Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu tục ngữ "Hữu thân hữu khổ" nói đến điều gì?

Câu tục ngữ "Hữu thân hữu khổ" nói đến điều gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Câu tục ngữ "Hữu thân hữu khổ" nói đến điều gì?

  1. Đoàn kết.
  2. Trung thực.
  3. Tự lập.
  4. Tiết kiệm.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Tự lập.

=> Câu tục ngữ "Hữu thân hữu khổ" nói đến tính tự lập.

1. Tự lập là gì?

- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình: Không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác.

2. Biểu hiện của tính tự lập

- Biểu hiện của tính tự lập trong học tập:

+ Tự giác học bài, làm bài tập về nhà

+ Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học

+ Nhờ bạn giúp đỡ nếu gặp bài quá khó chưa làm được.

- Biểu hiện của tính tự giác trong sinh hoạt:

+ Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà sau giờ học tập

+ Tự giặt giũ quần áo của mình

+ Tự giác chăm sóc và chơi với em để bố mẹ làm việc

+ Giúp đỡ ông bà những việc trong gia đình.

3. Ý nghĩa của tính tự lập

+ Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống

+ Họ xứng đáng được mọi người kính trọng.

4. Học sinh cần rèn luyện tính tự lập bằng cách

+ Rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.

+ Rèn luyện lúc đi học.

+ Rèn luyện lúc đi làm.

5. Bài văn mẫu nghị luận về tính tự lập

Nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp La Fontaine từng nói: “Hãy tự giúp mình và thiên đường sẽ giúp ta”. Cuộc sống của chúng ta luôn là một chặng đường dài đầy khó khăn, thử thách, nhưng không ai có thể sống thay chúng ta, không ai có thể đi bằng đôi chân của chúng ta ngoài chính bản thân ta cả. Chính bởi lẽ đó mà tự lập trở thành một đức tính vô cùng quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu đối với con người mà thiếu nó, con người mãi mãi không thể trưởng thành.

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là tự lập? Tự lập hiểu một cách đơn giản là tự lên kế hoạch cho cuộc đời mình, quyết đoán, độc lập, tự hành động, tự bước đi trên đôi chân của mình, không phụ thuộc, “há miệng chờ sung”, chờ đợi vào sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là một cách sống tốt đẹp thể hiện bản lĩnh của con người trước cuộc đời.

Vì sao chúng ta cần phải sống tự lập? Bởi cuộc đời của chúng ta là do chúng ta làm chủ, không ai có thể ở bên cạnh giúp đỡ, che chở ta suốt đời, kể cả bố mẹ rồi cũng sẽ rời xa chúng ta vào một ngày nào đó. Trong khi đó, thế giới ngoài kia lại luôn đầy rẫy những thách thức chông gai chờ đợi con người. Amelia Earhart từng nói: “Một vài người trong chúng ta có những đường băng lớn được xây sẵn dành cho mình. Nếu bạn có đường băng như vậy, hãy cất cánh. Nhưng nếu bạn không có, hãy nhận thức được trách nhiệm của bạn là cầm xẻng lên và tự xây lấy cho mình, và cho những người sẽ theo sau bạn”. Khi có tính tự lập, chúng ta sẽ trở nên có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, biết tự lập kế hoạch, tự hành động, tự vượt qua khó khăn. Cùng với đó, sự tự lập cũng kích thích sự sáng tạo của con người, nhận thức toàn diện, bao quát hơn về mọi mặt, mọi vấn đề xã hội. Từ đó, con người trở nên bản lĩnh hơn mỗi ngày, dạn dày kinh nghiệm, trưởng thành hơn và làm chủ được cuộc sống của chính mình, góp phần cải thiện xã hội. Khi biết tự lập, thì dù mọi người có quay lưng lại với chúng ta, ta vẫn có thể tiếp tục đứng vững và bước đi: “Khi người ta quay lưng lại với bạn, hãy học cách làm ấm bàn tay phải bằng bàn tay trái của mình”.

Không có tính tự lập, chúng ta dễ trở nên lạc lối, mất phương hướng nếu thiếu đi sự giúp đỡ của người khác, trở nên mềm yếu, ỷ lại, rồi sẽ quên đi cách đi bằng đôi chân chính mình như thế nào. Chúng ta không nên quên rằng, kể cả khi có sự trợ giúp từ người khác, họ có thể xây cho ta đường băng, nhưng chúng ta cũng phải là người tự cất cánh: “Giúp lời, không ai giúp của; giúp đũa, không ai giúp cơm”. Vả lại, tất cả những gì có được nhờ bàn tay của người khác cũng thường mỏng manh, dễ tan biến. Tôi đã từng đọc được ở đâu đó rằng: “Phụ nữ nên phải hiểu rằng, mọi chuyện đều phải dựa vào bản thân, đừng bao giờ hoang đường cho rằng có thể dựa dẫm bất kỳ ai. Tiền, tự mình làm ra. Yêu, tự bản thân yêu lấy chính mình. Hạnh phúc, tự mình cảm nhận”. Quả thật, mọi thành quả chỉ khi do tự mình tạo dựng mới có thể cảm nhận được hết ý nghĩa của nó, mới có thể mang đến cho ta hạnh phúc thực sự.

Tự lập là một phẩm chất tốt đẹp cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ bằng những việc làm hết sức đơn giản: tự mình giặt quần áo, tự làm bài tập về nhà,… những hành động nhỏ sẽ góp phần tạo nên thói quen tích cực, lối sống độc lập. Các bậc phụ huynh cũng cần tạo điều kiện cho con trẻ được tự do sáng tạo, tự làm những việc phù hợp vơi sức của mình. Thật đáng buồn khi hiện nay vẫn còn không ít những người thiếu tự lập, chỉ biết ỷ lại, dựa dẫm vào cha mẹ, luôn tìm cách thoái thác trách nhiệm,… làm ảnh hưởng đến cả xã hội.

Đương nhiên, cũng cần hiểu rõ rằng tự lập không đồng nghĩa với cô lập, tách mình ra khỏi đời sống xã hội. Sự sống và sự phát triển của con người không nằm ngoài sự sống lớn của cộng đồng, không ai có thể một mình làm tất cả mọi thứ. Bên cạnh tính tự lập, con người còn cần rèn luyện cho mình một thái độ sống chan hòa, cởi mở, biết giúp đỡ, sẻ chia những người xung quanh và nhận sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết.

Tóm lại, có thể nói rằng tự lập chính là tự do, tự chủ. Tự lập là một thái độ sống tích cực của con người thời đại mới mà chúng ta cần tích lũy.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu tục ngữ "Hữu thân hữu khổ" nói đến điều gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm