Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lý 9 có đáp án

Mời các bạn tham khảo Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải sau đây. Tài liệu bao gồm 23 đề thi khác nhau có đáp án, giúp các em học sinh ôn tập, làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi Địa 9 sắp tới đạt điểm cao. Đây cũng là tài liệu hay cho các thầy cô ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi của mình. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 23 đề thi HSG Địa 9.

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Địa số 1

Câu 1 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết:

Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào?

Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"?

Câu 2 (2,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân?

Câu 3 (5 điểm)

a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

b. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn về việc phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.

Câu 4 (5 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:

a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ

b. Phân tích ý nghĩa của sông Hồng đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng. Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực nào?

c. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng lãnh thổ nào? Kể tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Câu 5 (4 điểm) Cho bảng số liệu sau

Dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1990- 2010

Năm19901995200020052010
Dân số (nghìn người)66.016,771.995,577.630,982.392,186.932,5
Sản lượng lương thực có hạt
(Nghìn tấn)
19.897,726.142,534.538,939.621,644.632,5

a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên

b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010

c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét

Đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Địa số 1

Câu 1 (4,0đ)

* Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia. Các cửa khẩu?

Dựa át lát bản đồ....... Trang.... (thiếu -0,25 điểm) (3,0đ)

NướcTrung QuốcLàoCampuchia
HướngBắcTâyTây Nam
Các tỉnh biên giới

Điện Biên

Lai Châu

Lào Cai

Hà Giang

Cao Bằng

Lạng Sơn

Quảng Ninh

Điện Biên
Sơn La
Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tình
Quảng Bình
Quảng Trị
Thừa Thiên Huế
Quảng Nam
Kom Tum
Kom Tum
Gia Lai
Đắc Lắc
Đắc Nông
Bình Phước
Tây Ninh
Long An
Đồng Tháp
An Giang
Kiên Giang
Các cửa khẩu dọc biên giới- Lào Cai (Lào Cai)
- Thanh Thủy (Hà Giang
- Trà Lĩnh, Tà Lùng (Cao Bằng)
- Đồng Đăng (Lạng Sơn)
- Móng Cái (Quảng Ninh)
- Tây Trang (Điện Biên)
- Sơn La (Sơn La)
- Nà Mèo (Thanh Hóa)
- Nậm Cắn (Nghệ An)
- Cầu Treo (Hà Tĩnh)
- Cha Lo (Quảng Bình)
- Lao Bảo (Q Trị)
- Nậm Giang (Quảng Nam)
- Bờ y (Kom Tum)
- Lệ Thanh (Gia Lai)
- Hoa Lư (B Phước)
- Xa mát , Mộc Bài (Tây Ninh)
- Đồng Tháp (Đồng Tháp)
- An Giang (An Giang)
- Hà Tiên (Kiên Giang)

(Hs kể tên các tỉnh theo ND át lát địa lý (Mỗi nước kể ít nhất 5 cửa khẩu) HS có cách trình bày khác nếu đúng vẫn cho điểm)

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam.

* Đồi núi:

Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ trong đó chủ yếu là đồi núi thấp. (0,5đ)

  • Địa hình dưới 1000m: chiếm 85%.
  • Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1%

Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông kéo dài 1400 km từ miền Tây Bắc đến miền Đông Nam Bộ (0,25đ)

* Đồng bằng:

Chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung (0,25đ)

Câu 2: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam bản đồ dân cư trang...

Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều:

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, niền núi:

Dân cư đông đúc ở đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao: (0,25đ)

  • Đồng bằng Sông Hồng có nơi mật độ dân số cao từ 1001 đến 2000 người/ km2
  • Dải đất phù sa ngọt ĐB Sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2

Ở vùng trung du và niền núi dân cư thưa thớt hơn nhiều mật độ dân số thấp: (0,25đ)
Tây Bắc và Tây nguyên mật độ dân số < 50 người/km2 và từ 50 đến 100 người/km2

* Phân bố không đều giữa đồng bằng Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long:

  • ĐB Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước phần lớn có mật độ dân số từ 501 đến 2000 người/km2 (0,25đ)
  • ĐB Sông Cửu Long mật độ từ 101 đến 200 người /km2 và từ 501 đến 1000 người/km2. (0,25đ)

* Phân bố không đều ngay trong một vùng kinh tế:

  • Đồng bằng Sông Hồng vùng trung tâm ven biển phía đong mật độ > 2000 người/km2 rìa phía bắc, đông bắc, Tây nam mật độ chỉ từ 201 đến 500 người/km2 (0,25đ)
  • Đồng bằng Sông Cửu Long ven sông Tiền mật độ 501 đến 1000 người/km2 Đồng Tháp Mười và Hà Tiên chỉ có 50 đến 100 người/km2 (0,25đ)

* Phân bố không đều ngay trong một tỉnh: Tỉnh Thanh Hóa Thị xã Sầm Sơn mật độ > 2000 người /km2, phía tây giáp Lào mật độ 50 người/km2 (0,25đ)

Nguyên nhân: (0,25đ)

  • Điều kiện tự nhiên
  • Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ
  • Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng

Câu 3 (5 điểm)

a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

  • Đầu năm 1995 Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.Tháng 7- 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (0,5đ)
  • Nước ta cũng đang trong lộ trình thực hiện cam kết của AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ đa phương và song phương (0,5đ)
  • Tháng 1- 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO (0,5đ)

b, Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta.

* Thuận lợi

Điều kiện tự nhiên

  • Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km (0,25đ)
  • Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang. (0,25đ)
  • Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. (0,25đ)
  • Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,... (0,25đ)
  • Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. (0,25đ)
  • Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch... có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. (0,25đ)

Điều kiện kinh tế xã hội

  • Dân cư có nhiều kinh nghiệm có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (0,25đ)
  • Cơ sở vật chất được chú trọng (0,25đ)
  • Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn (0,25đ)
  • Chính sách của Đảng và nhà nước đang có tác động tích cực tới ngành thủy sản (0,25đ)

* Khó khăn

  • Hằng năm có 9- 10 cơn bão đổ bộ vào (0,25đ)
  • Phương tiện đánh bắt cò chậm đổi mới (0,25đ)
  • Hệ thống các cảng cá chưa chưa đáp ứng được yêu cầu (0,25đ)
  • Một số vùng biển môi trường bị suy thoái nguồn lợi hải sản bị suy giảm (0,25đ)

Câu 4 (5 điểm)

a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ

* Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm

  • Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai (0,25đ)
  • Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu (0,25đ)
  • Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương (0,25đ)
  • Hồ tiêu: Bình Phước, Đồng Nai (0,25đ)

b. Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

  • Bồi đắp phù sa tạo nên châu thổ lộng lớn màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp. (0,5đ)
  • Có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản (0,25đ)
  • Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt (0,25đ)
  • Đồng bằng đông dân, nông nghiệp trù phú, công nghiệp đô thị sôi động... (0,5đ)
  • Chế độ nước thất thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân cư (0,5đ)
  • Tốn kém việc xây dựng và bảo vệ thống đê. (0,25đ)

* Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực:

  • Các cánh đồng bị vây bọc bới các con đê trở thành những ô trũng thấp, khó thoát nước về mùa lũ. (0,5đ)
  • Bộ phân đất phù sa trong đê không được bồi đắp thường xuyên, khai thác lâu đời bị thoái hóa (0,5đ)

c. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng: Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng (0,5đ)

* Các tỉnh thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh. (0,25đ)

Câu 5 (4 điểm)

a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên (0,5đ)

Năm19901995200020052010

SLTT có hạt bình quân

theo đầu người (kg/người)

301,4363,1444,9480,9513,4

b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010

Xử lý bảng số liệu: (Lấy năm 1990 là 100)

Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 (%) (1,0đ)

Năm19901995200020052010
Dân số100109,1117,6124,8131,7
Sản lượng lương thực có hạt100131,4173,6199,1224,3
SLTT có hạt bình quân theo đầu người (kg/người)100120,5147,6159,6170,3

Vẽ biểu đồ (1,25đ)

Yêu cầu:

  • Vẽ biểu đồ đường
  • Đảm bảo chính xác, khoa học, thẩm mỹ.
  • Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu đúng cho mỗi đường.
  • Trục tung: ghi đơn vị % phía trên bên trái trục tung.
  • Trục hoành: chia năm chính xác, có mũi tên và chữ "năm" ở cuối trục.

Trừ điểm:

  • Vẽ biểu đồ khác: không tính điểm.
  • Các tiêu chí trên, mỗi tiêu chí không đạt hoặc sai trừ 0,25 điểm/tiêu chí.

c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét

Dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 của nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều.

  • Dân số tăng gấp 1,23 lần (tăng 31,7 %) (0,25đ)
  • Sản lượng lương thực tăng 2,24 lần (tăng 124,3 %) (0,25đ)
  • Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng khá nhanh 1,70 lần (tăng 70,3 %) (0,25đ)

Tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực còn chậm vì nếu tăng 1% dân số sản lượng lương thực phải tăng 4%. Để đảm bảo an ninh lương thực phải đẩy mạnh sản xuất lương thực mặt khác phải hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số. (0,25đ).

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Địa số 2

Câu 1: (3 điểm)

1.Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ 1:2.000.000

2. Trên một bản đồ Việt Nam tỉ lệ 1:700.000, khoảng cách đo được từ Hà Nội đến Hải Phòng đo được là 15cm. Hỏi trên thực địa khoảng cách giữa hai thành phố này là bao nhiêu kilomet?

3. Khoảng cách từ Hải Dương đến Trường Sa là 1500km. Trên một bản đồ Việt Nam đo được khoảng cách giữa hai địa điểm này là 7,5cm. Hỏi bản đồ này có tỉ lệ bao nhiêu?

Câu 2: (3 điểm) Nêu những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên nhiều đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam?

Câu 3: (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta?

Câu 4: (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:

1. Hãy phân tích thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp của miền núi và Trung du Bắc Bộ?

2. Hãy phân tích đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ?

Câu 5: (4 điểm) Cho bảng số liệu sau đây:

SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA

Năm

Tổng số dân (nghìn người)

Số dân thành thị (nghìn người)

Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%)

1995

71996

14938

1,65

1996

73157

15420

1,61

1999

76597

18082

1,51

2000

77635

18772

1,36

2002

79727

20022

1,32

2005

83106

22337

1,31

2006

84156

22824

1,26

Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995-2006 và nêu nhận xét.

Đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Địa số 2

Câu 1:

1. Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì? (1,0đ)

  • Tỉ lệ bản đồ cho biết khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa
  • Tỉ lệ bản đồ 1:2.000.000 có ý nghĩa là kích thước trên bản đồ đã được thu nhỏ 2.000.000 lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa

2. Khoảng cách thực địa từ Hà Nội đến Hải Phòng? (1,0đ)

15 x 700.000 = 1.050.000 (cm) = 105 (km)

3. Tỉ lệ bản đồ? (1,0đ)

Đổi: 1.500 (km) = 150.000.000 (cm)

Bản đồ đã thu nhỏ số lần là:

150.000.000 : 7,5 = 20.000.000 (lần)

Vậy bản đồ có tỉ lệ là 1:20.000.000

Câu 2:

1. Thuận lợi: (1,5đ)

  • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.
  • Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
  • Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.
  • Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...).
  • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

2. Khó khăn: (1,5đ)

  • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
  • Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất.
  • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.
  • Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô.
  • Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

Câu 3:

1. Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên: (2,0đ)

  • Đất: diện tích lớn, có nhiều loại thích hợp cho việc phát triển của cây công nghiệp lâu năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều
  • Đất feralit trên đá badan và đá macma: phân bố tập trung ở Tây Nguyên, rải rác ở Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, rất thuận lợi cho việc phát triển của cây công nghiệp lâu năm
  • Đất feralít phát triển trên các loại đá khác: phân bố rộng khắp trên toàn bộ các vùng đồi núi ở nước ta, có thể phát triển các cây công nghiệp lâu năm
  • Đất xám trên phù sa cổ: tập trung ở Đông Nam Bộ và rải rác ở Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây công nghiệp lâu năm
  • Nguồn nước: dồi dào, từ các sông, hồ cung cấp nước tưới cho cây
  • Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, phân hóa từ Bắc đến Nam và phân hóa theo độ cao nên có thể trồng được nhiều loại cây công nghiệp lâu năm

Điều kiện kinh tế - xã hội: (1,0đ)

  • Dân cư đông, lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây công nghiệp
  • Nguồn lương thực ngày càng được đảm bảo, tạo điều kiện để ổn định và mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm
  • Công nghiệp chế biến ngày càng phát triển mạnh
  • Thị trường ngày càng mở rộng
  • Chính sách đầu tư phát triển cây công nghiệp của Nhà nước

2. Khó khăn

Điều kiện tự nhiên: (1,0đ)

  • Thiếu nước tưới mùa khô
  • Vấn đề khai thác tài nguyên đất chưa thật hợp lí ở nhiều vùng, nguy cơ xói mòn, thoái hóa đất ở vùng đồi núi còn cao
  • Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, có nhiều thiên tai

Điều kiện kinh tế - xã hội: (1,0đ)

  • Sự phân bố lao động không đồng đều, thiếu lao động ở nhiều vùng có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm
  • Công nghiệp chế biến còn lạc hậu
  • Thị trường còn nhiều biến động

Câu 4:

1. Thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ

Thế mạnh: (1,5đ)

  • Vị trí: giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và biển Đông nên thuận lợi cho việc giao lưu xuất, nhập nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiếp thu khoa học kĩ thuật, nguồn lao động lành nghề bằng các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.
  • Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước, phong phú về chủng loại (than, sắt, thiếc...), đặc biệt là than có trữ lượng lớn, phân bố tập trung
  • Thủy điện: dồi dào (sông Đà, sông Chảy, sông Gâm)
  • Đất đai: khí hậu, thuận lợi cho các cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn phát triển, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
  • Vùng biển giàu tiềm năng thủy sản, là cơ sở để phát triển ngành chế biến thủy, hải sản

Hạn chế: (1,0đ)

  • Tài nguyên bị cạn kiệt do khai thác quá mức
  • Hạn chế về cơ sở hạ tầng, làm cho việc giao lưu trong và ngoài vùng còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới
  • Là vùng sinh sống của nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp
  • Thiếu lao động có trình độ chuyên môn

2. Đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ

Nhận xét: (1,5đ)

  • Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nhỏ phân bố ở các thị xã miền núi, gắn với việc chế biến nông sản (chè Hà Giang, thực phẩm ở Mộc Châu, Sơn La, Lai Châu), khai thác khoáng sản ở Lào Cai, Tĩnh Túc,...
  • Các trung tâm công nghiệp thường có qui mô trung bình, riêng Quảng Ninh là trung tâm công nghiệp lớn. Cơ cấu ngành tương đối đa dạng, với ưu thế là ngành công nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản. Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở các thành phố.
  • Nhìn chung công nghiệp còn kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng do thiếu sự đồng bộ của nguồn lao động có tay nghề với cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông vận tải.

Một số trung tâm công nghiệp điển hình: (1,0đ)

  • Quảng Ninh: khai thác than, cơ khí, nhiệt điện
  • Bắc Giang: hóa chất phân bón, thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí
  • Thái Nguyên: luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, khai thác chế biến gỗ, chế biến chè, nhiệt điện nhỏ
  • Việt Trì: hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm, gỗ, giấy
  • Hòa Bình: thủy điện, vật liệu xây dựng

Câu 5:

1. Vẽ biểu đồ: (3,0đ)

Yêu cầu:

  • Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp
  • Chính xác về khoảng cách năm
  • Có chú giải và tên biểu đồ
  • Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ

Biểu đồ:

2. Nhận xét: (1,0đ)

  • Tổng số dân và số dân thành thị đều tăng (dẫn chứng)
  • Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên giảm (1,65% năm 1995 xuống 1,26% năm 2006) do làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình)

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Địa số 3

Câu 1: (3 điểm) Trình bày sự chuyển động tự quay quanh trục của trái đất. Nêu khái quát các hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất.

Câu 2: (3 điểm) Dựa vào atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học cho biết nước ta chịu tác động của những loại gió nào. Trình bày khái quát cơ chế hoạt động và ảnh hưởng của các loại gió đó đến lãnh thổ nước ta.

Câu 3: (4 điểm) Nêu các đặc điểm chủ yếu của lao động nước ta. Vì sao lao động nước ta hoạt động chủ yếu trong ngành nông nghiệp và đang có xu hướng chuyển dịch sang hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ?

Câu 4: (5 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 – 2012

Năm

Điện (tỉ kmh)

Than (triệu tấn)

Phân hóa học (nghìn tấn)

2000

26,7

11,6

1210,0

2004

46,2

27,3

1714,0

2006

57,9

38,8

2182,6

2009

80,6

44,1

2360,0

2012

115,0

42,4

2861,4

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện chỉ số tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2012.

b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích tình hình sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp giai đoạn trên.

Câu 5: (5 điểm) Dựa vào atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy.

a) Trình bày đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Đồng bằng Sông Hồng.

b) Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng này.

Đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Địa số 3

Câu 1: (3 điểm)

Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất.

  • Hướng quay: từ Tây – Đông 0,5 đ
  • Thời gian: 24 giờ (1 ngày đêm) 0,5 đ
  • Vận tốc: lớn nhất ở xích đạo (464 m/giây) giảm về 2 cực 0,5 đ

Các hệ quả.

  • Sự luân phiên ngày đêm 0,5 đ
  • Chuyển động biểu kiến của các thiên thể 0,25 đ
  • Gió trên Trái đất và đường chuyển ngày q.tế 0,5 đ
  • Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể 0,25 đ

Câu 2: (3 điểm)

Nước ta nằm trong phạm vi chịu tác động của gió mùa Châu Á và của gió tin phong bán cầu Bắc.

* Hoạt động và ảnh hưởng của gió mùa.

Gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc)

  • Nêu được nguồn gốc, hướng gió, ảnh hưởng... 0,25 đ
  • Thời tiết đầu mùa đông... 0,25 đ
  • Thời tiết cuối mùa đông... 0,25 đ
  • Miền Nam: không chịu ảnh hưởng. 0,25 đ

Gió mùa mùa hạ (gió mùa Tây Nam)

  • Nêu được nguồn gốc xuất phát... 0,5 đ
  • Tính chất... 0,25 đ
  • Hệ quả 0,25 đ

* Hoạt động và ảnh hưởng của gió Tín phong.

