với H2SO4 đặc nóng.
PTHH: Cu + 2H2SO4(đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Khí B là SO2
Cho B vào nước vôi trong lấy dư
PTHH: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
Kết tủa D là CaSO3
Cho dung dịch NaOH vào Y tới khi kết tủa lớn nhất thì dừng lại.
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl
2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl
2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2NaCl
Chất rắn E là: Al(OH)3, Mg(OH)2, Fe(OH)2
Nung E trong không khí
Chất rắn G là Al2O3, MgO, Fe2O3
Hiện tại, các em học sinh lớp 9 đang ôn thi học kì 1 nên cần làm các dạng bài khác nhau. Để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi này, mời các em cùng tham khảo các đề Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Hóa học, Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Hóa học - Sở Giáo dục Đồng Nai, Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm học 2016 - 2017. Đây là những đề thi học kì 1 lớp 9 môn Hóa được tải nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Mời các em cùng tải miễn phí đề thi này về và luyện tập.