Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch hay nhất

Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch hay nhất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đoạn văn mẫu 1

Hiện nay tình hình giao thông tại thành phố có rất nhiều vấn đề phải nói trong đó có vấn đề ùn tắc giao thông. Các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc là do những lí do sau: Gần trường học, có đường ray xe lửa đi qua, thường xuyên gặp nước khi trời mưa, hệ thống tín hiệu đèn giao thông bị hỏng mà không có sự can thiệp kịp thời của CSGT, và ý thức của người dân… chống ùn tắc giao thông là vấn đề của toàn xã hội, chứ không phải của riêng ngành giao thông, công an. Về lâu dài nên mở rộng diện tích đất khu trung tâm TP HCM ra ngoại ô, tức là giãn dân ra xa khu trung hành chính hiện ra để thực hiện vấn đề trên không còn cách nào là phải quy hoạch lại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện ra xa trung tâm hiện nay. Nhưng hiện tại cần khắc phục ùn tắc giao thông bằng một số giải pháp sau: 1 là bố trí tín hiệu đèn giao thông theo chiều kim đồng hồ (hoặc ngược lại). Tại một thời điểm thì chỉ có một hướng được lưu thông. Hai là nâng cao ý thức người dân thông qua biện pháp tuyên truyền mà mỗi học sinh, đoàn viên thanh niên là lực lượng chính. Ba là giải quyết các điểm thường xuyên ngập nước khi trời mưa. Hãy cùng nhau xây dựng thành phố này thành một trong những thành phố nổi tiếng của khu vực, và xa hơn là cả thế giới.

Đoạn văn mẫu 2

Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: Cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

Đoạn văn mẫu 3

Ông đồ là một tác phẩm chứa đựng nỗi niềm hoài cổ về một lớp người đã đi vào dĩ vãng. Bởi vào thời điểm đó, Hán học đã suy tàn, văn hóa phương Tây tràn đến dưới sự thống trị của ngoại bang dần dần xâm lấn văn hóa đương thời. Những lớp người xưa cũ như ông đồ trở thành một người thừa của xã hội ấy, không ai quan tâm, chẳng ai hay biết. Người ta nhắc tới ông đồ chỉ như nhắc tới một quá khứ xa xôi, khi mà Nho học còn được trọng vọng với một sự hoài niệm đầy xót xa.

Đoạn văn mẫu 4

“Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo (1).Tuy vậy, theo Xuân Diệu – tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng (2). Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính (3). Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa (4).Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: Mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ (5). Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”

1. Khái niệm đoạn văn

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, được qui ước bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.

2. Ví dụ về đoạn văn

“Vì ông lão yêu làng tha thiết nên vô cùng căm uất khi nghe tin dân làng theo giặc (1). Hai tình cảm tưởng chừng mâu thuẫn ấy đã dẫn đến một sự xung đột nội tâm dữ dội (2). Ông Hai dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù (3). Đây là một nét mới trong tình cảm của người nông dân thời kì đánh Pháp (4). Tình cảm yêu nước rộng lớn hơn đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê (5). Dù đã xác định như thế, nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình yêu đối với quê hương; vì thế mà ông xót xa cay đắng” (6).

Về nội dung:

- Chủ đề của đoạn văn trên là: tâm trạng mâu thuẫn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Chủ đề này tập trung khái quát ở câu 1, 2.

- Đoạn văn trên có ba phần:

+ Câu 1, 2 là phần mở đoạn. Phần này chứa đựng ý khái quát của cả đoạn văn, gọi là câu chủ đề. Câu chủ đề có thể là một hoặc hai câu văn.

+ Câu 3, 4, 5 là phần thân đoạn. Phần này triển khai đoạn văn, mỗi câu văn đề cập tới một biểu hiện cụ thể của chủ đề, liên quan tới chủ đề của đoạn văn.

+ Câu 6 là phần kết đoạn. Phần này khắc sâu chủ đề của đoạn văn.

- Đây là đoạn văn có kết cấu đầy đủ cả ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Khi viết đoạn văn, không phải bao giờ cũng nhất thiết có đủ ba phần như vậy. Ví dụ: Đoạn quy nạp, câu mở đầu đoạn không chứa đựng ý khái quát mà là câu cuối cùng; đoạn diễn dịch, câu cuối cùng kết thúc đoạn không chứa đựng ý khái quát, chủ đề đã được nêu rõ ở câu mở đoạn.

Về hình thức:

- Đoạn văn trên được tạo thành bằng 6 câu văn được liên kết với nhau bằng các phép liên kết hình thức: phép thế, phép lặp.

- Đoạn văn trên được viết giữa hai dấu chấm xuống dòng, chữ cái đầu đoạn được viết lùi vào một chữ và viết hoa.

3. Một số kiểu đoạn văn thường gặp.

- Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên cạnh đó là đoạn văn có kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,…

4. Khái niệm về đoạn văn diễn dịch.

Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh họa, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch hay nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm