25 đề ôn luyện Vật lý lớp 9

Tài liệu ôn thi vật lý lớp 9

Tổng hợp 25 đề ôn luyện Vật lý 9. Bao gồm các đề thi học sinh giỏi, thi vào trường chuyên và thi vào lớp 10 THPT

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

ĐỀ SỐ: 01

Bài 1: (Đề thi vào ĐHQG)

Ba người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc không đổi. Người thứ nhất và người thứ hai xuất phát cùng một lúc với các vận tốc tương ứng v1 = 10km/h và v2 = 12km/h. Người thứ 3 xuất phát sau 2 người nói trên 30 phút. Khoảng thời gian giữa 2 lần gặp nhau của người thứ ba với hai người đi trước t = 1 giờ. Tìm vận tốc ngưòi thứ ba.

Bài 2: (Đề thi vào THPT Chu Văn An)

Cho mạch điện có các thông số sau. U = 36V; R2 = 4; R3 = 6; R4 = 12; R6 = 2; ampekế có điện trở không đáng kể; vôn kế có điện trở rất lớn

1. R1 = 8:
a. Khi K mở: Ampe kế chỉ 1,35A. Tính R5 Và số chỉ vôn kế?
b. Khi K đóng: Tính số chỉ ampek kế và I qua K.

2. Khi khoá K đóng: Tính R1 để dòng điện qua K là 1,25A; khi đó công suất tiêu thụ ở R4 là bao nhiêu?

Bài 3: (Đề thi vào THPT Quốc học Huế)

Cho mạch điện có các thông số như sau: bóng đèn ghi Đ1(12V- 6W); bóng đèn 2 ghi Đ2(12V-12W); bóng đèn 3 ghi 3W, dấu hiệu điện thế định mức bị mờ. Mạch đảm bảo các đèn sáng bình thường.

a. Tính hiệu điện thế định mức đèn 3. Biết R1 = 9, tính R2?

b. Tìm điều kiện giới hạn của R1 để thực hiện được điều kiện sáng bình thường của các đèn trên.

Bài 4:

Một gương phẳng đặt vuông góc với 1 trục chính của TKHT và cách thấu kính 75cm. Một nguồn sáng S đặt trên trục chính của thấu kính. Khi dịch chuyển nguồn sáng S trên trục chính ta thu được 2 vị trí của S cùng cho ảnh qua quang hệ lại trùng với S hai vị trí này cách nhau 100cm. Tìm tiêu cự của thấu kính.

Bài 5: (Đề thi vào THPT Trần Đại Nghĩa)

Một khối sắt có khối lượng m1, nhiệt dung riêng C1, nhiệt độ t1 = 1000C. Một bình chứa nước, nước trong bình có khối lượng m2, nhiệt dung riêng C2, nhiệt độ ban đầu của nước trong bình t2 = 200C. Thả khối sắt vào trong nước, nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là t = 250C. Hỏi nếu khối sắt có khối lượng m1 = 2m1, nhiệt độ đầu vẫn là t1 = 1000C thì khi thả khối sắt vào trong nước (khối lượng m2, nhiệt độ ban đầu t2 = 200C, nhiệt độ t’của hệ thống khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Giải bài toán trong những trường hợp sau:

a. Bỏ qua sựu hấp thụ nhiệt của bình chứa và môi trường xung quanh.

b. Bình chứa có khối lượng m3, nhiệt dung riêng C3. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của môI trường.

ĐỀ SỐ: 02

Bài 1:

Một hình trụ có tiết diện đáy S = 450cm2 đựng nước. Người ta thả vào bình một thỏi nước đá dạng hình hộp chữ nhật, khối lượng m1 = 360g.

a. Xác định khối lượng nước m trong bình, biết rằng tiết diện ngang của thỏi đá là S1 = 80cm3 và vừa chạm đủ đáy bình. Khối lượng riêng của nước đá là D1 = 0,9 kg/dm3.

b. Xác định áp suất gây ra tại đáy bình khi:
- Chưa có nước đá
- Vừa thả nước đá
- Nước đá tan hết.

Câu 2:

Một người chèo một con thuyền qua sông nước chảy. Muốn cho thuyền đi theo đường thẳng AB vuông góc với bờ người ấy phải luôn chèo thuyền hướng theo đường thẳng AC (hình vẽ). Biết bờ sông rộng 400m. Thuyền qua sông hết 8 phút 20 giây. Vận tốc thuyền đối với nước là 1m/s. Tính vận tốc của nước đối với bờ

25 đề ôn luyện Vật lý lớp 9

Câu 3:

Cho mạch điện như hình vẽ. Khi khoá K ở vị trí 1 thì ampe kế chỉ 4A. Khi K ở vị trí 2 thì ampe kế chỉ 6,4 R3. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch luôn không đổi bằng 24 V. Hãy tính các giá trị điện trở R1, R2 và R3. Biết rằng tổng giá trị điện trở R1 và R3 bằng 20Ω.

25 đề ôn luyện Vật lý lớp 9

Câu 4:

Hai vật chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng. Nếu chúng chuyển động lại gần nhau thì cứ sau 5 giây khoảng cách giữa chúng giảm 8m. Nếu chúng chuyển động cùng chiều (độ lớn vận tốc như cũ) thì cứ sau 10 giây khoảng cách giữa chúng lại tăng thêm 6m. Tính vận tốc của mỗi vật.

Câu 5:

Trong hai bình cách nhiệt có chứa hai chất lỏng khác nhau ở hai nhiệt độ ban đầu khác nhau. Người ta dùng một nhiệt kế, lần lượt nhúng đi nhúng lại vào bình 1, rồi vào bình 2. Chỉ số của nhiệt kế lần lượt là 400C; 80C; 390C; 9,50C.

a) Đến lần nhúng tiếp theo nhiệt kế chỉ bao nhiêu?

b) Sau một số rất lớn lần nhúng như vậy, nhiệt kế sẽ chỉ bao nhiêu?

ĐỀ SỐ: 03

Bài CS1/21:

Một hành khách đi dọc trên sân ga với vận tốc không đổi v=4km/h. Ông ta chỉ thấy 2 tàu hoả đi lại gặp nhau theo 2 đường thẳng song song với nhau, một tàu có n1= 9 toa, tàu kia n2= 10 toa. Ông ta ngạc nhiên thấy rằng hai toa đầu ngang hàng nhau đúng lúc đối diện với ông. Nhưng ông ta còn ngạc nhiên hơn nữa khi thấy rằng 2 toa cuối cùng cũng ngang hàng nhau đúng lúc đối diện với ông. Coi vận tốc của hai tàu là như nhau. Tìm vận tốc của tàu hoả.

Bài CS2/7:

Một cốc nhôm có khối lượng không đáng kể chứa 200g nước đặt trong phòng có nhiệt độ t=300C. Thả vào cốc một cục nước đá có khối lượng 50g ở nhiệt độ t1=-100C. Vài phút sau, khi đá tan hết thì nước trong cốc có nhiệt độ là t2 và mặt ngoài cốc có 1,2 g nước bám vào. Hãy giải thích nước đó ở đâu ra và tính nhiệt độ t2của nước trong cốc. Biết cnước=4,2J/kg.độ;cđá=2,1J/kg.độ; =330KJ/kg. Để 1 kg nước biến hoàn toàn thành hơi ở nhiệt độ phòng thì cần một nhiệt lượng 2430KJ.

Câu 4( Đề 4):

Cho mạch điện như hình vẽ:

Biết U= 18V, r=2; bóng đèn Đ có hđt định mức 6V;biến trở MN có điện trở tổng cộng R.

Bỏ qua điện trở của : ampekế, dây nối, và con chạy C.

Điều chỉnh con chạy cho dòng điện qua ampekế nhỏ nhất bằng 1A thì đèn sáng bình thường. Hãy tìm công suất định mức của đèn.

Câu 4 (Đề 2):

Cho mạch điện như hình vẽ.

Nguồn điện U có HĐT không đổi là 21V; R= 4,5; R1= 3; bóng đèn có điện trở không đổi Rđ= 4,5; ampekế có điện trở nhỏ không đáng kể.

a. Khi K đóng , con chạy của biến trở ở vị trí N thì Ampekế chỉ 4A. Tìm giá trị của R2.

b. Xác định giá trị của đoạn biến trở Rx( Từ M tới x) để đèn tối nhất khi khoá K mở.

K mở, dịch con chạy từ M đến N thì độ sáng của đèn thay đổi ntn? Giải thích?

Bài CS4/22:

Bên trái của TKHT có tiêu cự f có đặt một màn chắn vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính 5f/3. Trên màn có khoét một lỗ tròn đường kính 2 cm có tâm nằm trên trục chính. Bên phải thấu kính đặt một gương phẳng vuông góc với trục chính cách thấu kính 3f/4 với mặt phản xạ gương hướng về thấu kính. Chiếu chùm sáng song song với trục chính của thấu kính đi qua lỗ tròn tới thấu kính. Vẽ đường đi của chùm tia qua hệ trên và tính kích thước của vệt sáng trên màn.

Tài liệu vẫn còn mời các bạn tải về xem trọn nội dung

25 đề ôn luyện Vật lý lớp 9 được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên

.......................................................................

Ngoài 30 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Vật lý. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
62 27.511
Sắp xếp theo

    Học tập

    Xem thêm