Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Biện pháp tu từ Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Chúng tôi xin giới thiệu bài Biện pháp tu từ Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cho biết biện pháp tu từ trong câu sau:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Trả lời:

Trong hai câu thơ trên đã sử dụng hai biện pháp tu từ là Hoán dụ và Ẩn dụ:

* Hoán dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả

- Kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

- Hình ảnh Bàn tay được hoán dụ nhằm để chỉ về sức lao động của con người. Trong cuộc sống vẫn còn có rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng với sức lao động và óc sáng tạo của mỗi con người, họ đã vượt qua được tất cả mọi khó khăn đó. Họ trở nên mạnh mẽ hơn, biết xây dựng, góp phần làm đất nước thêm giàu mạnh, xã hội thêm văn minh hơn. Như vậy, khó khăn có đến đâu thì con người chúng ta vẫn vượt qua được, sức sáng tạo trong mỗi con người là vô cùng to lớn. Nhờ có sự sáng tạo đó, sự cố gắng không ngừng nghỉ đó mà chính bản thân họ đã xây dựng nên được một xã hội vô cùng tốt đẹp

- Tác dụng: Bằng BPNT Hoán dụ, ta càng thấy rõ hơn được vai trò to lớn của sự sáng tạo, cố gắng không ngừng nghỉ trong mỗi con người. Điều đó đã tạo nên được một đất nước phát triển như ngày hôm nay.

* Ẩn dụ: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

- Kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ cách thức

- Hình ảnh "Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" được Ẩn dụ cho ta thấy rằng, nhờ có những đóng góp, sáng tạo, cố gắng của con người, giờ đây, họ đã tạo ra được những thành quả, những vật chất cho bản thân và gia đình họ nói riêng, xã hội nói chung . Lao động là vinh quang, đúng, mỗi con người cần phải biết lao động, phải biết cố gắng, sáng tạo không ngừng nghỉ, để đóng góp, giúp cho xã hội thêm phát triển, giàu mạnh và văn minh hơn.

- Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm sức gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh được: Sức sáng tạo, lao động sẽ tạo nên được một đất nước văn minh, phát triển

I. Hoán dụ là gì

Có nhiều khái niệm khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là hoán dụ gọi tên các sự vật, các hiện tượng hoặc khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Chúng đều có nhiều nét gần gũi với nhau nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.

*Các kiểu hoán dụ:

Thông thường có 4 kiểu hoán dụ thường gặp đó là:

– Chỉ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

– Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.

– Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.

– Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.

Để hiểu hơn từng kiểu hoán dụ khác nhau mời các em theo dõi một số ví dụ bên dưới.

=> Như vậy hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao.

Ví dụ: Tuấn là lớp trưởng được cả lớp yêu quý.

Hình ảnh hoán dụ “cả lớp” dùng để chỉ toàn bộ các thành viên trong tập thể lớp đó. Đây là kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng.

Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Hình ảnh hoán dụ “một cây” nói tới sự đơn lẻ, còn “ba cây” là sự đoàn kết của nhiều người. Đây là kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.

II. Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

1. Một số hình thức ẩn dụ:

Trong biện pháp ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau:

– Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.

– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

– Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.

Ví dụ về ẩn dụ

VD1: “Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

==> “Khuôn trăng” là chỉ mặt trăng, mặt trăng tròn trịa đầy đặn, ở đây tác giả lấy đặc điểm đó của mặt trăng để ẩn dụ cho khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn của Thúy Vân

VD 2: Nước non lận đận một mình – Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.

Phép ẩn dụ để ví thân cò như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.

2. Tác dụng của ẩn dụ

– Trong các tác phẩm văn học, ca dao, thơ thường sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn/câu thơ. Ẩn dụ giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn.

+ Giúp cho câu văn, câu thơ có thêm sức biểu cảm

+ Giúp câu văn, câu thơ trở nên ngắn gọn hàm súc hơn nhưng lại giàu hình ảnh hơn

+ Khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe hơn.

3. Điểm giống nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

a. Sự giống nhau

Có khá nhiều học sinh thường nhầm lẫn giữa phép ẩn dụ và hoán dụ. Bởi 2 phép tu từ này có khá nhiều điểm tương đồng như:

- Sự chuyển đổi có cùng bản chất: Đều gọi sự việc, sự vật, hiện tượng này với tên gọi của sự vật/ hiện tượng khác.

- Đều sử dụng sự liên tưởng và có tác dụng tăng sức gợi cảm, gợi tả cho câu thơ, câu văn tạo cảm xúc cho người đọc.

b. Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Hai biện pháp tu từ này có sự khác nhau như:

- Phép ẩn dụ dựa trên cơ sở của sự tương đồng, dù 2 sự vật, hiện tượng không có sự liên quan gì với nhau. Nhưng giữa 2 sự vật, hiện tượng đó đều có điểm giống nhau. Do đó, người ta đã có sự chuyển đổi giữa những sự vật/ hiện tượng đó.

- Phép hoán dụ là dựa trên cơ sở của sự liên tưởng gắn bó, gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng có liên quan trực tiếp tới nhau, gần kề nhau.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Biện pháp tu từ Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm