Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đảo ngữ là gì?

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Đảo ngữ là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đảo ngữ là gì?

Trả lời:

Đảo ngữ là hiện tượng đảo ngược vị trí động từ hoặc trợ động từ lên trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh.

VD: Lom khom dưới núi, tiều vài chú

"Lom khom dưới núi" là động từ được đưa lên trước danh từ là "tiều vài chú"

1. Đảo ngữ trong tiếng Việt

Đảo ngữ (còn gọi là đảo trang) là một hình thức tu từ có đặc điểm : thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc.

Trật tự thông thường của kết cấu cú pháp trong câu thể hiện sắc thái trung hòa. Thay đổi trật tự này với dụng ý nghệ thuật, sẽ tạo ra sắc thái tu từ.

Ví dụ: Trật tự thông thường:

Mái tóc người cha bạc phơ.

Trật tự đảo:

Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

(Tố Hữu)

Sắc thái tu từ thể hiện ở chỗ: nhấn mạnh vào những thành phần đảo. Trong ví dụ trên, bạc phơ khi đưa lên đầu câu, đã trở thành yếu tố tiếp nhận thứ nhất của chuỗi lời nói. Bên cạnh sắc thái nhấn mạnh, đảo ngữ còn thể hiện sắc thái biểu cảm:

– Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

(Tố Hữu)

Đảo ngữ cũng đóng vai trò đặc biệt trong việc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

Các sắc thái này trong nhiều trường hợp được thể hiện đồng thời.

Hình thức đảo ngữ khá phong phú. Có thể chia thành hai loại: đảo các thành phần trong câu và đảo các thành tố trong cụm từ.

2. Bài tập vận dụng

1. Những câu nào trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây có chủ định diễn đạt ngược với trật tự bình thường của các bộ phận trong câu (đảo ngữ – ví dụ: bộ phận vị ngữ đặt trước bộ phận chủ ngữ)? Tác giả diễn đạt như vậy nhằm nhấn mạnh ý gì?

a)

Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám

Trên đường ta về lại Thủ đô

Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!

Tố Hữu

b)

Trong xanh ánh mắt

Trong vắt nhãn lồng

Chim ăn nhãn ngọt

Bồi hồi nhớ ông!

Trần Kim Dũng

c)

Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi

Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương

Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố!

Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau!

Tô Hùng

d) Đã qua rồi cái thời túp lều nửa sàn nửa đất, xiêu vẹo dựa vào lưng núi. Ngày nay, bốn mươi ngôi nhà, cột gỗ kê đá tảng, nằm giữa các vườn hoa quả.

Đặng Quang Tình

Đáp án:

Những câu có đảo ngữ:

a)

Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám

b)

Trong xanh ánh mắt Trong

Trong vắt nhãn lồng

c)

Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương

… Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau!

d) Đã qua rồi cái thời túp lều nửa sàn nửa đất, xiêu vẹo dựa vào lưng núi.

– Diễn đạt như vậy nhằm nhấn mạnh các ý nêu trong bộ phận vị ngữ (“Đã tan tác”, “Đã sáng lại”; “Trong xanh”, “Trong vắt”; “Rắc trắng vườn nhà”, “Sáng cả đôi bờ”; “Đã qua rồi”).

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Đảo ngữ là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm