Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) lớp 8

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Trình bày giới thiệu ngắn về một cuốn sách cuốn truyện lịch sử Đêm hội long trì

“Đêm hội Long Trì” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử vô cùng nổi tiếng của cây bút Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm này đã từng được chuyển thể thành các vở chèo, cải lương và cả điện ảnh. Dù ở phiên bản nào, thì “Đêm hội Long Trì” vẫn khiến người đọc, người nghe thổn thức bởi các giá trị và ý nghĩa to lớn.

Lấy bối cảnh lịch sử vào triều đại của Tĩnh Đô Vương (thời vua Lê chúa Trịnh) - một thời đại lịch sử có thật của nước ta, Nguyễn Huy Tưởng đã thành công tái hiện lại bức tranh của một giai đoạn lịch sử đã hoàn toàn biến mất trong dòng chảy thời gian. Bằng bút pháp tả thực vô cùng sống động, ông đã khắc họa nên bức chân dung một đêm hội của người dân kinh thành dưới thời chúa Trịnh. Đó là một đêm hội vui tươi, rộn ràng, dập dìu tài tử giai nhân dưới ánh trăng bàng bạc. Nhưng cũng chính ngòi bút trữ tình ấy, phút chốc lại trở nên sắc bén, cay nghiệt khi vạch trần tấm màn hư ảo kia, để lộ ra bộ mặt thật của xã hội thối nát lúc bấy giờ. Khi chúa Trịnh Sâm quá say mê Tuyên phi mà dung túng cho em trai bà là Đặng Lân làm nhiều điều tàn bạo. Hắn tự xưng là “cậu Trời”, thỏa sức phá phách, đánh đập, cướp bóc, hãm hiếp con gái nhà lành. Đây thực sự là một nhân vật có thật trong lịch sử, đại diện cho những gì độc ác, dã man, tiểu nhân, hèn hạ nhất của con người. Trong cuốn sách “Đêm hội Long Trì”, Đặng Lân là đại diện cho cái xấu, cái ác, cái ung nhọt của xã hội. Và để chống lại hắn, lật đổ hắn, Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tạo nên một nhân vật hư cấu là Hộ thành binh mã sứ Nguyễn Mại - một võ quan cương trực, hành xử thẳng thắn, quyết liệt. Anh đã dám ra tay chém chết “cậu Trời”, lấy lại công bằng cho người dân. Tuy nhiên, Nguyễn Mại chỉ là một nhân vật hư cấu, không thực sự có trong triều đại chúa Trịnh Sâm như Đặng Lân. Anh được tạo ra để gửi gắm những ước mơ về công lý, chính nghĩa của tác giả trong một xã hội rối ren và tăm tối.

Có thể nói, “Đêm hội Long Trì” không chỉ là một tác phẩm xuất sắc giúp tái hiện bức tranh sinh hoạt của người dân vào thời chúa Trịnh Sâm. Mà ẩn chứa sau đó còn là những xung đột giữa cái ác và cái thiện, giữa sự đê hèn và chính trực. Từ đó, với kết thúc nghiêng về phía chính nghĩa, Nguyễn Huy Tưởng đã giúp mở một lối đi mới cho các nhân vật trong câu chuyện, đồng thời đem lại hy vọng cho người đọc về tương lai phía trước. Với các giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc như trên, “Đêm hội Long Trì” thực sự là một cuốn sách truyện lịch sử mà các bạn không nên bỏ qua.

Trình bày giới thiệu ngắn về một cuốn sách cuốn truyện lịch sử Đêm hội long trì

Trình bày giới thiệu ngắn về một cuốn sách cuốn truyện lịch sử Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Cuốn truyện lịch sử “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một tác phẩm rất hay và ý nghĩa. Giúp người đọc được tiếp cận gần gũi và nhiều góc độ hơn với người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản.

Trong cuốn sách, tác giả kể lại chi tiết quá trình Trần Quốc Toản từ một chàng thiếu niên trở thành một tướng lĩnh được triều đình công nhận và nhân dân kính yêu. Mở đầu câu chuyện, tác giả sử dụng một chi tiết kì ảo về giấc mơ bắt sống tên sứ nhà Nguyên hống hách của Hoài Văn (Trần Quốc Toản). Từ đó dự báo về tương lai có thể đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc của anh. Tiếp đó, bối cảnh câu chuyện chuyển sang tình thế nguy kịch của nước ta khi đối mặt với cuộc xâm lược của giặc Nguyên Mông. Vua Trần Nhân Tông đã tổ chức họp bàn việc đánh giặc với các vị vương khác nhưng không cho Hoài Văn tham gia, do nghĩ cậu còn nhỏ. Dù cậu đã một mình cưỡi ngựa đi theo, những vẫn bị từ chối ở ngoài cửa. Sợ mạo phạm thánh thượng, cậu kiên trì đứng chờ ở ngoài, nhưng mãi vẫn không được cho vào. Trong khi đó những người con trai của Hưng Đạo Vương (anh em họ của Hoài Văn) đều đã được triệu vào. Điều đó khiến cảm xúc của cậu tức nước vỡ bờ mà liều mình xông vào nơi họp bàn. Đây là một trong những điểm sáng của câu chuyện, khi miêu tả sâu sắc thế giới nội tâm nhân vật, giúp hợp lí hóa các hành động của Hoài Văn so với những câu chuyện kể khác.

Khi Hoài Văn xông vào, vua Trần đã không trách phạt nhưng vẫn xem chàng như một đứa trẻ, nên phát cho một quả cam rồi đuổi về. Trên đường về, cậu vô cùng thất vọng và áp lực nên bóp nát quả cam lúc nào không hay. Nhưng cũng từ lúc đó, Hoài Văn đã nung nấu một kế hoạch riêng để chứng tỏ bản thân mình. Cậu đã tự chiêu binh, tổ chức huấn luyện một quân đội riêng của mình. Khi giặc tiến vào nước ta, cậu tự mình dẫn quân đi tìm giặc để đánh chứ không chịu đầu quân cho triều đình, do sợ lại bị vua đuổi về. Trong mõi trận đánh, cậu luôn mang theo lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” để tỏ rõ ý chí, sự trung thành của mình. Sau những chiến công tự lập được, sự trưởng thành và thông minh, mưu lược, dũng cảm của Hoài Văn cuối cùng cũng được công nhận. Cậu cùng các tướng sĩ kết nghĩa anh em với Nguyễn Lộc ở trại Ma Lục, thổi bùng lên ngọn lửa của hào khí Đông A hùng mạnh, chính thức đánh thắng trận đầu tiên đối đầu trực tiếp với giặc Nguyên. Thậm chí, cậu còn thành công giải cứu Chiêu Thành Vương khi ông bị Trần Ích Tắc phản bội, đẩy rơi vào vòng vây của địch. Từ hôm đó, Hoài Văn chính thức đầu quân về dưới trướng của Hưng Đạo Vương và bắt đầu con đường của một vị tướng lĩnh trẻ tuổi.

Với bút pháp miêu tả diễn biến nội tâm tinh tế, sâu sắc, cùng cách kể chuyện hấp dẫn, biến chuyển đa dạng, Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện lại cuộc đời người anh hùng Trần Quốc Toản một cách sâu sắc và đa chiều. Nếu bạn muốn hiểu rõ và đến gần hơn người anh hùng trẻ tuổi này thì cuốn truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là một lựa chọn không thể nào bỏ qua.

Trình bày giới thiệu ngắn về một cuốn sách cuốn truyện lịch sử Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm