Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học

Chúng tôi xin giới thiệu bài Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đề bài: Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản tôi đi học.

Trả lời:

- Chủ đề văn bản: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.

Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên

- Nhan đề tác phẩm: Tôi đi học

- Nhiều câu văn nhắc tới kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:

+ Hằng năm, cứ vào cuối thu…

+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy…

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

, Văn bản Tôi đi học là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về “cảm giác trong sáng” nảy nở trong buổi tựu trường đầu tiên.

- Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng in sâu vào trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời

+ Nao nức, quên thế nào được, tưng bừng, rộn rã, rụt rè, trang trọng, đứng đắn, âu yếm, non nớt, ngây thơ, ngập ngừng, thút thít…

- Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp (chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên)

+ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,lần này tự nhiên thấy lạ

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học

+ Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa

+ Cảm thấy mình trang trọng

+ Trước đó, trường đối với tôi là một nơi xa lạ

+ Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ

+ Cảm thấy mình chơ vơ…

Tất cả đều tập trung thể hiện chủ đề văn bản.

Phân tích văn bản Tôi đi học

Ngày đầu tiên đi học

Mẹ dắt em tới trường

Em vừa đi vừa khóc

Mẹ dỗ dành yêu thương…

Có lẽ trong mỗi chúng ta, ai cũng mang trong mình những kí ức khó phai của tuổi học trò, đặc biệt là những kỉ niệm mơn man của ngày đầu tiên đi học. Nhà văn Thanh Tịnh cũng vậy. Và bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả khi tái hiện lại những cảm xúc trong trẻo, tinh khôi nhất của đời người trong tác phẩm Tôi đi học.

Thanh Tịnh viết được nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. Các truyện ngắn của ông đều thấm đượm cảm xúc êm dịu, trong trẻo, vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào sâu lắng. Giọng văn nhẹ nhàng thủ thỉ mà thấm thía khó quên. Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941 là một tác phẩm như vậy. Đây là thiên hồi ức rất xúc động về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.

Bố cục bài văn được sắp xếp theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khỉ phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên.

Thiên nhiên mang trong mình sức mạnh lạ kì, có thể dẫn dắt ta về với những kí ức xa xưa và thiên nhiên trong tác phẩm đã làm được điều đó. Những chuyển biến khi đất trời vào thu đã làm cho tác giả nhớ về miền kí ức xa xôi mà tươi đẹp: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

Nghệ thuật so sánh được tác giả sử dụng khéo léo, kết hợp với những hình ảnh giàu sức gợi cảm đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên mùa thu thơ mộng với sắc lá vàng phai, với màu mây bạc lãng đãng trôi trên bầu trời mênh mông, xanh thẳm. Trên cái phông nền nên thơ ấy là “hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường” khiến cho nhà văn chìm trong cảm giác mơn man và bồi hồi nhớ lại ngày đầu tiên đi học của mình.

Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp tự sự, miêu tả và bộc lộ cảm xúc đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của bài văn.

Kỉ niệm ngày nào như những thước phim quay chậm dần dần tái hiện lại những kí ức của năm xưa: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ của cậu bé khi được mẹ dắt đi trên con đường tới trường được diễn tả rất tinh tế: “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ…” cảnh vật chung quanh đều thay đổi. Cậu bé đã nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của sự lạ lùng ấy: vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Đi học, đó là một sự kiện trọng đại trong đời. Điều đó có nghĩa là cậu bé đã lớn và từ nay, cậu sẽ “không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa”. Ý nghĩ ngây thơ trong sáng và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đi học đầu tiên hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào!

Cậu bé không chỉ thấy sự thay đổi của khung cảnh bên ngoài mà còn thấy cả sự thay đổi lớn lao trong con người mình. Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật cậu bé trên đường tới trường thật chân thực: “Trong chiếc áo vải dù đen dài, tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận…” Đọc đến đây, có lẽ trong chúng ta cũng bồi hồi khi cảm giác như ta đang nhìn thấy chính mình bằng da bằng thịt của những ngày xưa. Chính bút pháp miêu tả khéo léo kết hợp với ngôn ngữ giàu sức biểu cảm mà tác giả đã làm được điều này. Trong ngày đầu tiên đi học, được mặc bộ quần áo mới, cậu thấy mình đã là người lớn cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi.

Không muốn thua kém bạn bè và muốn tỏ ra là mình đã lớn, cậu xin mẹ được cầm cả bút thước. Nghe mẹ bảo để mẹ cầm thì trong óc cậu bé nảy ra ý nghĩ thật ngây thơ: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Nhớ lại tâm trạng của mình thuở ấy, tác giả thú vị nhận xét: “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Hình ảnh so sánh trong câu văn trên vừa đẹp đẽ, trong sáng vừa khiến chúng ta chìm trong dòng suối mát khi nghĩ về những kỉ niệm của chính mình.

Cậu bé choáng ngợp khi nhìn thấy cảnh sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt vui tươi và sáng sủa. Cậu nhớ lại cảm tưởng của mình về ngôi trường lúc cậu chưa đi học, đó là thái độ dửng dưng:

“Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.” Nhưng giờ đây, lúc sắp sửa thành học trò, cậu bỗng thấy ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường và mình quá nhỏ bé so với nó. Vì vậy, cậu đâm ra lo sợ vẩn vơ. Trước mắt cậu là cả một thế giới mới mẻ, bao la. Cậu và những học sinh mới như những chú chim non đứng trước tổ và khát khao được sải cánh tung bay trên bầu trời lớn rộng.

Khi học trò xếp hàng vào lớp, rời xa tay mẹ, cậu bé cảm thấy chơ vơ vì “chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả.” Những hình ảnh được tả thực đến từng chi tiết. Buổi học đầu tiên, các cô cậu học trò sáu, bảy tuổi phải thử sức với chính mình. Giây phút đợi chờ thầy gọi tên vào lớp cũng đầy thấp thỏm, lo âu: “Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mấy cậu học trò đến đứng trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.” Cậu bé bỗng cảm thấy sợ hãi khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ. Trong đám trẻ, những tiếng khóc bật ra khiến cậu bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ… nức nở khóc theo. Cậu hoang mang vì cảm thấy chưa lần nào thấy xa mẹ… như lần này.

Khi đã ngồi yên trong lớp và đón nhận giờ học đầu tiên, cậu cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật xung quanh, kể cả với người bạn ngồi bên cạnh. Cậu đưa mắt ra khung trời cửa sổ, ngước nhìn theo cánh chim và rồi trở về với thực tại: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc:

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm