Kể lại một hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương lớp 8
Viết bài văn kể lại một hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương lớp 8
Kể lại một hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương lớp 8 với các bài văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 8.
Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!
1. Kể lại một hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương lớp 8
Em sinh ra là lớn lên ở một ngôi làng nhỏ ở dưới chân núi. Ở đây, đã nhiều đời nay người dân gắn bó với việc làm nón lá. Tuy nhiên, theo nhịp sống xô bồ của cuộc sống hiện đại, nghề làm nón truyền thống dần bị mai một. Để giúp bảo vệ và phát huy nghề truyền thống của địa phương, ủy ban nhân dân xã em đã tổ chức Ngày hội nón.
Ngày hội nón là một hoạt động được tổ chức vào tháng 10 hàng năm, với sự tham gia của các đội thi đến từ trên toàn xã. Ngày hội vừa tổ chức thi làm nón, vừa chia sẻ và quảng bá nón lá đến bạn bè khắp nơi. Từ đó giúp tôn vinh một nghề truyền thống lâu đời của người dân, và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nón lá, giúp người dân ổn định cuộc sống.
Từ sáng sớm ngày diễn ra hoạt động, sân nhà văn hóa lớn nhất xã đã rất đông đúc người dân trên toàn xã đến xem. Trên khoảng sân rộng, trải sẵn sáu tấm chiếu với các dụng cụ để làm nón, chuẩn bị cho các đội thi trổ tài. Sau sân khấu, các thí sinh dự thi có cả các bác, các dì, và cả các anh chị trẻ tuổi đang dán số báo danh lên ngực. Đúng 8h, ban tổ chức ổn định người dân đến tham gia để chính thức bắt đầu hoạt động. Đầu tiên, trưởng ban tổ chức bước ra giữa sân khấu được dựng đơn giản trên sảnh trước nhà văn hóa, để chào tất cả mọi người. Sau đó, bác tuyên bố lý do, mục đích của hoạt động Ngày hội nón, cùng các hoạt động sẽ diễn ra trong ngày hôm nay.
Theo đó, ngay sau khi bài phát biểu của trưởng ban tổ chức kết thúc, ngày hội chính thức bắt đầu. Phần đầu tiên chính là cuộc thi làm nón. Các dụng cụ đã có sẵn trên sân, các đội thi chỉ cần bắt tay vào làm. Mỗi đội gồm ba thành viên, phối hợp với nhau rất nhịp nhàng để làm nên một chiếc nón lá. Các người thợ rất nhanh nhẹn, bàn tay cứ thoăn thoắt, thoăn thoắt như bàn tay rô-bốt đã được lập trình sẵn. Khi tiếng còi trọng tài vang lên, tất cả các đội thi cũng kịp hoàn thành sản phẩm. Người chấm chất lượng nón lá được tạo ra, chính là các cụ già có kinh nghiệm làm nón vài chục năm trời ở trong xã. Tuy nhiên, điểm số này chưa phải là kết quả cuối cùng, mà được giữ bí mật đến phút cuối. Bởi vì tiếp theo, là phần thuyết trình ngắn gọn của mỗi đội về vẻ đẹp, công dụng và ý nghĩa của chiếc nón lá đối với cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi đội sẽ có 5 phút để trình bày bài thi của mình. Phần thi này sẽ do chính bà con làng xóm đang có mặt ở hội trường chấm điểm, dựa vào hình thức bỏ phiếu. Cuối cùng, dựa vào tổng điểm của hai đội thi, ban giáo khảo sẽ chọn ra đội thắng cuộc. Với phần thưởng là một chiếc cúp có hình nón lá rất tinh xảo.
Kết thúc phần thi và trao giải, là những giờ phút giải lao với các tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn. Đó là những bài hát dân ca quan họ, bài hát hiện đại, bài múa truyền thống… Mỗi tiết mục sẽ có cái hay, cái hấp dẫn riêng. Nhưng điểm chung, là tiết mục nào cũng sử dụng nón lá để làm đạo cụ. Từ đó khẳng định với người tham gia ngày hội vẻ đẹp và tính ứng dụng cao của nón lá. Cuối cùng, là phần quan trọng nhất của ngày hội. Đó chính là phần “chợ”. Toàn bộ sân nhà văn hóa, được dựng nên các gian hàng bày bán các chiếc nón lá với nhiều kích thước, họa tiết trang trí khác nhau. Người đến tham gia ngày hội sẽ được đội thử, ướm thử và chọn lựa chiếc nón yêu thích để sử dụng, hoặc làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Người đến, người đi vô cùng tấp nập, đông đúc. Em cũng đã được mẹ mua cho một chiếc nón nhỏ, có thêu hình ảnh một cô gái mặc áo dài màu tím rất đẹp. Cầm chiếc nón trên tay, em rất tự hào về tay nghề của những người thợ làm nón quê hương mình.
Chương trình “Ngày hội nón” là một chương trình ý nghĩa và có giá trị thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy một nét truyền thống của địa phương. Em mong rằng, sẽ có thêm nhiều hoạt động như thế này được tổ chức, để nghề làm nón quê em ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Và những chiếc nón lá sẽ được yêu quý và sử dụng rộng rãi hơn trong cuộc sống hiện đại.
2. Kể lại một hoạt động xã hội lớp 8 Hay Nhất
Tham khảo các bài văn mẫu hay và đa dạng về nội dung tại đây: Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội lớp 8
3. Kể lại một hoạt động xã hội lớp 8 Ngắn gọn
Tham khảo các bài văn mẫu ngắn gọn và hay nhất tại đây: Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội Ngắn gọn
-----------------------------------------------------------------------------------
Ngoài ra, mời các em tham khảo thêm các tài liệu Ngữ văn lớp 8 Sách mới khác do đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn, cùng các bài soạn văn chi tiết nhất tại Soạn Văn 8 Cánh Diều , Soạn Văn 8 Kết nối tri thức , Soạn Văn 8 Siêu ngắn Chân trời sáng tạo . Chúc các em học tập tốt!