Bộ Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn năm học 2023 - 2024
Bộ Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Ngữ văn
có đáp án
Mời các bạn tham khảo Bộ Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn do VnDoc biên soạn sau đây. Bộ Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn được biên soạn bám sát đề thi thực, giúp các em luyện kỹ năng đọc hiểu cũng như hoàn thiện kĩ năng viết một bài văn, đoạn văn sao cho thật hoàn chỉnh. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề khảo sát chất lượng số 1
I. Đọc hiểu văn bản (5đ):
Câu 1 (2,5đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa ấy dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.
a. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5đ)
b. Những hạt lúa được tác giả miêu tả như thế nào? (1đ)
c. Hãy liệt kê những trạng ngữ mà tác giả sử dụng trong đoạn trích. (1đ)
Câu 2 (2đ): Chép lại chính xác 02 câu ca dao về tình cảm gia đình và 02 câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Câu 3 (0,5đ): Kể ra 05 cặp từ trái nghĩa.
II. Tập làm văn (5đ):
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”?
Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn - Đề số 1
Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (2,5đ):
a. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm: Một thứ quà của lúa non - Cốm của tác giả Thạch Lam.
b. Những hạt lúa được miêu tả: Trong cái vỏ xanh, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa ấy dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống.
c. Những trạng ngữ trong đoạn trích: Trong cái vỏ xanh kia; Dưới ánh nắng.
Câu 2 (2đ):
Học sinh tự tìm và ghi lại các câu ca dao theo chủ đề của đề bài.
Câu 3 (0,5đ):
Cảm nghĩ về tình mẫu tử: học sinh tự nêu những cảm nhận của mình bằng đoạn văn ngắn.
Học sinh tự tìm 05 cặp từ trái nghĩa (VD: đen - trắng,…)
II. Tập làm văn (5đ):
Dàn ý Phân tích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
2. Thân bài
a. Giải thích
Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả của các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên.
Nguồn: Là nơi khởi đầu, xuất phát của dòng nước, cũng có nghĩa là yếu tố tạo ra thành quả hiện tại mà con người đang hưởng thụ.
→ Lời khuyên bảo, nhắc nhở người sau biết trân trọng và nhớ về công ơn, thành quả mà người đi trước gây dựng.
b. Phân tích
Không có thành quả nào mà không do công sức lao động tạo nên. Vì thế nhớ nguồn thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn và sự đền đáp xứng đáng của người đời sau dành cho thế hệ đi trước.
Lòng biết ơn là nền tảng vững chắc giúp cho chúng ta gắn bó với người đi trước, với tập thể, tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết.
c. Bàn luận
(Nêu những biểu hiện của “Uống nước nhớ nguồn”).
Biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng và nền văn hóa rạng rỡ của dân tộc → tích cực học tập và lao động góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
Có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa văn hoá của dân tộc.
Biết sử dụng thành quả lao động một cách đúng đắn.
d. Phản biện
Nêu mặt trái của vấn đề: trong cuộc sống vẫn còn nhiều người chưa có ý thức trách nhiệm, chưa thực sự hiểu biết về công ơn của thế hệ trước,… → đáng bị chỉ trích.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề và liên hệ bản thân.
Đề khảo sát chất lượng số 2
I. Đọc hiểu văn bản (5đ):
Câu 1 (2đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh liệt lạ lùng của văn chương hay sao?
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? (0,5đ)
b. Liệt kê những tính từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích. (0,5đ)
c. Từ đoạn trích trên hãy cho biết văn chương có vai trò thế nào đối với đời sống con người? (1đ)
Câu 2 (1đ): Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ minh họa?
Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo ngang trong đó có sử dụng phép liệt kê.
II. Tập làm văn (5đ):
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn - Đề số 2
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (2đ):
a. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm: Ý nghĩa văn chương của tác giả Hoài Thanh.
b. Những tính từ được tác giả sử dụng: vui, buồn, mừng, giận, lạ lùng, phù phiếm, chật hẹp, thâm trầm, rộng rãi.
c. Vai trò của văn chương đối với đời sống con người: gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, làm cho cuộc đời trở nên thâm trầm, rộng rãi hơn, con người cảm nhận được và rung động trước xúc cảm của người khác.
Câu 2 (1đ):
Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Ví dụ về câu đặc biệt: học sinh tự lấy ví dụ.
Câu 3 (2đ):
- Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:
Sau khi học bài thơ Qua đèo ngang, em có những cảm xúc và ấn tượng gì?
Những chi tiết nào làm em thích thú? (liệt kê)
Qua bài thơ, e rút ra được những điều gì?
....
Xem tiếp đáp án tại: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn (Đề 2)
Đề khảo sát chất lượng số 3
I. Đọc hiểu văn bản (5đ):
Câu 1 (2đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? (0,5đ)
b. Giải thích tại sao tác giả cho rằng: tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay? (1đ)
c. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn trích. (0,5đ)
Câu 2 (1đ): Tìm 5 cặp từ đồng nghĩa nói về quê hương đất nước, phẩm chất con người.
Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu đi học; trong đó có sử dụng từ láy.
II. Tập làm văn (5đ):
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Đáp án đề khảo sát số 3: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn (Đề 3)
Đề khảo sát chất lượng số 4
I. Đọc hiểu văn bản (5đ):
Câu 1 (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. […]
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
a. Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu? (1đ)
b. Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng. (1đ)
c. Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì? (1đ)
Câu 2 (2đ): Viết đoạn văn nêu nội dung chính của bài thơ Bánh trôi nước trong đó có sử dụng quan hệ từ.
II. Tập làm văn (5đ):
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.
Đáp án đề khảo sát số 4: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn (Đề 4)
Đề khảo sát chất lượng số 5
I. Đọc hiểu văn bản (5đ):
Câu 1 (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Không sợ sai lầm
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một phần đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. […]
(Theo Hồng Diễm)
a. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì? (0,5đ)
b. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1đ)
c. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng. (1,5đ)
Câu 2 (2đ): Đoạn trích trên đã giúp em rút ra những bài học gì cho bản thân (Trình bày bằng đoạn văn).
II. Tập làm văn (5đ):
Em hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đáp án đề khảo sát số 5: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn (Đề 5)
Đề khảo sát chất lượng số 6
I. Đọc hiểu văn bản (5đ):
Câu 1 (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
”Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
a. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5đ)
b. Nêu nội dung chính của bài thơ. (1đ)
c. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng. (1,5đ)
Câu 2 (2đ): Qua đoạn thơ trên, viết đoạn văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của tuổi thơ em.
II. Tập làm văn (5đ):
Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Đáp án đề khảo sát số 6: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn (Đề 6)
Đề khảo sát chất lượng số 7
I. Đọc hiểu văn bản (5đ):
Câu 1 (2,5đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
a. Em có nhận xét gì về những từ “lợi” trong bài ca dao này? (0,5đ)
b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao là gì? Nêu tác dụng. (1đ)
c. Tìm thêm 02 bài ca dao, đồng giao, tác phẩm có lối chơi chữ. (1đ)
Câu 2 (2đ): Viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh thiên nhiên trong đó có sử dụng từ đồng âm.
II. Tập làm văn (5đ):
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đáp án đề khảo sát số 7: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn (Đề 7)
Đề khảo sát chất lượng số 8
I. Đọc hiểu văn bản (5đ):
Câu 1 (2,5đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
a. Bài thơ này có tên là gì? Của tác giả nào? (0,5đ)
b. Nêu nội dung chính của bài thơ. (1đ)
c. Tìm thêm 02 bài ca dao bắt đầu bằng “Thân em”. (1đ)
Câu 2 (2,5đ): Thế nào là câu đặc biệt? Viết một câu chuyện ngắn trong đó có sử dụng câu đặc biệt.
II. Tập làm văn (5đ):
Chứng minh rằng mỗi chúng ta đều cần thực hành tốt lối sống tiết kiệm.
Đáp án đề khảo sát số 8: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn (Đề 8)
Đề khảo sát chất lượng số 9
I. Đọc hiểu văn bản (5đ):
Câu 1 (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ)
b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1đ)
c. Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng. (1,5đ)
Câu 2 (2,5đ): Thế nào là câu rút gọn? Viết một câu chuyện ngắn trong đó có sử dụng câu rút gọn.
II. Tập làm văn (5đ):
Giải thích câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Đáp án đề khảo sát số 9: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn (Đề 9)
Đề khảo sát chất lượng số 10
I. Đọc hiểu văn bản (5đ):
Câu 1 (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
a. Bài thơ trên có nhan đề là gì? Của tác giả nào? (0,5đ)
b. Nêu nội dung chính của bài thơ. (1đ)
c. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tác giả. (1,5đ)
Câu 2 (2đ): Viết đoạn văn (từ 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi.
II. Tập làm văn (5đ):
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Rằm tháng giêng.
Đáp án đề khảo sát số 10: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn (Đề 10)
---------------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Bộ Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn. Để xem thêm các đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp các đề thi KSCL đầu năm lớp 8 của các môn khác nhau, là tài liệu hay cho các em tham khảo luyện đề, cũng như các thầy cô giáo ôn luyên cho học sinh.
Ngoài tài liệu môn Ngữ văn, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu học tập lớp 8 khác mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.