  • Nêu được hướng thổi, thời gian (thổi quanh năm) 0,5 đ
  • Ảnh hưởng: gây nên mùa khô sâu sắc cho Tây nguyên và Đông Nam Bộ... 0,5 đ

Câu 3: (4 điểm)

* Đặc điểm:

  • Nguồn lao động dồi dào (dẫn chính). Mỗi năm được bổ sung khoảng 1 triệu LĐ 1 đ
  • LĐ có kinh nghiệm... 0,5 đ
  • Cần cù, chịu khó... 0,5 đ
  • LĐ còn hạn chế... 0,25 đ
  • Phân bố... 0,25 đ

* Giải thích:

  • Do nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa... 1 đ
  • Vì nước đông dân, lao động hạn chế về trình độ... 0,5 đ

Câu 4: (5 điểm)

* Xử lý số liệu: (đơn vị %) (1đ)

Năm

Điện

Than

Phân hóa học

2000

100,0

100,0

100,0

2004

173,0

235,3

141,7

2006

216,9

334,5

180,4

2009

301,9

380,2

195,0

2012

430,7

365,5

236,5

* Vẽ biểu đồ:

  • Vẽ biểu đồ đường (Biểu khác không cho điểm)
  • Vẽ đúng, đẹp có chú thích, tên biểu đồ 2 đ

* Nhận xét – giải thích:

  • Nhìn chung các sản phẩm đều tăng, mức tăng khác nhau. 1đ
  • Mức tăng của tính sản phẩm.

* Giải thích:

Giải thích từng sản phẩm tăng do nguyên nhân gì. 1đ

Câu 5: (5 điểm)

1) Đặc điểm dân cư – xã hội của vùng ĐBSH

  • Dân cư đông đúc, mật độ dân số cao (dẫn chính) 0,5 đ
  • Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp (dẫn chứng) 0,5 đ
  • Trình độ phát triển dân cư – xã hội cao 0,5 đ
  • Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện 0,5 đ
  • Hệ thống đê điều là nét văn hóa độc đáo 0,25 đ
  • Có nhiều đô thị hình thành từ lâu đời (dẫn chứng) 0,25 đ
  • Khó khăn: sức ép dân số... 0,5 đ

b)

  • Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế 0,5 đ
  • Đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ 0,5 đ
  • Giải quyết tốt việc làm... 0,5
  • GDP; GDP bình quân đầu người tăng nhanh 0,25 đ
  • Đảm bảo vấn đề phát triển bền vững 0,25 đ

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Địa số 4

Câu 1 (2,0 điểm): Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay đổi các mùa như hiện nay không? Khi đó thì khí hậu ở các vành đai nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?

Câu 2 (6,0 điểm): Dựa vào những kiến thức đã học, hãy:

a.Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều?

b. Giải thích nguyên nhân sự phân bố dân cư không đều? Sự phân bố dân cư không đều có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Nêu biện pháp?

Câu 3 (6,0 điểm): Điều kiện Tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội?

Câu 4 (3,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:

Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đơn vị: kg/người)

Năm

1995

1996

2000

2005

Cả nước

363,1

329,6

444,9

475,8

Đồng bằng sông Hồng

330,9

362,4

403,1

362,2

Đồng bằng sông Cửu Long

831,6

876,8

1025,1

1124,9

  1. Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm nói trên.
  2. Nhận xét và giải thích.

Câu 5 (3,0 điểm) Em hãy cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với ngành giao thông vận tải nước ta?

Đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Địa số 4

Câu 1 (2 điểm):

Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo thì góc chiếu từ Mặt Trời đến từng vùng trên Trái Đất (trong một năm) không thay đổi, do đó sẽ không có các mùa khác nhau nữa mà lượng nhiệt sẽ giảm đều về xích đạo và 2 cực.

Vùng nhiệt đới: Khí hậu không thay đổi gì nhiều so với hiện nay (nóng quanh năm).

Vùng ôn đới: Quanh năm có khí hậu như mùa xuân, ngày và đêm lúc nào cũng bằng nhau.

Vùng cực: Quanh năm có ánh sáng và khí hậu bớt khắc nghiệt hơn hiện nay.

Câu 2 (6 điểm): Dựa vào những kiến thức đã học, hãy:

Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều: (1đ)

  • Không đều giữa các vùng đồng bằng, ven biển với vùng núi và cao nguyên (dẫn chứng).
  • Phân bố không đều giữa các đồng bằng (dẫn chứng).
  • Không đều trong nội bộ các vùng dân cư (dẫn chứng).

Nguyên nhân sự phân bố dân cư không đều: (1đ)

  • Do điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
  • Do điều kiện kinh tế - xã hội.
  • Do lịch sử khai thác lãnh thổ.

Ảnh hưởng của sự phân bố dân cư không đều đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta Sự phân bố dân cư không đều sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. (1đ)

(HS lấy VD cụ thể).

* Biện pháp:

  • Phân bố lại dân cư trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.
  • Thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ.
  • Phát triển kinh tế - xã hội tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
  • Phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi.
  • Hạn chế nạn di dân tự do.
  • Hợp tác quốc tế về xuất khẩu lao động

Câu 3 (6 điểm):

* Điều kiện Tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi: (4đ)

  • Về vị trí địa lí là dải đất hẹp ngang, là cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía nam, là cửa ngõ hướng ra biển đông của các nước tiểu vùng sông Meekông ở phía tây để phát triển kinh tế - xã hội.
  • Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên rừng khá lớn nhất là ở phía bắc dãy Hoàng Sơn, có một số khoáng sản trữ lượng khá thuận lợi cho các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, chế biên lâm sản phát triển, bờ biển dài và có nhiều bãi biển đẹp, vườn quốc gia, hang động. Phát triển du lịch; nhiều bãi tôm, cá, phát triển ngành thủy sản.

* Những khó khăn ở Bắc Trung Bộ: (2đ)

Thời tiết, khí hậu có nhiều thiên tai như lũ lụt hạn hán, gió bão, đất xấu, bạc màu...ảnh hưởng lớn thế đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng, đến giao thông vận tải.

Câu 4 (3 điểm): Vẽ biểu đồ (1đ)

Biểu đồ phải đảm bảo các yêu cầu:

  • Đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.
  • Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên, thì trừ đi 0,25 điểm

Nhận xét và giải thích

Nhận xét (1đ)

Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau giữa các vùng

ĐB sông Cửu Long so với cả nước và ĐB sông Hồng có mức bình quân lương thực theo đầu người cao nhất (d/c)

  • ĐB sông Hồng thấp hơn mức bình quân của cả nước (d/c)

Bình quân lương thực theo đầu người của ĐB sông Cửu Long và cả nước liên tục tăng (d/c), ĐB sông Hồng còn biến động (d/c)

Tốc độ tăng có sự khác nhau

  • ĐB sông Cửu Long có mức tăng nhanh hơn (1,35 lần) so với mức tăng trung bình của cả nước (1,31 lần)
  • ĐB sông Hồng chỉ tăng 1,09 lần, thấp hơn mức tăng trung bình cả nước.

Giải thích (1đ)

  • Sản lượng bình quân lương thực tăng là do sản lượng lương thực tăng nhanh (chủ yếu là do tăng năng suất, mở rộng diện tích)
  • ĐB sông Cửu Long có bình quân lương thực theo đầu người cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có nhiều điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số còn thấp
  • ĐB sông Hồng có bình quân lương thực thấp hơn mức bình quân cả nước và tăng chậm là do vùng ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác, nguy cơ bị thu hẹp do quá trình CNH và ĐTH, đây là vùng có dân số quá đông

Câu 5 (3,0 điểm)

* Thuận lợi (1,0đ)

  • Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á và giáp biển có thuận lợi về giao thông đường biển trong nước và các nước trên thế giới.
  • Phần đất liền địa thế nước ta kéo dài theo hướng Bắc - Nam, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển và bờ biển dài 3260km nên giao thông giữa các miền Bắc, Trung, Nam khá dễ dàng.

* Khó khăn (1,0đ)

  • Hình thể nước ta hẹp ở miền Trung và có nhiều đổi núi, cao nguyên chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam làm cho việc giao thông theo hướng Đông - Tây có phần trở ngại.
  • Sông ngòi nước ta dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt nên việc xây dựng và bảo vệ đường xá, cầu cống đòi hỏi tốn kém nhiều công sức và tiền của.
  • Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập từ nước ngoài tốn nhiều ngoại tệ

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 - Đề số 5

Câu 1: (3 điểm)

Một máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ ngày 20/11/2015 đến Luân Đôn sau 12 giờ bay, máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ ngày nào tại các địa điểm sau: Tokyo kinh độ 135oĐ; Niu Đê-li kinh độ 750oĐ, Xít-ni kinh độ 150oĐ, Oa-sinh-tơn kinh độ 75oT, Lốt An-giơ-let kinh độ 120oT.

Câu 2: (3 điểm) Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:

a, Nêu ý nghĩa kinh tế của sông ngòi Việt Nam.

b, Chứng minh rằng: các nhân tố địa hình, khí hậu đã tạo nên đặc điểm sông ngòi nước ta.

Câu 3: (4 điểm) Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh gì? Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? Nêu biện pháp giải quyết?

Câu 4: (5 điểm) Dựa vào số liệu sau:

1990

1995

1998

2000

2002

2005

2007

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

38,7

27,2

25,8

24,5

23,0

21,0

20,3

Công nghiệp - Xây dựng

22,7

28,8

32,5

36,7

38,5

41,0

41,5

Dịch vụ

38,6

44,0

41,7

38,8

38,5

38,0

38,2

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cầu thu nhập của nước ta thời kỳ 1990 – 2002. Nêu nhận xét và giải thích.

Câu 5 (5 điểm) Cho bảng số liệu:

Diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2006

(Đơn vị: nghìn ha)

Vùng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Diện tích cây công nghiệp lâu năm

19

634,4

Trong đó

Cà phê

3,3

445,4

Chè

8,0

27,0

Cao su

109,4

Cây khác

7,7

52,5

a, Hãy so sánh sự giống và khác khau về quy mô, cơ cấu diện tích cây công nghiệp của hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm trên.

b, Giải thích sự giống và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp của hai vùng.

(Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí)

Đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Địa số 5

Câu 1:

  • Sân bay Tân Sơn Nhất (VN): múi giờ thứ 7 (0,25đ)
  • Luân Đôn múi giờ gốc: 0 (0,25đ)
  • Sau 12 giờ máy bay hạ cánh khi đó ở Việt Nam là 6 + 12 = 18 giờ, ngày 20/11/2015, khí đó Luân Đôn là: 18 – 7 = 11 giờ ngày 20/11/2015 (0,5đ)

Luân Đôn

Tokyo

Niu-đê-li

Xít-ni

Oa-sinh-tơn

Lốt An-giơ-let

Múi giờ

0

9

5

10

19

16

Giờ

11

20

16

21

6

3

Ngày

20/11/2015

20/11/2015

20/11/2015

20/11/2015

20/11/2015

20/11/2015

Câu 2:

  1. Ý nghĩa kinh tế của sông ngòi Việt Nam:
  • Phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
  • Cung cấp nước cho sản xuất công ngiệp, thủy năng cho ngành thủy điện. (0,5đ)
  • Phục vụ giao thông đường thủy nội địa. (0,5đ)
  • Cung cấp nước cho sinh hoạt

b) * Các nhân tố địa hình, khí hậu đã tạo nên đặc điểm sông ngòi nước ta: (1,0đ)

Địa hình:

  • Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính TB – ĐN và vòng cung (sông Hồng, sông Đà, Sông Mã, sông Gâm.....)
  • Sông ngòi chảy ở vùng đồng bằng lòng sông rộng, dòng sông uốn khúc quanh co.
  • Duyên hải miền Trung địa hình hẹp ngang, song ngòi ngắn và dốc.

* Khí hậu: (1,0đ)

  • Khí hậu nhiệt đới ẩm tạo cho nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
  • Sông ngòi có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
  • Mưa nhiều, mưa tập trung theo mùa, địa hình dốc, xói mòn rửa trôi mạnh làm cho sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.

Câu 3:

* Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh gì:

  • Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân). (0,25đ)
  • Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động. (0,25đ)
  • Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. (0,25đ)
  • Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế.( 0,25đ)

* Việc làm làm vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay:

  • Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay: nguồn lao động nước ta dồi dào mỗi năm tăng 1 triệu lao động trong khí nền kinh tế chưa phát triển (0,75đ)
  • Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt thể hiện năm 2003: (025đ)
    • Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6%
    • Tỉ lệ thời gian làm việc ở nông thôn là 77,7%

* Hướng giải quyết:

Hướng chung: (1,0đ)

  • Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. Chuyển từ đồng bằng sông Hồng, duyên hảI miền Trung đến Tây Bắc và Tây Nguyên.
  • Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
  • Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hoạt động dạy nghề.
  • Lập các trung tâm giới thiệu việc làm, đẩy mạnh hướng nghiệp ở trường phổ thông.

Xuất khẩu lao động

Nông thôn: (0,25đ)

  • Đẩy mạnh công tác kế hoạch háo gia đình.
  • Đa dạng hoá các loại hình hoạt động kinh tế ở nông thôn.

Thành thị: (0,25đ)

  • Mở rộng các trung tâm công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp mới.
  • Phát triển các hoạt động dịch vụ. Chú ý các hoạt động công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động.

Câu 4:

Vẽ biểu đồ: (2,5đ)

Dạng biểu đồ miền

Yêu cầu:

  • Đẹp, chính xác.
  • Có tên biểu đồ, có chú giải và ghi các số liệu cần thiết.

* Nhận xét:

  • Tỉ trọng khu vực nông – lâm- ngư nghiệp giảm (dẫn chứng) (0,5đ)
  • Tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng tăng nhanh (dẫn chứng) (0,5đ)
  • Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn chưa ổn định (dẫn chứng) (0,5đ)

* Giải thích: Sự tăng, giảm tỉ trọng trong các khu vực kinh tế là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất của đất nước ta và xu thế phát triển chung của thế giới. (1,0đ)

Câu 5:

a/ So sánh:

* Giống nhau:

  • Đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu. (0,5đ)
  • Có cơ cấu cây công nghiệp đa dạng gồm cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt.(0,5đ)

* Khác nhau:

  • Quy mô: Tây Nguyên là vùng chuyên canh quy mô lớn hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ (dẫn chứng) (0,5đ)
  • Cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên đa dạng hơn (dẫn chứng), cà phê là cây công nghiệp quan trọng nhất: Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây công nghiệp cận nhiệt đới, chè là cây công nghiệp quan trọng nhất. (0,5đ)

b/ Giải thích:

Giống nhau:

  • Cả hai vùng đều thuộc miền núi, cao nguyên, đất đai rộng lớn nhưng địa hình khó giữ nước nên không thích hợp để trồng lúa. Đất đai chủ yếu là đất Feralit hoặc đát Badan chỉ thích hợp cho trồng cây công nghiệp. (0,5đ)
  • Dân cư thưa nhưng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trồng cây công nghiệp. (0,5đ)
  • Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên Tây Nguyên cũng trồng được chè giống như ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. (0,5đ)

Khác nhau:

  • Về quy mô: Do Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình bằng phẳng, đất badan màu mỡ,..) cho tổ chức sản xuất với quy mô lớn. Còn Trung du và miền núi Bắc Bộ địa hình chia cắt mạnh, đất dốc khó khăn cho quy hoạch vùng chuyên canh. (0,5đ)
  • Về cơ cấu:
    • Tây Nguyên có đất đỏ Badan thích hợp cho cây cà phê, khí hậu cận nhiệt xích đạo phân hoá theo độ cao địa hình, nên trồng cả cây nhiệt đới và cận nhiệt; (0,5đ)
    • Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp cho cây cận nhiệt đới, đặc biệt là chè (0,5đ)

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 - Đề số 6

Câu 1: (3 điểm) Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên Trái Đất?

Câu 2: (3 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam chứng minh rằng khí hậu nước ta rất đa dạng và thất thường.

Câu 3: (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau:

Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi (đơn vị:%)

Nhóm tuổi

1979

1989

1999

2002

0-14

42,5

39,9

33,2

30,2

15-59

50,4

52,9

58,7

61,0

>= 60

7,1

7,2

8,1

8,7

a) Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo nhóm tuổi thời kì trên.

b) Tình hình thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang đặt ra vấn đề gì cần quan tâm?

Câu 4: (5 điểm)

Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1990 - 2007)

1990

1993

1995

1999

2002

2005

2007

Tổng số

100

100

100

100

100

100

100

Nông - lâm - ngư

38,7

29,9

27,2

25,4

23

21

20,3

Công nghiệp - XD

22,7

28,9

28,8

34,5

38,5

41

41,5

Dịch vụ

38,6

41,2

44,0

40,1

38,5

38

38,2

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1990 - 2007

b) Qua biểu đồ đó rút ra nhận xét? Sự thay đổi tỉ trọng của 3 nhóm ngành trên phản ánh điều gì?

Câu 5: (5 điểm) Nhờ điều kiện thuận lợi gì mà cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

Tài liệu vẫn còn các bạn tải về để xem trọn nội dung ôn tập nhé

.........................................

Trên đây là Bộ 23 đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9. Hy vọng với tài liệu này, các em sẽ có thêm tài liệu hữu ích để ôn tập, rèn luyện chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi lớp 9 sắp tới. Chúc các em ôn thi tốt, đạt kết quả cao trong kì thi HSG lớp 9. Để tham khảo thêm các đề thi học sinh giỏi lớp 9 khác, mời các bạn vào chuyên mục Thi học sinh giỏi lớp 9 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp đề thi học sinh giỏi của tất cả các môn giúp các em ôn luyện hiệu quả.

Đánh giá bài viết
273 230.127
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thiện Nhân Nguyễn
    Thiện Nhân Nguyễn

    Đáp án sai

    Thích Phản hồi 24/11/22

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm