"Chao ôi" thuộc từ loại gì?
VnDoc xin giới thiệu bài "Chao ôi" thuộc từ loại gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Câu hỏi: Đọc đoạn văn rồi trả lời: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...”
Từ “chao ôi” trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì?
- Tình thái từ
- Trợ từ
- Quan hệ từ
- Thán từ
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Thán từ
1. Thán từ
Để trả lời câu hỏi khái niệm về thán từ là gì, các từ ngữ được sử dụng trong câu nhằm mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói, đồng thời dùng để gọi và đáp trong giao tiếp được gọi là thán từ. Vị trí mà thán từ xuất hiện nhiều nhất trong là ở đầu câu. Các vị trí khác mà thán từ có thể đứng trong câu:
+ Thán từ có thể được tách riêng thành 1 câu đặc biệt, nhằm bổ nghĩa cho câu phía sau nó.
Với ví dụ: Trời ơi! Không thể tin được điểm thi lần này lại cao đến như vậy!, ta thấy từ trời ơi đã tách riêng tạo thành một câu đặc biệt, đồng thời đảm nhiệm vai trò là thành phần thán từ trong câu.
+ Thán từ như một một bộ phận trong câu, có thể đứng ở vị trí đầu hoặc giữa câu.
Với ví dụ: Này, anh ấy vừa đi đâu đó?, ta thấy thán từ này đứng vị trí đầu câu.
+ Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 bài trợ từ thán từ có ghi: Thán từ bao gồm 2 loại đó là:
- Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm những từ như: ôi, trời ơi, than ôi…
Ví dụ: Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp.
- Thán từ dùng để gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…
Ví dụ: Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó.
2. Danh từ
– Danh từ là những từ chỉ người (M: cô giáo, học sinh,…), vật (M: bàn, ghế, cây, cỏ, sông, biển, gà, cá,…), hiện tượng (M: gió, bão, nắng, mưa,…), khái niệm (M: đạo đức, tấm lòng, cuộc sống,…), hoặc đơn vị (M: cân, mét, con,…)
– Danh từ được chia làm hai loại :
+ Danh từ chung là tên của một loại sự vật (M: nhà, vườn, ao, hồ,…).
+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật (M: Trần Quốc Toản, Vịnh Hạ Long, Hồ Gươm,…). Danh từ riêng luôn được viết hoa.
3. Động từ
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ:
+ Đi, chạy ,nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động)
+ Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái)
*Mấy lưu ý về ĐT chỉ trạng thái:
- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là: nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong,...). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau:
+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết, có,...
+ ĐT chỉ trạng thái biến hóa: thành, hóa,...
+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,...
+ ĐT chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,...
4. Tính từ
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,...
* Có 2 loại tính từ đáng chú ý là:
- TT chỉ tính chất chung không có mức độ (xanh, tím, sâu, vắng,... )
- TT chỉ tính chất có xác định mức độ (mức độ cao nhất) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,...)
5. Đại từ
– Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
– Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tôi, chúng tôi ; mày, chúng mày; nó, chúng nó Ngoài ra, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,…
Lưu ý: Khi xưng hô, cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.
6. Quan hệ từ
– Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,…
– Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là:
+ Vì… nên …; do … nên…; nhờ … mà … (biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả).
+ Nếu … thì…; hễ… thì… (biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả).
+ Tuy … nhưng; mặc dù … nhưng … (biểu thị quan hệ tương phản).
+ Không những … mà …; không chỉ … mà … (biểu thị quan hệ tăng tiến).
-----------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài "Chao ôi" thuộc từ loại gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé