Giới thiệu hiện tượng núi lửa Ngắn gọn lớp 8
Giới thiệu hiện tượng núi lửa Ngắn gọn
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng núi lửa Ngắn gọn - Mẫu 1
Núi lửa và núi lửa phun trào là hiện tượng tự nhiên mà em rất quan tâm và tìm đọc nhiều tài liệu liên quan về nó.
Những ngọn núi lửa xuất hiện từ rất lâu về trước trên Trái Đất. Nó chính là kẽ hở giữa các mảng kiến tạo của Trái Đất đứng gần nhau. Bởi vậy, chúng mới có hình dáng của ngọn núi rỗng ruột và có miệng rộng ở phía trên. Và thường sẽ tập trung ở cùng một khu vực nhất định, nằm sâu dưới đáy biển. Do đó, số núi lửa mà chúng chiêm ngưỡng được trên đất liền chỉ là số ít trong dòng họ núi lửa mà thôi. Lòng núi lửa hoàn toàn rỗng, thông thẳng xuống dưới bề mặt của các mảng kiến tạo. Đó là một lớp phủ dày rất nóng và mềm, càng đi sâu thì sẽ càng nóng hơn, có thể đạt tới 6000 độ C. Nhiệt độ đó khiến lớp phủ này lúc nào cũng nóng cháy hừng hực. Tạo ra một lò magma, dung nham, tro núi lửa và luồng khí nóng khổng lồ luôn luôn thiêu đốt. Chúng càng lúc càng dãn nở ra, khiến không gian trong lòng núi lửa trở nên chật chội, áp suất tăng cao, dồn ngược lên bề mặt Trái Đất. Khi sự cân bằng giữa hai nguồn lực đó bị phá vỡ, tất cả sẽ được phun trào ra ngoài từ cái miệng rộng của núi lửa. Chúng sẽ nuốt chửng, đốt cháy mọi thứ ở nơi mà chúng đi qua. Sau khi sự phun trào dừng lại, nhiệt độ dần trở về bình thường, thì những tro núi lửa cũng vẫn còn bám lại trong không khí rất lâu, gây ảnh hưởng đến hô hấp của sinh vật sống. Nhưng bên cạnh đó, hiện tượng núi lửa phun trào cũng góp phần giúp đất đai màu mỡ hơn và tạo ra các mỏ khoáng sản lớn. Do đó, nó không hoàn toàn chỉ là một thoại thiên tai đơn thuần.
Hiện nay, số lượng núi lửa còn thức trên Trái Đất không còn nhiều, nhưng vì nó có sức công phá lớn, nên các nhà khoa học vẫn rất lưu tâm quan sát và tìm hiểu về chúng. Để kịp thời dự báo quá trình hoạt động của nó và thông báo cho người dân.
Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng núi lửa Ngắn gọn - Mẫu 2
Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên không quá phổ biến, ít khi xảy ra. Nhưng nó vẫn được nhiều người chú ý và tìm hiểu bởi sức công phá kinh hoàng của mình.
Núi lửa có vẻ ngoài giống các ngọn núi trên đất liền, nhưng nó lại rỗng ở bên trong và có cái miệng rộng ở đỉnh. Phần rỗng trong thân núi lửa, dẫn thẳng xuống dưới bề mặt lớp vỏ trái đất. Nơi đó có nhiệt độ rất cao, lúc nào cũng như cái lò thiêu đốt hừng hực. Cái lò đó có hỗn nhợp dung nham, tro núi lửa và luồng khí nóng khổng lồ. Nó được đè nén lại trong bụng núi lửa nhờ sự cân bằng giữa áp lực trên bề mặt núi lửa với áp lực bên trong núi lửa. Khi sự cân bằng bị phá vỡ, thì núi lửa sẽ thức dậy, phun hết tất cả những thứ bên trong ra ngoài. Khi đó, một diện tích rộng lớn xung quanh núi lửa sẽ biến thành địa ngục. Bởi trên mặt đất là dung nham nóng chảy, trong không khí là tro núi lửa dày đặc nóng rực và không khí nóng bừng bừng như ở trong lò thiêu. Đã vậy còn có các vật thể lạ nóng như than rơi dày từ trên cao xuống. Đã vậy núi lửa đa số còn nằm ở biển, nên nó còn khiến xảy ra sóng thần đi cùng nữa.
Sự phun trào của núi lửa là một hiện tượng tự nhiên thuần túy, con người không thể điều chỉnh hay ngăn cản được. Nó là kết quả tất yếu của quá trình biến đổi của bề mặt trái đất, vì vậy điều duy nhất chúng ta có thể làm là di tản, rời xa khu vực có núi lửa còn hoạt động mà thôi.
Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng núi lửa Ngắn gọn - Mẫu 3
Hiện tượng núi lửa, với tên gọi đầy đủ là hiện tượng núi lửa phun trào. Đây là một hiện tượng thiên nhiên vô cùng nguy hiểm, nhưng không xảy ra thường xuyên. Do đó không nhiều người tìm hiểu chi tiết về hiện tượng này.
Núi lửa phun trào bắt đầu xuất hiện từ khi Trái Đất mới hình thành. Bản thân các ngọn núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo của Trái Đất. Do đó, hầu hết các ngọn núi lửa thường nằm sâu ở dưới mặt biển, một số ít mới hiện diện trong tầm mắt con người. Miệng núi lửa là một cái miệng hở, thông thẳng xuống lòng núi. Bên trong lòng núi lửa là một khoảng rỗng, dẫn xuống dưới các mảng kiến tạo. Đó là nơi có nhiệt độ vô cùng cao, càng đi sâu sẽ lại càng tăng thêm nữa. Nơi cao nhất có thể đạt đến 6000 độ C. Trạng thái đó làm cho lòng núi lửa luôn trong tình trạng thiêu đốt hừng hực. Nhiệt độ cao làm lòng núi giãn nở ra, tạo thành một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng khổng lồ. Vòi khóa cái lò magma này là sự cân bằng giữa áp lực trên bề mặt trái đất và áp lực bên trong núi lửa. Khi đó, núi lửa sẽ ngủ say, trở thành một ngọn núi đơn thuần. Nhưng khi sự cân bằng đó bị phá vỡ, thì hiện tượng núi lửa phun trào sẽ xảy ra. Toàn bộ dung nham nóng bỏng bên trong bị phun ra ngoài qua miệng núi lửa. Kéo theo đó là tro núi lửa bay ngập trời. Chúng tạo ra một khung cảnh như địa ngục với nhiệt độ nóng bỏng, tro bụi dày đặc, dung nham thiêu đốt hết mọi thứ mà nó đi qua. Một ngọn núi lửa phun trào có thể khiến cả một thành phố chịu tàn phá nặng nề. Chính vì vậy, mà các nhà khoa học đã dành thời gian tìm kiếm và nghiên cứu các ngọn núi lửa, nhằm dự đoán chính xác thời gian nó phun trào, để tiến hành sơ tán người dân. Bản thân núi lửa sau khi phun trào sẽ góp phần giúp thổ địa ở khu vực đó màu mỡ hơn, đem lại năng suất trồng trọt cao hơn, nên nó không hoàn toàn là có hại.
Vì núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên do các hoạt động phía dưới lớp vỏ Trái Đất nên con người không thể can thiệp được. Do đó, nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên này là một điều quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống.
Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng núi lửa Hay nhất
>> HS tham khảo các bài văn thuyết minh giải thích chi tiết hơn tại đây: Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng núi lửa lớp 8