Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài thơ Nắng mới lớp 8

Viết một đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư với các bài văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 8.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư và sự phù hợp của từ đó đối với yêu cầu diễn tả tâm trạng của tác giả so với một số từ đồng nghĩa.

Đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn Mẫu 1

(1) Câu thơ “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng” là câu thơ đắt giá nhất trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư. (2) Từ “rượi buồn” là tính từ vô cùng đặc sắc, khi tác giả đã viết ngược lại từ buồn rượi (trong buồn rười rượi) mà chúng ta vẫn thường sử dụng. (3) Từ “rượi” vốn là từ bổ sung ý nghĩa cho từ “buồn” nay được đảo lên trước, giúp nhấn mạnh hơn trạng thái của việc buồn. (4) Từ “rượi” với dấu nặng đã kéo cái buồn nặng thêm, trầm trọng thêm, kéo dài ra đến khó thở, nghẹn ứ lại, không cách nào giải tỏa được. (5) Nỗi buồn ấy kẹt lại từ thời dĩ vãng, khiến hiện tại trở nên càng chán nản. (6) Nhà thơ nhớ về quá khứ êm đềm, hạnh phúc bên mẹ - đó là những khoảng thời gian hạnh phúc nhất của ông. (7) Và đến nay, những kỉ niệm ấy đã hóa thành nỗi buồn nặng nề của hiện tại.

Đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn Mẫu 2

(1) Từ “rượi buồn” trong câu thơ “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng” là một từ đắt giá được nhà thơ Lưu Trọng Lư khéo léo lựa chọn. (2) Thông thường, chúng ta thường sử dụng từ “buồn rượi”, với từ buồn đứng trước, để nhấn mạnh vào trạng thái cảm xúc. (3) Còn nhà thơ lại đảo thành “rượi buồn”, về nghĩa chung vẫn là từ thể hiện trạng thái buồn bà, ủ rũ. (4) Nhưng nhờ từ “rượi” được đảo lên trước với dấu thanh là dấu nặng, đã khiên âm sắc của từ trở nên nặng nề hơn, khiến cảm giác buồn bã cũng theo đó được đề cao. (5) Từ đó, góp phần thể hiện cảm xúc chùng hẳn xuống, nặng trịch nơi lồng ngực của tác giả khi ông nhớ về quá khứ. (6) Nếu quá khứ ông chỉ là đứa trẻ sống vô tư lự bên mẹ, thì nay đã khác. (7) Cuộc sống với biết bao vướng bận, nặng nề, âu sầu đã được gói lại trong từ “rượi buồn”.

------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài ra, mời các em tham khảo thêm các tài liệu Ngữ văn lớp 8 khác do đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn, cùng các bài Soạn Văn 8 Cánh Diều hay và chi tiết nhất. Chúc các em học tập tốt!

Đánh giá bài viết
1 176
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm