Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm học 2018 - 2019

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 Sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm học 2018

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm học 2018 - 2019 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Ngữ văn lớp 9 cũng như luyện tập và làm quen với nhiều đề học sinh giỏi hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC 2018 - 2019

PHẦN THI CÁ NHÂN

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (8,0 điểm) Hãy quan sát bức tranh sau đây:

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm học 2018 - 2019

(Nguồn: internet)

Con người trong xã hội hiện đại đang bị "cấm tì" bởi chính chiếc điện thoại thông minh của họ?

Em hãy trình bày quan điểm của mình.

Câu 2. (12,0 điểm)

Một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có vang hưởng.

(Bùi Việt Thắng, Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1999)

Phân tích đoạn kết truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) dưới đây để làm rõ nhận định trên.

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vấn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mi mt chạy sang. My người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội, Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.

Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: "Đây là cái vườn mà ông c thân sinh ra anh đã có đ lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.

(Ngữ Văn 8, Tập Một, Nxb Giáo dục Việt Nam. 2018)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

HƯỚNG DẪN CHẤM

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút

I. Hướng dẫn chung.

- Do đặc trưng của kỳ thi, giám khảo cần nắm vững được nội dung, yêu cầu của đề bài đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: năng lực hiệu biệt, vận dụng, sáng tạo khả năng tạo lập văn bản.

- Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để ở điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc những kiên giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì Giám khảo vẫn có thể cho điểm tôi tránh việc đếm ý cho điểm.

- Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, giàu chất văn, có lối tư duy phản biện; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

- Những bài mắc vào lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và kiến thức thi tuỳ vào mức độ để cho điểm.

II. Hướng dẫn cụ thể

Câu

Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức

Điểm

Câu 1

Trình bày quan điểm về vấn đề: Con người trong xã hội hiện đại đang bị "cầm tù" bởi chính chiếc điện thoại thông minh của họ?

8.0

1. Giải thích

- Ý nghĩa của bức tranh:

+ Một bức tranh biếm họa về cuộc sống của con người trong thời đại công nghiệp 4.0

+ Phản ánh một mặt trái của công nghệ và sự lan truyền chóng mặt của internet.

+ Ý tưởng đặt ra từ bức tranh: Con người có đang bị “cầm tù" bởi chính chiếc điện thoại thông minh của họ?

- Nêu quan điểm: Đây là một đế mở, không có đáp án đúng sai. Thí sinh hoàn toàn có thể bày tỏ quan điểm theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ:

+ Khẳng định một thực trạng phổ biến hiện nay là con người sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều dẫn đến bị lệ thuộc bởi nó, và bị nó “cầm tù”.

+ Khẳng định thực trạng con người hiện đại sử dụng điện thoại thông minh một cách tự do, chủ động, phát huy hết tính năng tiện ích của nó phục vụ cho cuộc sống và công việc của bản thân: Không bị “câm tù" bởi điện thoại.

+ Hoặc bày tỏ quan điểm riêng của bản thân về tính hai mặt của vấn đề.

(Thí sinh trình bày quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm, luận c, lập luận chặt chẽ, thuyết phục sẽ được đánh giá cao. Không nhất thiết phải đảm bảo các ý ở đáp án)

2. Nếu các biểu hiện của thực trạng và bình luận.

2.1. Vai trò của điện thoại thông minh trong cuộc sống của con người ở xã hội hiện đại.

+ Điện thoại thông minh là một thiết bị sáng tạo của nền công nghệ kĩ thuật số với sự đa dạng tính năng: nghe gọi điện thoại, nghe nhạc, chụp ảnh, kết nối internet, lưu trữ dữ liệu, tải các phần mềm ứng dụng...

+ Điện thoại thông minh giúp con người kết nối với người khác bằng nhiều kênh khác nhau, không chỉ bằng âm thanh, giọng nói và còn bằng hình ảnh.

+ Điện thoại thông minh là phương tiện giải trí vô cùng phong phú: âm nhạc, phim ảnh, trò chơi...

+ Điện thoại thông minh giúp con người kết nối với thế giới qua mạng xã hội: cung cấp nhiều tri thức, thông tin..., nhiều lĩnh vực ở những không gian, thời gian khác nhau qua internet.

+ Điện thoại thông minh là nơi lưu giữ dữ liệu phong phú của con người, giúp họ xử lý công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi...

2.2. Bày tỏ quan điểm về thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của con người trong xã hội hiện đại, phân tích tính chất hai mặt của nó.

- Con người không bị cầm tù" bởi điện thoại thông minh: Con người sử dụng điện thoại thông minh một cách hợp lý, phát huy hết các tính năng của nó mà không bị phụ thuộc bởi nó. Con người sử dụng điện thoại thông minh như là một công cụ hữu hiệu để nâng cao giá trị, chất lượng cuộc sống của bản thân.

- Con người đang bị “cầm tù” bởi điện thoại thông minh của họ:

+ Khái niệm “cầm tù” ở đây được hiểu theo nghĩa: con người trở thành “nô lệ" của điện thoại thông minh, bị điều khiển bởi điện thoại thông minh và những thứ liên quan đến nó. Họ không còn được tự do nhất là trong tư duy, tư tưởng, trong người công cụ, hành động như một cái máy vô cảm.

+ Dùng điện thoại thông minh dẫn đến nghiện mạng xã hội, sống ảo, lệch lạc trong nhận thức và lối sống.

+ Con người dùng điện thoại thông minh dẫn đến nghiện các trò chơi trên internet, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần...

+ Con người dùng điện thoại thông minh trở nên bị lệ thuộc bởi nó, nếu không có nó thì tất cả mọi hoạt động dường như bị ngưng trệ, khó khăn và thậm chí không thể thực hiện được...

+ Con người mải mê với thế giới ảo trên mạng xã hội, trở nên vô cảm, ích kỉ, không quan tâm nuôi dưỡng những mối quan hệ trong đời thực.

+ Nhiều căn bệnh tâm lý của con người hiện đại nảy sinh vì lạm dụng điện thoại thông minh: trầm cảm, tự kỉ, trẻ em chậm nói, tăng động giảm chú ý, lệch lạc trong nhận thức tư duy, thậm chí não bộ của cũng có thể phát triển không bình thường...v..v..

+ Nguy hại nhất là những “tù nhân”/ “nô lệ" của điện thoại thông minh luôn ảo tưởng về chính mình, cho rằng mình là con người phát triển về khoa học, về trí tuệ, hiện đại. Tuy nhiên, trên thực tế, tư duy của loại người này nghèo nàn, chủ yếu thiên về tiếp nhận thông tin nén gọn và có tính hình ảnh. Họ gần như không có khả năng tiếp nhận những gì trừu tượng và sâu sắc. Với những lĩnh vực như văn học, triết học, khoa học và các hoạt động khác của con người, nơi bộc lộ trí tuệ, họ chỉ tiếp thu được một cách lớt phớt và tản mạn.

+ Ý thức của những "nô lệ" điện thoại thông minh cũng rất hỗn độn, không có tính hệ thống, trật tự do tiếp nhận cùng một lúc các dạng thông tin khác nhau bằng các cách khác nhau. Nói đúng hơn, bên trong họ là một sự trống rỗng, họ chỉ tồn tại khi dùng internet. Cho nên họ rất dễ bị tác động bởi những tiếng nói bên ngoài mình, trở thành con rối vô cảm, không có tư duy. Họ hình thành những lối sống giả với nhân cách giả trên mạng xã hội, chứ không phải sống với những tình cảm, trải nghiệm và khát vọng cá nhân của một con người thực sự. Bằng cách đó, điện thoại thông minh đã “cầm tù" con người, lấy đi của họ rất nhiều thứ, mất mát lớn nhất là mất mát tự do trong tư duy, tư tưởng,

- Hiện tượng “nô lệ" điện thoại thông minh không còn là hiện tượng hiếm gặp mà đi khá phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở một bộ phận giới trẻ, khi mà họ lớn lên thì internet đã trở thành cái gì như là tất yếu.

1.0

6.0

1.0

5,0

3. Bài học nhận thức, hành động

- Nhận thức được tính hai mặt của vấn đề

+ Điện thoại thông minh là thiết bị công nghệ không thể thiếu trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay: là phương tiện giúp con người kết nối với thế giới, trở thành công dân toàn cầu.

+ Tuy nhiên khi con người, đặc biệt người trẻ không chú trọng con đường phát triển cá nhân bằng nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và rèn luyện các kĩ năng trong môi trường trải nghiệm thực sự của cuộc sống, mà chỉ chăm chú vào điện thoại và lệ thuốc bởi nó thực sự vô cùng lại hại. Khi đó điện thoại thông minh, cái dùng để phát triển lại trở thành nguồn gốc của sự nô lệ và nguyên nhân bên trong củ 1 sự trống rỗng và thiểu năng trí tuệ.

Câu 2

Một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có vang hưởng

Phân tích đoạn kết truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) để làm rõ nhận định trên.

a. Về hình thức và kĩ năng:

- Biết vận dụng các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận văn học.

- Bài có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có chất văn; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

b. Về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhận định của Bùi Việt Thắng về đặc điểm của phần kết thúc truyện ngắn và hiểu biết về truyện ngắn “Lão Hạc", thí sinh có nhiều cách triển khai khác nhau, nhưng cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

1. Giải thích: nhận định

- Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Với dung lượng ngắn gọn, truyện ngắn thường chú trọng khắc họa một hiện tượng, một khoảnh khắc của sự sống, phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người, trong đời sống tâm hồn con người.

- Trong nghệ thuật viết truyện ngắn, các nhà văn luôn chú ý phần mở đầu và kết thúc truyện ngắn. Theo Bùi Việt Thắng: một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có sức vang hưởng. Nhận định đề cập đến vai trò của phần kết thúc trong việc tạo ra giá trị của một truyện ngắn. .

- Vai trò của phần kết thúc trong truyện ngắn

+ Trong truyện ngắn, phần kết thúc đóng vai trò quan trọng đối với sự thành bại của truyện ngắn. Kết thúc truyện ngắn không chỉ có ý nghĩa giản đơn là dừng lại hay chỉ là sự kết thúc câu chuyện, kết thúc số phận nhân vật, kết thúc mâu thuẫn mà kết thúc truyện còn gợi mở ra nhiều vấn đề, nghĩa là tạo cho tác phẩm có dư ba, vang hưởng...

+ Kết thúc truyện cũng bộc lộ tài năng nhà văn trong việc dẫn dắt tình huống truyện, chọn điểm dừng đúng lúc, chứa đựng sự bất ngờ, kịch tính đưa đến cho người đọc nhiều cảm xúc thẩm mĩ: những sự vỡ lẽ, ngạc nhiên, sự xót xa, ám ảnh...

+ Kết thúc một truyện ngắn hay cũng là bắt đầu quá trình đồng sáng tạo ở độc giả, khơi dậy ở người đọc nhiều liên tưởng sâu xa về ý nghĩa của truyện và tư tưởng của nhà văn...

+ Có thể xem kết thúc là cái đích nội dung của truyện, thể hiện nghệ thuật khép truyện của nhà văn. “Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối".

2. Phân tích đoạn kết tác phẩm “Lão Hạc” để làm rõ nhận định

2.1. Khái quát

- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người tri thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.

- Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.

Đoạn văn trich dân là phần kết thúc truyện ngăn miêu tả cái chết của lão Hạc và những lời độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo.

22. Kết thúc truyện bất ngờ và chứa đựng kịch tính

- Hành động cuối cùng của lão Hạc hoàn toàn bất ngờ đối với suy nghĩ trước đó của các nhân vật ông giáo và Binh Tư. Lời nói, thái độ của lão Hạc trước đó khi sang xin bả chó nhà Binh Tư chỉ là sự che đậy ý định bên trong của lão. Kết thúc truyện tạo ra kịch tính, mâu thuẫn: giữa lời nói bên ngoài (xin bả về đánh bả chó) >< ý định bên trong (dùng bả chó tự sát); giữa phán đoán của người khác về lão (bị cái đói dẫn đến đường cùng đã bị tha hóa nhân cách) hành động thực tế (lão chết để giữ nhân cách). Kết thúc bất ngờ ấy khẳng định một điều: có những bí ẩn, bí mật trong sâu thẳm bên trong người nông dân không dễ gì nhận ra.

- Cho đến cuối truyện, người đọc mới nhận ra rằng cả câu chuyện này là một cuộc chuẩn bị để chết của một con người. Lão Hạc cứ âm thầm sắp xếp, lo liệu những việc cuối cùng của một kiếp người để rồi tự sát mà ông giáo và người đọc không hề hay biết. Những hành động của lão khiến cho ai cũng ngộ nhận rằng lão đã già nua, lần thân, gàn dở. Đề đến cuối cùng khi lão chết mới vỡ lẽ ra về vẻ đẹp của một phần nguyên sơ, thánh thiện, vị tha của lão thì đã muộn rồi. Cách dẫn dắt truyện và kết thúc đã tạo ra một quá trình chuyển biến trong nhận thức, ngộ nhận rồi vỡ lẽ, không chỉ đối với nhân vật trong truyện mà đối với cả người đọc.

2.3. Kết thúc truyện gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm sức vang hưởng.

- Ấn tượng trong cách miêu tả cái chết của lão Hạc: vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh, nhảy lên; hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão, lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết... Cái chết thật là dữ dội.

+ Có bấy nhiều cách chết nhưng lão lại chọn cái chết dữ dội, chết bằng cách tự đánh bả bản thân mình, chết thê thảm như một con chó, cũng như cách cậu Vàng đã chết trước đó. Một người như lão Hạc, phải đánh lừa một con chó cũng có nghĩa là đã từ bỏ tư cách làm người lương thiện, do vậy lão đã chết như là sự chuộc tội, thanh minh với cậu Vàng của lão.

+ Cái chết của lão Hạc gợi rất nhiều liên tưởng sâu xa về thân phận và vẻ đẹp của người nông dân. Cái chết là sự lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật: muốn sống thì phải lỗi đạo làm cha, muốn trọn đaoọ làm cha thì phải chết. Muốn sống thì phải tha hóa nhân cách, muốn bảo toàn nhân cách thì phải chết.

- Cái chết của lão Hạc cũng giúp Nam Cao kí thác nhiều tư tưởng sâu sắc về con người. Điều này được bộc lộ qua dòng suy nghĩ độc thoại nội tâm của ông giáo ở đoạn cuối truyện. Đó là kết thúc gợi nhiều liên tưởng cho người đọc:

+ Niềm tin của Nam Cao về vẻ đẹp của phẩm chất người không mất đi trọn người. Dù xã hội có đầy rẫy bất công, bao nhiêu người đã bị đánh mất nhân tính vì sinh tồn thì vẫn còn có người như lão Hạc, sẵn sàng tử bỏ sự sống của bản thân để giữ được thiên lượng thuần khiết (cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn). Đây là một biểu hiện quen thuộc của cảm hứng truy tìm nhân tính trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao.

+ Nỗi đau đớn xót xa của Nam Cao trước bi kịch của con người trong xã hội cũ: bị bần cùng hóa, bị cái đói và những thế lực của xã hội chèn ép khiến họ buộc phải tìm đến cái chết bi thương, bế tắc (Cuộc đời vẫn đáng buồn nhưng theo một nghĩa khác)

+ Đoạn kết cũng thể hiện triết lý tình thương của Nam Cao: Nếu chỉ nhìn người bằng đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ thì chỉ thấy con người đáng khinh, đáng ghét: xấu xa, ngu ngốc, bần tiện, bị ối...Phải biết nhìn người bằng đôi mắt của tình thường mới phát hiện những vẻ đẹp nội tâm nhiều khi chỉ tồn tại như những bí mật thâm sâu của họ.=> Tư tưởng nhân văn sâu sắc.

2.4. Vài nét về nghệ thuật trần thuật

12,0

2,0

10,0

4,0

5,0

.............................................

Ngoài Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm học 2018 - 2019. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
4 17.416
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm